Nhận định chứng khoán tuần từ 23-27/11: Khả năng xuất hiện một đợt điều chỉnh khá sâu
VN-Index đã “chạm” đến vùng kháng cự 990-1.000 điểm, đây được đánh giá là vùng rất “nhạy cảm” về mặt tâm lý nên thị trường có thể gặp áp lực rung lắc và điều chỉnh.
Nhận định chứng khoán tuần từ 23-27/11: Khả năng xuất hiện một đợt điều chỉnh khá sâu. Ảnh: Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Tuần qua (từ 16-20/11), thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến rất tích cực với thanh khoản tăng cao và khối ngoại mua ròng. VN-Index đã “chạm” đến vùng kháng cự 990-1.000 điểm, đây được đánh giá là vùng rất “nhạy cảm” về mặt tâm lý nhà đầu tư nên giới phân tích từ các công ty chứng khoán cho rằng, thị trường sẽ gặp áp lực rung lắc và điều chỉnh. Dù vậy, xu hướng tổng thể của thị trường vẫn được đánh giá tích cực trong ngắn hạn.
*Yếu tố để thị trường trông đợi
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), dù thị trường ghi nhận diễn biến tích cực về mặt điểm số nhưng rủi ro đang gia tăng khi chỉ số VN-Index đã tiệm cận vùng cản tâm lý và cũng là vùng kháng cự mạnh 990-1.000 điểm. Lực bán nhiều khả năng sẽ xuất hiện từ vùng kháng cự này khiến chỉ số VN-Index khả năng xuất hiện một đợt điều chỉnh khá sâu.
Ông Trần Xuân Bách, phụ trách mảng phân tích thị trường Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt-BVSC nhận định, VN-Index sẽ tiên vào vùng kháng cư 990-1.000 điêm trong tuần tới.
Đây la vùng can tâm lý manh nên thi trương sẽ găp áp lưc rung lắc điều chinh manh khi tiêp cận. Diễn biên thi trương trong tuân tơi có thê sẽ có sư giằng co và phân hóa manh giữa các dòng cổ phiêu. Dòng tiền sẽ bắt đâu có sư luân phiên dich chuyên qua các nhóm cổ phiêu chưa tăng nhiều đê tìm kiêm lơi nhuận.
Dù vậy, theo vị chuyên gia này, về tổng thể xu hương thi trương vẫn đươc đanh gia tich cưc trong ngắn han vơi sư tham gia manh mẽ cua dòng tiền nôi và sư trở lai mua ròng cua khôi ngoai. Do đo, cac nhip điều chinh cua thi trương vẫn đươc xem là các nhip “nghi” cân thiêt đê giúp chi sô tiêp tục hương đên các mưc cao mơi trong thơi gian tơi.
Trong khi đó, nhóm phân tích từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB-MBS cũng có góc nhìn rất tích cực về diễn biến thị trường.
MBS nhận định, việc thị trường có được sự dân dắt manh mẽ từ nhóm bluechips ( cổ phiếu nhận được sự chú ý đặc biệt của mọi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán và mang tính dẫn dắt thị trường) đang cho thây khả năng vượt qua kháng cự 1.000 điêm là rât cao.
Thanh khoản trong 4 phiên tăng gần đây cũng rât tốt nếu so sánh với giai đoan chi số sideway (xu hướng giá dịch chuyển trong vùng được tạo bởi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh) từ tháng 6 trơ đi. Các mã vốn hóa lớn tích lũy dai thời gian qua đang nhập cuôc manh mẽ sẽ là yếu tố đê thị trường trông đợi cho lần vượt cản này.
Về diễn biến giao dịch, kêt thuc tuân giao dich từ 16-20/11, chi sô VN-Index tăng 23,71 điêm lên mưc 990 điêm. VN-Index tăng 4/5 phiên giao dich cua tuân vơi 242 ma tăng va 120 ma giam.
VCB, GAS va HPG la 3 ma hô trơ tich cưc nhât cho mưc tăng cua VN-Index trong tuân qua, đong gop lân lươt 3,44, 4,4 và 5,76 điêm tăng cho chỉ số VN-Index. Trong khi đó, VIC, MSN va BCM la 3 ma co tac đông tiêu cưc nhât lên chi sô, lây đi 3,37, 2,64 va 0,23 điêm của chỉ số VN-Index.
Gia tri giao dich trung binh 5 phiên trên HOSE đat 9.538,99 tỷ đồng/phiên, tăng 24,18% so vơi tuân trươc đó. Khôi ngoai cũng mua rong 456,05 ty đồng trên san HOSE.
Trên san HNX, chi sô HNX-Index kêt thuc tuân giao dich tai mưc 147,21 điêm, tăng 2,47 điêm so với tuần trước đó. Chi sô tăng điêm tai 4 trên 5 phiên giao dich trong tuân vơi 127 ma tăng va 109 ma giam.
Video đang HOT
ACB, PVS va SHS la 3 ma hô trơ tich cưc nhât cho chi sô, đong gop 1,63 điểm, 0,16 điểm va 0,12 điêm của chỉ số HNX-Index. Trong khi đo, SHB, VCG va OCH la 3 ma co tac đông tiêu cưc nhât lên chi sô, lây đi 0,28, 0,10 va 0,06 điêm của chỉ số HNX-Index.
Gia tri giao dich trung binh 5 phiên trên san HNX đat 1.085,66 ty đồng/phiên, tăng 16,93% so vơi tuân trươc đó. Nha đâu tư nươc ngoai ban rong 14,71 ty đồng trên san này.
Nhóm cổ phiếu thép diễn biến tích cực với HSG tăng 1,8%, HT1 tăng 2,1%, HPG tăng 11,1%, NKG tăng 16,8%, VIS tăng 20,6%, POM tăng 24,6%.
Nhóm sản xuất nhựa – hóa chất cũng tăng rất tích cực với NTP tăng 3,68%, HII tăng 4,87%, PHR tăng 5,21%, BMP tăng 8,59%, AAA tăng 9,33%.
Theo Công ty chứng khoán MB – MBS, sau phiên giảm đầu tuần qua, thị trường chứng khoán trong nước tăng 4 phiên liên tiếp vơi mưc thanh khoan cũng liên tục tăng cao, đo la dâu hiêu cho thây thi trương “khoe”.
Những tín hiệu tích cực và lạc quan của thị trường chứng khoán trong nước là khá rõ ràng, trong khi các thị trường chứng khoán thế giới tuần qua diễn biến thất thường.
*Nhà đầu tư “nửa mừng nửa lo”
Tuần qua, thị trường chứng khoán Phố Wall lên xuống thất thường, do nhà đầu tư “nửa mừng nửa lo” trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin tích cực về triển vọng ra đời vắc-xin ngừa COVID-19 song song với nỗi lo ngại về số ca mắc và tử vong do dịch bệnh trên toàn thế giới.
Điểm sáng trong bức tranh tuần này là cả hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều chạm mức cao kỷ lục mới trong phiên đầu tuần (16/11) sau khi Tập đoàn công nghệ sinh học Moderna Inc của Mỹ thông báo vắc-xin thử nghiệm của hãng này đã phát huy tới 94,5% hiệu quả trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2 gây ra dịch COVID-19.
Sang hai phiên tiếp theo, các chỉ số liên tiếp đi xuống khi thị trường chịu sức ép do diễn biến đáng quan ngại về tình trạng tăng vọt các ca mắc COVID-19 có thể dẫn đến những biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội mới.
Đến ngày 19/11, triển vọng đàm phán gói kích thích kinh tế mới tại Mỹ sau khi các nhà lập pháp hàng đầu nước này nhất trí nhóm họp sau nhiều tháng bế tắc đã tiếp động lực cho các chứng khoán Phố Wall đảo chiều đi lên.
Tuy nhiên, đà tăng này không duy trì được lâu khi thị trường rơi vào vùng đỏ trong phiên cuối tuần (20/11). Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,8% và đóng cửa phiên này ở mức 29.263,48 điểm, chỉ số tổng hợp S&P 500 cũng hạ 0,7% xuống 3.557,54 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite lùi 0,4% xuống 11.854,97 điểm.
Tính chung cả tuần, chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm lần lượt 0,7% và 0,8%. Riêng Nasdaq tăng 0,2% so với thời điểm chốt phiên của tuần trước.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Á-Âu giao dịch trái chiều trong phiên ngày 20/11 trong bối cảnh các nhà giao dịch cũng đang “mắc kẹt” giữa sự lạc quan dài hạn về vắc-xin ngừa COVID-19 và nỗi lo về số ca mắc và tử vong do dịch bệnh trên toàn thế giới.
Tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,4% xuống 25.527,37 điểm. Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải tăng 0,4% lên 3.377,73 điểm, còn chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,4% lên 26.451,54 điểm.
Chứng khoán Manila tăng hơn 2% sau khi Ngân hàng trung ương nước này bất ngờ cắt giảm lãi suất trong ngày 19/11.
Chứng khoán Seoul, Singapore, Mumbai và Bangkok cũng tăng. Trong khi đó, chứng khoán Sydney, Wellington, Jakarta và Đài Bắc đi xuống.
Chứng khoán London và Paris mở phiên tăng điểm, song chứng khoán Frankfurt giảm./.
Giao dịch chứng khoán sáng 20/5: VN-Index giữ được sắc xanh, SHB bị bán tháo
Với hơn 251 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung được "giải phóng", nhà đầu tư nắm giữ SHB đã ồ ạt ra hàng, đẩy cổ phiếu này lao xuống mức sàn với dư bán cả chục triệu đơn vị.
Theo thông báo từ Sở GDCK Hà Nội (HNX), hôm nay (20/5) là ngày giao dịch đầu tiên 251.437.035 cổ phiếu niêm yết bổ sung của SHB. Đây là số lượng cổ phiếu Ngân hàng phát hành để trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017 và 2018 cho cổ đông. Như vậy, tổng khối lượng cổ phiếu SHB niêm yết hiện nay là hơn 1,455 tỷ cổ phiếu.
Cổ phiếu SHB trước đó đã có chuỗi tăng giá thần tốc từ đầu tháng 2/2020 từ mức 6.500 đồng (đã điều chỉnh) lên thẳng ngưỡng 18.000 đồng/cổ phiếu giữa tháng 4, tương đương với mức tăng 177% chỉ sau 1 tháng rưỡi.
Tuy nhiên, khi đạt mức giá đỉnh 18.200 đồng, đà tăng của SHB đã bị chặn lại và điều chỉnh dần. Đặc biệt từ đầu tuần qua, cổ phiếu này đã liên tục giảm mạnh trước áp lực bán ra rất lớn của nhà đầu tư để đề phòng lượng cổ phiếu khủng hơn 251 triệu cổ phiếu nhận cổ tức sắp về tài khoản.
Trong tuần qua, cổ phiếu SHB giảm 8,8%, trong đó phiên cuối tuần giảm sàn xuống 15.500 đồng và chuỗi giảm giá tiếp tục duy trì trong 2 phiên giao dịch đầu tuần này.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, đúng như lo ngại của nhiều nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này, ngay khi hơn 251 triệu cổ phiếu trả cổ tức được "giải phóng", áp lực tháo đã diễn ra ồ ạt tại SHB, đẩy cổ phiếu này xuống mức sàn 13.100 đồng với dư bán sàn lên tới gần 15 triệu đơn vị, trong khi tổng khớp hơn 3,2 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản trên HNX.
Sự lao dốc của cổ phiếu vốn hóa lớn thứ 2 sàn HNX này đã kéo HNX-Index giảm mạnh ngay khi mở cửa phiên và duy trì mức giảm 1,9% trong thời gian sau đó.
Chốt phiên sáng, HNX-Index giảm 2,1 điểm (-1,93%), xuống 106,72 điểm với 56 mã tăng và 72 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 25,86 triệu đơn vị, giá trị 245 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,67 triệu đơn vị, giá trị 35,6 tỷ đồng.
Ngoài SHB, các cổ phiếu vốn hóa lớn khác trên HNX đều giảm trong phiên sáng nay. Trong đó, ACB giảm 0,45% xuống 22.100 đồng, khớp 1,66 triệu đơn vị; VCG giảm 1,59% xuống 24.800 đồng, VCS giảm 0,31% xuống 65.300 đồng, PVI giảm 1,27% xuống 31.000 đồng; PVS giảm 0,76% xuống 13.000 đồng, khớp 1,8 triệu đơn vị.
HNX-Index còn giảm mạnh hơn nếu các "má phanh" IDC, DGC, NTP và NVB cũng bị đứt. Trong các mã này, IDC tăng mạnh nhất với 1,74% lên 17.500 đồng, còn NVB tăng 1,27% lên 8.000 đồng, khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Trong các mã nhỏ, KLF cũng có tổng khớp trên 3 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 1.900 đồng. ART và HUT cũng có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, trong đó ART giảm 3,33% xuống 2.900 đồng, còn HUT đứng tham chiếu 2.000 đồng.
Trong khi đó, trên HOSE, sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và các mã trong cùng nhóm khiến VN-Index giằng co nhẹ, nhưng đang có được sắc xanh nhờ sự hỗ trợ của một số cổ phiếu lớn.
Chốt phiên, VN-Index tăng nhẹ 1,73 điểm ( 0,20%), lên 847,65 điểm với 133 mã tăng và 201 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 121,3 triệu đơn vị, giá trị 2.104 tỷ đồng, giảm mạnh 46,8% về khối lượng và 59,3% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 13,86 triệu đơn vị, giá trị 197 tỷ đồng.
Sau chuỗi phiên khởi sắc, cặp đôi cổ phiếu sắt thép bị chốt lời trong phiên sáng nay nên cùng quay đầu giảm nhẹ. Trong đó, HPG giảm 0,38% xuống 26.050 đồng, khớp 6,13 triệu đơn vị, đứng thứ 2 sau STB (7,11 triệu đơn vị), còn HSG giảm 0,31% xuống 9.670 đồng, khớp 5,6 triệu đơn vị, đứng sau HPG.
Trong các mã lớn, VIC đã không còn đi chung đường với 2 người anh em (VHM - VRE) khi đóng cửa giảm nhẹ 0,1% xuống 96.400 đồng. Trong khi đó, VHM tăng 3,14% lên 75.500 đồng, khớp 2,16 triệu đơn vị và VRE tăng 3,01% lên 25.650 đồng, khớp 3 triệu đơn vị.
Các mã lớn khác có sự phân hóa, với sắc xanh tại VCB, VNM, SAB, MSN, GVR, HVN, BVH, EIB, STB..., còn sắc đỏ tại BID, GAS, CTG, TCB, VPB, MBB, VJC, PLX, NVL, MWG, FPT, POW...
Tuy nhiên, mức tăng, giảm không đáng kể, trong đó STB tăng tốt nhất nhóm với 2,02% lên 10.100 đồng, còn các mã giảm cũng chỉ trên dưới 1%.
Trong các mã nhỏ và vừa, cổ phiếu HAG bất ngờ nổi sóng tăng vọt lên mức trần 4.160 đồng, khớp 3,86 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần, dù lúc đầu giảm xuống dưới tham chiếu. Các mã khác cũng phân hóa, nhưng mức tăng giảm cũng không lớn.
Trong khi đó, UPCoM với sự hỗ trợ của các mã bluechip lại duy trì đà tăng suốt phiên giao dịch sáng nay.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,24 điểm ( 0,45%), lên 54,04 điểm với 75 mã tăng và 69 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 11 triệu đơn vị, giá trị 203 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1 triệu đơn vị, giá trị 24,4 tỷ đồng.
Sau báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020 với lợi nhuận tăng đột biến 600%, cổ phiếu VGI được săn đón sáng nay. Chốt phiên, VGI tăng 7,04% lên 30.400 đồng, khớp hơn 2,1 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường UPCoM.
Trong khi đó, BSR đảo chiều giảm 1,52% xuống 6.500 đồng, khớp 1,19 triệu đơn vị và LPB giảm 1,32% xuống 7.500 đồng, khớp 1,14 triệu đơn vị.
Thị trường còn được hỗ trợ bởi các mã lớn khác là ACV ( 3,33%), VEA ( 5,07%), CTR, VGT, VTR.
Công ty chứng khoán thời công nghệ lên ngôi Từ cắt giảm chi phí cho đến miễn phí giao dịch hoàn toàn, các công ty chứng khoán đang có những chuyển mình mạnh mẽ, vừa để thu hút khách hàng, vừa bắt kịp xu hướng của những thị trường chứng khoán lớn trong kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp 4.0. Qua năm tháng, các công ty chứng khoán có sự phát...