Nhận định chứng khoán tuần tới: Xu hướng phục hồi có thể sẽ tiếp diễn
Thị trường chứng khoán tuần qua (từ 14 -18/9) diễn biến khá tích cực. Chỉ số VN – Index đã lấy lại mốc 900 điểm đi kèm với việc thanh khoản gia tăng.
Giới phân tích từ các công ty chứng khoán cho rằng, thị trường vẫn đang trong xu hướng phục hồi tích cực và hướng lên các ngưỡng kháng cự cao hơn.
Chứng khoán trong nước tăng điểm
Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, xu hướng phục hồi vẫn đang tiếp diễn và VN – Index có thể có cơ hội vượt qua vùng kháng cự 905 điểm (đỉnh cũ tháng 6/2020) và hướng lên thử thách ngưỡng kháng cự mục tiêu 940 điểm. Trong khi đó, HNX – Index cũng có diễn biến tương tự, ngưỡng kháng cự tiếp theo có thể quanh vùng 134,4 điểm.
“Nhìn chung, thị trường vẫn đang trong xu hướng phục hồi tích cực và hướng lên các ngưỡng kháng cự cao hơn. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng các phiên rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục của mình vào các cổ phiếu có cơ bản tốt, thu hút được dòng tiền mạnh và có dự báo kết quả kinh doanh quý 3 tăng trưởng khả quan”, chuyên gia của PHS nêu quan điểm.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC, sau chuỗi ngày tích lũy và thị trường đã có một phiên cuối tuần bứt lên khỏi vùng sideway (xu hướng giá dịch chuyển trong vùng được tạo bởi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh). Các cổ phiếu tăng giá lan tỏa rộng trên toàn thị trường.
Tuy nhiên khi thị trường tích lũy trong thời gian khá lâu và sau đó “bùng nổ” sẽ ảnh hưởng đến sự chốt lời ngắn hạn. Do vậy, sẽ có áp lực cung đẩy ra thị trường, vì thế công ty chứng khoán này khuyến nghị các nhà đầu tư cần bình tĩnh để có sự thích nghi với các diễn biến tiếp theo.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho rằng, trên góc nhìn kỹ thuật, với phiên tăng cuối tuần, VN – Index đã vượt qua được ngưỡng quan trọng quanh 900 điểm, qua đó mở ra dư địa tăng tiếp theo với kháng cự gần nhất là quanh ngưỡng 910 điểm. Tuy nhiên, việc khối ngoại bán ròng trong tuần qua với khoảng 1.200 tỷ đồng trên hai sàn là một chỉ báo tiêu cực.
SHS dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo (21-25/9), VN – Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm với kháng cự gần nhất quanh mốc 910 điểm.
Thị trường hồi phục trở lại trong tuần qua (từ 14 – 18/9) với thanh khoản khớp lệnh tiếp tục có sự gia tăng. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN – Index tăng 11,98 điểm (1,3%) lên 900,95 điểm; HNX – Index tăng 2,994 điểm (2,4%) lên 129,2 điểm.
Thanh khoản suy giảm so với tuần trước đó do có ít các giao dịch thỏa thuận nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 20 tuần với khoảng hơn 6.700 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.
Cụ thể, giá trị giao dịch trên HOSE giảm 12,6% xuống 30.208 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 3,4% lên 1.773 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 13,6% lên 3.462 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 12,5% lên 290 triệu cổ phiếu.
Video đang HOT
Với việc thị trường hồi phục trở lại trong tuần qua thì gần như toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu chính đều có sự tăng trưởng. Nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin tăng mạnh nhất với 3,1% giá trị vốn hóa, chủ yếu nhờ mức tăng của trụ cột là FPT tăng 4,2%.
Tiếp theo là nhóm nguyên vật liệu với mức tăng 2,7% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu tiêu biểu như HPG tăng 5,1%, HSG tăng 19,3%, NKG tăng 4,7%…
Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng tăng 1,4% giá trị vốn hóa. Cụ thể, VCB tăng 0,7%, CTG (0,8%), BID (1,4%), VPB (1,8%), MBB (5%), TCB (2,3%), ACB (4,3%)…
Nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản cũng có diễn biến tích cực trong tuần qua. Theo đó, cổ phiếu TS4 tăng 9%, IDI tăng 9,3%, MPC tăng hơn 7,8%, ANV tăng 5%, VHC tăng 2,8%.
Ngành dầu khí và công nghiệp có cùng mức tăng 1,8% giá trị vốn hóa; ngành tiện ích cộng đồng tăng 1,1%; tài chính (1,2%), hàng tiêu dùng (1%), dược phẩm và y tế (1,2%), dịch vụ tiêu dùng (1,2%)…
Theo các chuyên gia đến từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB – MBS, phiên cuối tuần qua, thi trương tăng điêm trong bôi canh cac thi trương lơn trên thê giới vân chưa ôn đinh la điêu tich cưc. Tuy vây, sư thân trong cua nha đâu tư khi thi trương cơ sơ tăng trên diên rông va thi trương phai sinh cung co basis (sự khác biệt giữa giá của hợp đồng tương lai và giá trị của tài sản cơ bản) ở mức dương la điêu cân chu y.
“Rât co thê nha đâu tư cân thi trương vươt đinh 905 điêm môt cach ro rang, khi đo mơi thưc sư lôi keo đươc dong tiên đưng ngoai quay trơ lai. Cơ hôi se ro rang hơn nêu thi trương My đa xong nhip điêu chinh”, các chuyên gia từ MBS nhận định.
Chứng khoán thế giới – còn nhiều âu lo
Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp và chỉ số tổng hợp S&P 500 đóng cửa phiên 18/9 dưới mức trung bình của 50 ngày vừa qua lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020.
Diễn biến trên xảy ra trước triển vọng không chắc chắn về một gói kích thích tài chính mới từ Mỹ, quan ngại về căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc và những âu lo về tốc độ phục hồi kinh tế chậm chạp.
Theo đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa phiên 18/9 ở mức 27.657,42 điểm, giảm 244,56 điểm (tương đương 0,9%). Trong khi đó, chỉ số S&P 500 chốt phiên với mức giảm 37,54 điểm (1,1%) xuống còn 3.319,47 điểm.
Chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 116,99 điểm (hơn 1%) xuống còn 10.793,28 điểm. Như vậy, tính chung cả tuần, chỉ số Dow Jones giảm gần 0,1%, chỉ số S&P 500 giảm 0,6% và chỉ số Nasdaq giảm 0,6%.
S&P 500 không phải là chỉ số duy nhất giảm xuống dưới mức kỹ thuật trên trong phiên giao dịch 18/9. Chỉ số công nghệ Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã giảm xuống dưới mức trung bình của 50 ngày, lần đầu tiên sau hơn 4 tháng.
John Kolovos, trưởng chiến lược gia tại Macro Risk Advisors cho rằng, đây có thể không phải là một dấu hiệu tốt vì những diễn biến như vậy “khẳng định thêm rằng quá trình điều chỉnh của thị trường đang diễn ra”. Tuy nhiên, theo ông Kolovos, một sự phục hồi ngắn hạn có thể đang diễn ra, vì “các mức hỗ trợ thực tế đang phát huy tác dụng trên chỉ số cũng như trên cổ phiếu”.
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch 18/9, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu dịu xuống trong khi các ngân hàng trung ương lớn đang tính đến việc triển khai thêm những gói cứu trợ tài chính mới.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 40,93 điểm (0,18%) lên 23.360,30 điểm. Đà tăng của thị trường chứng khoán Nhật Bản diễn ra giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang lạc quan về triển vọng kinh tế Nhật Bản dưới thời của tân Thủ tướng Yoshihide Suga vừa nhậm chức trong tuần này.
Tại thị trường Seoul (Hàn Quốc), chỉ số Kospi cũng tăng nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần nhờ các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào các cổ phiếu Hàn Quốc. Chốt phiên này, chỉ số Kospi tăng 6,23 điểm (0,26%), lên 2.412,40 điểm.
Tuy nhiên, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 lại đi xuống, đánh dấu phiên giảm điểm thứ tư liên tiếp và dẫn tới mức giảm 0,1% trong cả tuần. Đóng cửa phiên 18/9, chỉ số S&P/ASX 200 hạ 18,7 điểm (0,32%) xuống 5.864,50 điểm.
Các thị trường chứng khoán Mumbai của Ấn Độ, Bangkok của Thái lan và Jakarta của Indonesia cũng đồng loạt lên điểm. Tuy nhiên, các thị trường chứng khoán Singapore, Wellington của New Zealand và Manila của Philippines lại đều rơi vào vùng đỏ.
Còn tại Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong đều đóng cửa phiên cuối tuần với sắc xanh mặc dù giới đầu tư vẫn quan ngại về tiến trình đạt được sự đồng thuận giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ về gói kích thích kinh tế mới.
Kết thúc phiên 18/9, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong tăng 114,56 điểm (0,47%) lên 24.455,41 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải cũng tiến 67,65 điểm (2,07%) lên 3.338,09 điểm.
Thị trường hạ nhiệt: Cơ hội để mua vào?
"Về tổng thể, chúng tôi vẫn duy trì đánh giá tích cực về xu hướng thị trường trong thời gian tới. Do đó, các nhịp điều chỉnh của thị trường được xem là cần thiết để giảm bớt sức nóng cho các nhóm cổ phiếu, giúp thị trường tích lũy thêm xung lực và cũng là cơ hội để tham gia vào các nhóm cổ phiếu tiềm năng với mức giá hợp lý", chuyên gia của BVSC lạc quan.
Thị trường hạ nhiệt: Cơ hội để mua vào?
Phiên cuối tuần qua, thị trường mở cửa với mức giảm nhẹ. Đà giảm của thị trường nhanh chóng dừng lại và dần hồi phục, tuy nhiên sự thận trọng vẫn đang bao trùm thị trường. Kết phiên VN-Index tăng nhẹ 0,15 điểm (tương đương 0,02%), chốt tại 888,97 điểm. HNX-Index cũng tăng 0,39 điểm (tương đương 0,31%), đóng cửa ở 126,21 điểm.
Thanh khoản giảm so với phiên trước, thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, với 269,6 triệu cổ phiếu khớp lệnh trên HoSE.
Mặc dù có diễn biến khá tương đồng với VN-Index nhưng nhóm VN30 kết phiên với mức giảm nhẹ 0,04%, với 17 mã giảm giá và 10 mã tăng giá. Hầu hết các mã trong nhóm đều có mức biến động dưới 1%, ngoại trừ CTG ( 1,2%) và nổi trội là HDB ( 3,6%) nhờ thông báo chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu trả cổ tức và cổ phiếu thưởng.
Ngoài nhóm VN30, số cổ phiếu tăng giảm khá cân bằng và nổi bật vẫn đang là nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Vẫn có khá nhiều cổ phiếu trong nhóm này có mức tăng giá ấn tượng như OGC ( 7%), HTN ( 6,9%), DPG ( 6,8%), GEG ( 6,8%), SGR ( 6,9%)...
Khối ngoại quay trở lại bán ròng trên sàn HoSE sau phiên mua ròng mạnh, với giá trị 313,5 tỷ. Nhiều nhất là VHM (-162,3 tỷ), theo sau là HPG (-141 tỷ), KDH (-132,5 tỷ), VNM (-50,9 tỷ), BID (-17,1 tỷ)... Phía mua ròng, nổi bật là PLX ( 155,3 tỷ), tiếp đến là NLG ( 26,5 tỷ), VRE ( 25,4 tỷ), E1VFVN30 ( 21,4 tỷ), FUEVFVND ( 16,9 tỷ) ...
Mặc dù VN-Index vẫn đang thận trọng trong biên độ hẹp nhưng theo nhận định của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường có tín hiệu hỗ trợ nhẹ và áp lực điều chỉnh cũng đã hạ nhiệt. Nếu động thái hỗ trợ vẫn được duy trì thì thị trường có cơ hội phục hồi trở lại để kiểm tra vùng cản 906 điểm.
"Do vậy, nhà đầu tư tạm thời vẫn nên thận trọng, cần quan sát tín hiệu của thị trường", chuyên gia của VDSC khuyến nghị.
Trên quan điểm phân tích kỹ thuât, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho hay tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VN-Index tạm chuyển xuống mức Trung tính, tương tự như tại VN30. Trong khi đó, HNX-Index, VNMidcap, VNSmallcap vẫn duy trì tín hiệu ngắn hạn Tích cực dù HNX-Index,
VNMidcap vẫn đang chạm ngưỡng kháng cự mạnh tại 128 và 960 điểm.
VCSC dự báo trong phiên giao dịch tới, thị trường sẽ có xu hướng điều chỉnh giảm, hiệu ứng này có thể xuất hiện rõ nét hơn tại VN-Index và VN30 - hai chỉ số đã có tín hiệu kỹ thuật kém khả quan hơn.
"Nhiều khả năng hai chỉ số này sẽ hướng về kiểm định ngưỡng hỗ trợ của đường MA20 ngày đang nằm lần lượt tại 875 điểm và 815 điểm. Chúng tôi cho rằng, khi mà hai hỗ trợ này chưa bị vi phạm, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ vẫn có khả năng tranh thủ thu hút dòng tiền khi những VNMidcap hay VNSmallcap điều chỉnh để kiểm định hỗ trợ MA5.
Tuy nhiên, nếu VN-Index không bảo vệ được hỗ trợ tại 875 điểm, áp lực bán chốt lời có thể sẽ diễn ra trên diện rộng hơn. Nhà đầu tư ngắn hạn theo đó vẫn nên duy trì vị thế quan sát", chuyên gia của VCSC nêu quan điểm.
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo VN-Index sẽ tiếp tục có biến động đi ngang với các nhịp tăng giảm đan xen trong vùng được giới hạn bởi ngưỡng hỗ trợ 880-885 điểm và ngưỡng kháng cự 895-905 điểm.
"Về tổng thể, chúng tôi vẫn duy trì đánh giá tích cực về xu hướng thị trường trong thời gian tới. Do đó, các nhịp điều chỉnh của thị trường được xem là cần thiết để giảm bớt sức nóng cho các nhóm cổ phiếu, giúp thị trường tích lũy thêm xung lực và cũng là cơ hội để tham gia vào các nhóm cổ phiếu tiềm năng với mức giá hợp lý", chuyên gia của BVSC lạc quan.
Theo công ty chứng khoán này, các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi bởi các yếu tố vĩ mô và có câu chuyện riêng sẽ tạo được sự quan tâm trở lại của dòng tiền trên thị trường khi đã điều chỉnh về các vùng giá hợp lý.
Cũng trong tuần tới, hoạt động đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 9 sẽ diễn ra vào thứ 5 và hai quỹ ETFs Vaneck và FTSE sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục quý III.
Tháng 8: Vốn ngoại rút ròng mạnh có đáng ngại? Diễn biến phục hồi khá tốt của thị trường trong tháng 8 đi liền với các giao dịch bán ròng lớn của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). VN Index tính đến ngày 26-8 cũng đạt 873 điểm, tiến gần sát tới đỉnh cao nhất của chu kỳ phục hồi trong đại dịch Covid-19 (VN Index đạt đỉnh 900 điểm đầu tháng 6-2020)....