Nhận định chứng khoán 12/8: Thử thách vùng 970 điểm
VN-Index vẫn còn cần thời gian để thử thách ngưỡng 970 điểm. Các công ty chứng khoán vì vậy chưa thay đổi tâm lý thận trọng.
Tâm lý thận trọng ở mức cao (Trung lập)
(Công ty chứng khoán BOS – ART)
Dòng tiền vẫn đang luân chuyển giữa các nhóm ngành được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, đây vẫn là dòng tiền ngắn hạn, tham gia lướt sóng nên thiếu sự bền vững. Do vậy, sự hồi phục của thị trường vẫn khá yếu ớt trong bối cảnh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn ở mức cao. Rủi ro giảm điểm trở lại về các ngưỡng thấp hơn vẫn cần được lưu ý ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư cần tránh mua đuổi trong các phiên tăng điểm và ưu tiên quản trị rủi ro danh mục.
Biến động giằng co (Trung lập)
(Công ty chứng khoán Bảo Việt – BVSC)
Tuần tới, thị trường dự báo sẽ có biến động giằng co, đi ngang trong biên độ 965-983 điểm. VN-Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 965-970 điểm trước khi quay lại quá trình hồi phục. Khối ngoại đang có xu hướng giảm bán ròng trong những phiên gần đây. Áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sẽ tiếp tục giảm dần hoặc chuyển sang mua ròng nhẹ trong thời gian tới.
Xu hướng tăng của thị trường vẫn còn được duy trì (Tăng)
(Công ty chứng khoán MB – MBS)
Về kỹ thuật, thị trường đã lấp GAP thành công và đang gặp ngưỡng cản ở vùng 978 đến 980 điểm. Tổ hợp 4 nến vừa qua có thể tạo vùng trading cho thị trường nghỉ ngơi và tích lũy. Chừng nào mức thấp nhất của 4 nến không bị vị phạm thì xu hướng tăng của thị trường vẫn còn được duy trì. Kịch bản tích cực cho thị trường lúc này là dao động xung quanh ngưỡng hỗ trợ MA50 trước khi có xu hướng mới .
Tiếp tục chiến lược phòng thủ (Trung lập)
Video đang HOT
(Công ty chứng khoán VNDIRECT – VND)
Ở góc độ tích cực thị trường vẫn duy trì được thanh khoản tốt và sự phân hóa nhất định giúp cho tâm lý thị trường bớt u ám cũng như tồn tại các cơ hội. VND bảo lưu quan điểm thận trọng và rủi ro với thị trường ở giai đoạn hiện tại với khuyến nghị giữ tỷ trọng ở mức thấp để dự phòng cho các rủi ro cũng như cơ hội mua hấp dẫn có thể quay lại.
Tâm lý thận trọng (Trung lập)
(Công ty chứng khoán BIDV – BSC)
Thị trường có phiên điều chỉnh nhẹ đi ngược với xu hướng chung trong khu vực. Thanh khoản có tín hiệu đi xuống cho thấy nhà đầu tư vẫn mang tâm lí thận trọng chờ đợi động thái tiếp theo từ phía Mỹ sau khi NHTW Trung Quốc tiếp tục hạ giá đồng NDT. Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng trên cả ba sàn trong phiên hôm thứ Sáu.
Kiểm định lại ngưỡng 970 điểm (Trung lập)
(CTCP Chứng khoán Bản Việt – VCSC)
VN-Index có thể kiểm định lại tính vững chắc của hỗ trợ MA5 tại 970 điểm và quan trọng hơn là hỗ trợ MA50, MA100 tại vùng 968-973 điểm. Nếu tiếp tục có thể đóng cửa trên mốc 973 điểm, chỉ số sàn HOSE có thể tiếp tục kỳ vọng hồi phục về vùng kháng cự ngắn hạn tại 982 điểm. Ngược lại, nếu đóng cửa dưới 968 điểm, nhịp hồi phục của thị trường sẽ đối diện với khả năng kết thúc.
Giữ trạng thái an toàn (Trung lập)
(CTCP Chứng Khoán Kiến Thiết Việt Nam -VNCS)
VNCS khuyến nghị nhà đầu tư giữ tài khoản ở trạng thái an toàn với tỷ trọng cổ phiếu thấp. Nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát và chờ đợi, chưa vội giải ngân quay trở lại thị trường.
Rủi ro đảo chiều đang gia tăng (Trung lập)
(Công ty chứng khoán Rồng Việt – VDSC)
Cả hai chỉ số đều chạm vùng kháng cự và suy yếu nhẹ vào cuối phiên. Có khả năng thị trường sẽ tiếp tục thử thách trong phiên giao dịch tiếp theo nhưng rủi ro đảo chiều đang gia tăng. Do đó, nhà đầu tư tạm thời vẫn nên giữ tài khoản ở mức an toàn.
Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được BizLIVE trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định. BizLIVE và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn/
[Điểm nóng TTCK tuần 05/08 - 11/08] Chứng khiến Việt giằng co mạnh, Chứng khoán thế giới lao dốc
Thị trường chứng khoán Việt giằng co mạnh trong tuần qua. Bên cạnh đó, TTCK thế giới đồng loạt bị nhấn chìm trong cơn bão gió...
1. TTCK Việt Nam diễn ra phân hóa và giằng co mạnh
Tuần qua, những gì diễn ra trên bảng điện cho thấy thị trường có một tuần lễ giằng co. Chính vì thế khả năng bứt phá mạnh mẽ tại vùng này vẫn đang là một dấu hỏi lớn.
Chốt tuần, VN-Index đã đóng cửa ở VN-Index kết thúc tuần giảm 0,23% đạt mức 991,1 điểm; HNX-Index đóng cửa tuần giảm 1,7% dừng tại 974,34 điểm.Thị trường nhìn chung vẫn đang trong giai đoạn phân hóa mạnh, khó dự đoán. Có thể thấy VN-Index trong tuần vừa rồi giao dịch khá phức tạp và chưa rõ xu hướng, điều đó đa phần khiến cho tâm lý nhà đầu tư tuần qua khá dao dộng và lo lắng.
VN-Index 3 tháng gần đây
Thị trường chung trong tuần qua vẫn đi theo xu hướng giằng co. Một số cổ phiếu lớn như GAS,VIC, VHM, VNM, SAB, MSN đều có xu hướng giảm điểm khiến thị trường đôi chút lao đao mất đi lực đỡ. Trái ngược với những mã trụ thì nhóm ngành cảng biển lại có những phiên gần cuối tuần bứt phá.
Theo các chuyên gia VDSC, tính đến cuối tuần vừa qua, nhịp hồi phục của VN-Index đã được mở rộng và chạm vùng kháng cự. Dự kiến, chỉ số sẽ tiếp tục thử thách gần đường EMA(26) trong phiên giao dịch tiếp theo nhưng rủi ro đảo chiều đang gia tăng. Sự phân hóa vẫn diễn ra ngày càng rõ nét giữa các nhóm ngành. Dự kiến thị trường sẽ còn tiếp tục rung lắc trong thời gian tới.
Đối với thị trường CK phái sinh, trước các phiên biến động giằng co của thị trường cơ sở, thị trường phái sinh đã ghi nhận một tuần giao dịch sôi động. Trong khi đó rủi ro vẫn được đánh giá ở mức cao đối với các vị thế giữ lệnh trong trung hạn do diễn biến phức tạp giằng co trên thị trường cơ sở. So với tuần kề trước, thanh khoản HĐ phái sinh tuần qua có sự sụt giảm đáng kể. Hiện nay tổng khối lượng khớp lệnh trung bình của thị trường giao dịch hợp đồng tương lai đạt 89.054 hợp đồng.
2. Chứng khoán thế giới lao dốc
Thị trường chứng khoán Mỹ sau một tuần biến động đã kết thúc ở mức thấp hơn tuần trước, chủ yếu do sự sụt giảm mạnh vào ngày thứ 2. Chỉ số Dow Jones Industrial Average đóng cửa ở 26.485 điểm (giảm 0,75%), chỉ số S&P 500 đóng cửa ở 2.918 điểm (giảm 0,48%) và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở 7.959 điểm (giảm 0,56%).
Nhóm cổ phiếu năng lượng có diễn biến tồi tệ nhất trong khi nhóm cổ phiếu bất động sản và hàng tiêu dùng lại có diễn biến tích cực hơn. Nguyên nhân của sự sụt giảm vào ngày thứ 2 là đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vượt mức 7,0 nhân dân tệ/đô la Mỹ, một ngưỡng chưa từng bị phá vỡ trong thập kỷ qua, khiến các nhà đầu tư lo lắng về bất ổn trong thị trường tài chính toàn cầu. Đồng thời Nhà Trắng đã chính thức cáo buộc cho Trung Quốc thao túng tiền tệ, khiến tâm lý các nhà đầu tư càng thêm tiêu cực.
Thị trường chứng khoán châu Âu giảm điểm trong tuần khi các biến động của thị trường ngày càng tăng cao. Chỉ số FTSE 100 của Anh đóng cửa ở 7.253 điểm (giảm 2,08%), chỉ số DAX 30 của Đức đóng cửa ở 11.693 điểm (giảm 1,51%) và chỉ số CAC 40 của Pháp đóng cửa ở 5.327 điểm (giảm 0,6%). Tuy nhiên khối lượng giao dịch ở thị trường châu Âu không sôi động, cho thấy sự thiếu nhiệt tình của nhà đầu tư.
Dữ liệu vĩ mô được công bố vào thứ Tư cho thấy sản lượng công nghiệp của Đức đã giảm 1,5% trong tháng 6, mức giảm lớn hơn nhiều so với ước tính. Chỉ số sản xuất công nghiệp đáng thất vọng đã làm dấy lên lo ngại rằng xung đột thương mại leo thang sẽ đẩy nền của Đức vào tình trạng suy thoái. Hậu quả là lợi suất trái phiếu chính phủ Đức đã tiếp tục giảm sâu. Trong khi đó GDP của Anh đã giảm 0,2% trong quý II. Đây là sự suy giảm lần đầu tiên trong bảy năm qua.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng sụt giảm trong tuần, với chỉ số Nikkei 225 đóng cửa ở 20.648 điểm (giảm 1,9%). Đồng yên đã trở nên mạnh hơn trong tuần và đóng cửa ở mức 108,48 yên/đô la Mỹ vào cuối tuần.
Dữ liệu thống kê vĩ mô của Nhật Bản tiếp tục có những dấu hiệu trái chiều khi thu nhập của người lao động đã yếu đi trong tháng thứ sáu liên tiếp, trong khi tiêu thụ nội địa tăng 2,7% so với năm ngoái. Theo các chuyên gia, tiêu thụ nội địa có thể bù đắp được một phần trong tăng trường của Nhật Bản trước đây vẫn phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc tuần qua đã giảm mạnh nhất trong ba tháng trở lại đây, khi các nhà đầu tự lo ngại về khả năng chiến tranh kinh tế ngày càng kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong tuần, chỉ số Shanghai Composite đóng cửa ở 2.774 điểm (giảm 3,2%) và chỉ số Hang Seng Index đóng cửa ở 25.939 điểm (giảm 3,64%).
Các cổ phiếu công nghệ của Trung Quốc là nhóm giảm mạnh nhất trong tuần sau khi phía Mỹ không chịu xuống thang trong vấn đề hạn chế hợp tác công nghệ đối với Huawei.
Lê Hằng
Theo Trí thức trẻ
"Ông vua của thị trường mới nổi" Mark Mobius vẫn sáng suốt ở độ tuổi 80 nhờ luôn đặt ra 2 câu hỏi cấp thiết trước khi đầu tư Mark Mobius được mệnh danh là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất của thế kỷ 20 tại Mỹ. Giới đầu tư vẫn gọi ông bằng cái tên thân quen là "ông vua của thị trường mới nổi"... Ông đặc biệt ưa thích thị trường Việt Nam. Joseph Benhard Mark Mobius sinh ngày 17 tháng 8 năm 1936. Ông có cha...