Nhận diện xe ‘luồng xanh’: Giải quyết ách tắc giao thông tại các cửa ngõ Hà Nội
Ngày 20/8, theo ghi nhận của phóng viên TTXVN tại một số chốt kiểm soát trên các tuyến đường huyết mạch lớn, cửa ngõ từ các tỉnh ngoài vào địa bàn Thủ đô như: Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; Nội Bài – Lào Cai; Quốc lộ 5 đoạn giáp ranh Hà Nội – Hưng Yên, mặc dù lưu lượng hàng nghìn lượt xe tải qua lại, nhưng không xảy ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hay ùn ứ như những ngày trước đây.
Áp dụng “luồng xanh”, không còn tình trạng ùn tắc tại chốt kiểm soát số 5, cầu Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Có thể nói việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo không kiểm tra xe “luồng xanh” chở hàng hóa thiết yếu đã giúp cho việc lưu thông xe cộ, không gây tắc nghẽn nghiêm trọng trên các tuyến đường huyết mạch vào Hà Nội. Đồng thời, giúp các chủ xe không phải chờ đợi nhiều tiếng đồng hồ, gây bức xúc dư luận và lãng phí tiền của xã hội.
Ông Đào Việt Long, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: Để hóa giải được việc không kiểm tra dừng xe “luồng xanh” thời gian qua, Tổng cục đường bộ đã nỗ lực trong việc đẩy nhanh cấp mã QR Code thông qua phần mềm khai báo trực tuyến. Với sự cải tiến rất lớn và kịp thời này không những không mất thời gian, không phiền hà rắc rối về thủ tục mà còn giảm chi phi đi lại, tập trung đông người trong phòng, chống dịch. Việc khai báo này cũng được thực hiện trên Internet, thực hiện mọi nơi, mọi lúc, không phải nộp lệ phí, tiếp xúc trực tiếp với cán bộ làm thủ tục và có tác dụng ngăn ngừa được các tiêu cực xảy ra.
Cũng theo ông Đào Việt Long, tới đây Tổng cục đường bộ sẽ tiếp tục cải tiến cấp thủ tục online một cách thuận tiện hơn nữa và cán bộ của các tỉnh, thành phố cũng không phải mất thời gian giải quyết thủ tục như hiện nay.
Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng đề nghị, nếu thời gian tới thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách theo tinh thần Chỉ thị 17/CT-TP của thành phố thì cần cho phép tự động gia hạn mã nhận diện QR Code ưu tiên “luồng xanh”, tránh việc chủ phương tiện phải tiếp tục đăng ký lại trên hệ thống phần mềm của Tổng Cục đường bộ.
Để kiểm soát lượng xe “luồng xanh” và người dân ra, vào Hà Nội chặt chẽ, Công an thành phố Hà Nội kịp thời phối hợp với Sở Giao thông vận tải Hà Nội thành lập 22 chốt kiểm soát tất cả các cửa ngõ ra, vào thành phố. Tại các chốt này có nhiều lực lượng tham gia; trong đó, Cảnh sát giao thông và Thanh tra Sở Giao thông vận tải là nòng cốt. Trong quá trình triển khai, những ngày qua các lực lượng đã điều chỉnh nhanh bất cập, khó khăn và hiện nay tại các chốt đã lưu thông thuận tiện.
Trung tá Nguyễn Ngọc Thuyên, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 4 trên Quốc lộ 5, đoạn giáp ranh Hà Nội – Hưng Yên cho biết: Nhờ các loại xe tải và xe trọng tải lớn được cấp mã QR Code từ trước nên dựa trên tình hình thực tế và kinh nghiệm điều hành giao thông đã giúp việc phân bố luồng xe hợp lý, không gây cản trở, ách tắc giao thông tại các chốt kiểm soát.
Đối với các xe “luồng xanh” đã được các tỉnh, thành phố cấp QR Code, dán trên kính xe để nhận diện thì lực lương giao thông đã phân luồng từ xa, cho đi về phía làn số 1 bên trái đường và không dừng xe để kiểm tra. Còn đối với xe dân sự sẽ được phân sang bên phải sát lề đường để kiểm tra nghiêm ngặt giấy tờ đi đường, nếu không đúng quy định thì buộc xe phải quay đầu chuyển hướng.
Video đang HOT
Áp dụng “Luồng xanh” để tạo thuận lợi lưu thông phương tiện, hàng hóa, không để xảy ra “đứt gãy” sản xuất, lưu thông giữa thủ đô với các địa phương trong thời gian Hà Nội giãn cách để phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Anh Nguyễn Văn Nguyên, trú tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh lái xe chở hàng thiết yếu cho biết, từ khi có “luồng xanh”, lái xe thấy rất thuận lợi, giảm được rất nhiều thời gian và tiện ích trong đi lại, nhưng vẫn đảm bảo khai báo, kiểm dịch tốt.
Ông Cao Văn Hiệp, Phó Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, lái xe có thể đăng ký cấp mã QR Code ở bất kỳ tỉnh, thành phố nào cũng có thể vào địa bàn Hà Nội. Việc các địa phương cấp giấy cũng giảm áp lực công việc cho Hà Nội. Nhìn chung qua kiểm tra phương tiện, các nơi đều làm rất tốt và kiểm soát nghiêm các yêu cầu về khai báo dịch tễ của lái xe cũng như nơi xuất xứ hàng hóa, lộ trình đi của các xe vận chuyển. Vì vậy, các xe “luồng xanh” khi được nhận diện đã cấp mã đều lưu thông bình thường, trừ trường hợp có các dấu hiệu hay biểu hiện vi phạm khác.
Theo báo cáo của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, tính từ ngày 24/7 đến ngày 20/8, đơn vị này đã tiến hành kiểm tra, cho phép gần 711.000 lượt phương tiện có thẻ nhận diện xe ưu tiên trên “luồng xanh” lưu thông qua các chốt trực, phát hiện 4 trường hợp vi phạm, thu hồi 31 thẻ hết hạn; yêu cầu 9.952 phương tiện không đủ điều kiện quay lại nơi xuất phát do các nguyên nhân như: giấy xét nghiệm COVID-19 hết hạn, đi không đúng tuyến đường, hành trình đã đăng ký trên luồng xanh, thẻ nhận diện phương tiện luồng xanh đã hết thời hạn…
Chiến sĩ chốt kiểm soát ăn mì chống đói, động viên nhau chống dịch lúc nửa đêm
Tranh thủ lúc các xe không qua lại, các chiến sĩ thay nhau vào ăn mì tôm chống đói, họ cùng động viên nhau cố gắng không để dịch tràn qua cửa ngõ Thủ đô.
22h, tại chốt kiểm soát số 01 trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Hà Nội), tranh thủ khi không có phương tiện đi lại qua đây, cán bộ chiến sĩ thay nhau vào pha mì tôm, luộc trứng để ăn tạm chống đói lúc đêm về.
Đồ ăn nhanh ở chốt tương đối phong phú, từ bánh kẹo, trứng đến mì tôm. Mỗi người tranh thủ vào ăn khoảng 15-20 phút lại thay cho đồng đội đang gác bên ngoài.
Chia sẻ với VTC News, Thiếu tá Nguyễn Tuấn Cường - Tổ trưởng ca trực chốt 01 cho biết: "Cấp trên luôn quan tâm về cơ sở vật chất. Tuy trước mắt vẫn còn nhiều những khó khăn, chúng tôi phải cùng nhau khắc phục, đảm bảo an toàn một cách tốt nhất, không để dịch bệnh tràn qua cửa ngõ Thủ đô. Anh em cũng thường động viên lẫn nhau giữa các lực lượng cùng cố gắng để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao".
Những gói bánh, chai nước được đưa ra tận bàn làm việc của những anh em, chiến sĩ không thể vào nghỉ ngơi được.
Sau 15 phút ăn lót dạ, các cán bộ, chiến sĩ lại vào vị trí làm việc của mình.
Nguyễn Hồng Minh - Dân quân tự vệ xã Đại Phiên (huyện Phú Xuyên) cho biết: "Em nhận nhiệm vụ ở đây từ ngày 14/7. Dù nhà cách đây hơn 1km thôi nhưng từ hôm đấy em vẫn chưa được về nhà và cũng không dám về nhà. Bố mẹ em lúc đầu không đồng ý cho đi, nhưng em đã cố gắng thuyết phục. Mình là một công dân, hơn nữa cũng tham gia công tác xã hội ở địa phương nên khi có lệnh, em liền đăng kí tham gia. Sau cùng thì bố mẹ em cũng đồng ý".
Chia sẻ về việc ăn uống hàng ngày, cán bộ chiến sĩ ở đây cho biết cả chốt ăn uống rất đơn giản như mì tôm, trứng luộc. Thời gian đầu Hà Nội thực hiện giãn cách, người dân vẫn đi lại nhiều nên nhiều hôm các chiến sĩ phải làm việc quên cả ăn.
Tại khu vực đầu cầu Trung Hà (huyện Ba Vì, Hà Nội), chốt kiểm soát số 17 cũng đang làm việc không ngơi nghỉ. Những người dân khi lưu thông đến đây đều được lực lượng nhắc nhở thực hiện theo quy định mới của UBND TP Hà Nội.
Tại đầu cầu, lực lượng chức năng thay nhau điều tiết luồng phương tiện đi vào trung tâm thành phố Hà Nội.
Những ấm nước chè hay hoa quả người dân mang ra tận chốt mời cán bộ, chiến sĩ cũng giúp mọi người vơi đi những mệt nhọc trong ca trực khi đêm về.
'Lá chắn thép' bảo vệ Thủ đô Sáng 24/7, ngày đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND của UBND thành phố (áp dụng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ), toàn lực lượng Công an Thủ đô đang "dồn sức" phòng, chống dịch theo chỉ đạo của thành...