“Nhận diện” triệu chứng mệt mỏi
Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng mệt mỏi ở một số người có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân thuộc tâm lý và thể chất. Dưới đây là 14 nguyên nhân được xem là phổ biến nhất gây nên tâm trạng mệt mỏi cùng cách hóa giải:
Việc thiếu ngủ được đánh giá là nguyên nhân hiển nhiên gây mệt mỏi. Tình trạng này có thể tác động tiêu cực đến sự tập trung và sức khỏe của bạn. Theo các chuyên gia, những người lớn cần bảo đảm ngủ đủ giấc từ bảy tới tám giờ mỗi đêm.
Ảnh minh họa:Internet
Bạn cần sắp xếp thời gian biểu sao cho giấc ngủ phải được ưu tiên lên hàng đầu. Không nên sử dụng laptop, điện thọai di động hoặc các thiết bị điện tử khác khi đã vào giường ngủ. Nếu sau khi áp dụng những phương pháp trên bạn vẫn cảm thấy trằn trọc, khó ngủ, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ, vì có thể bạn đã bị chứng rối loạn giấc ngủ.
2. Chứng ngưng thở khi ngủ:
Không ít người cho rằng họ thường xuyên ngủ đủ giấc. Nhưng đôi khi họ không chú ý đến sự tác động của chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Tình trạng này khiến họ bị ngừng thở nhiều lần trong đêm. Mỗi lần ngừng thở sẽ đánh thức họ dậy một lát. Kết quả là thiếu ngủ, bất kể họ đã trải qua đủ tám giờ trên giường.
Để ngăn ngừa, bạn cần phải giảm cân nếu thuộc dạng thừa cân, bỏ thuốc lá và sử dụng các dụng cụ trợ thở để giúp cho quá trình hô hấp trong lúc ngủ diễn ra bình thường.
3. Thiếu năng lượng:
Tình trạng ăn quá ít có thể gây nên tâm trạng mệt mỏi, nhưng việc ăn các loại thực phẩm kém dinh dưỡng cũng là vấn đề. Bạn cần áp dụng một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng để giúp ổn định mức đường huyết và ngăn ngừa tình trạng uể oải khi mức đường huyết trong cơ thể sụt giảm.
Để ngăn ngừa, bạn luôn đảm bảo ăn bữa điểm tâm và cung cấp đủ protein cũng như các loại carbohydrat phức hợp trong bữa ăn. Chẳng hạn, ăn trứng với bánh mì làm bằng ngũ cốc nguyên chất. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên ăn các bữa ăn phụ khác trong ngày để giúp cung cấp năng lượng liên tục cho cơ thể.
4. Thiếu máu:
Theo giới chuyên môn, bệnh thiếu máu là nguyên nhân dẫn đầu gây nên triệu chứng mệt mỏi ở phụ nữ. Tình trạng mất máu trong chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến việc cơ thể thiếu chất sắt, khiến nhiều chị em dễ đối diện với nguy cơ thiếu máu. Các hồng huyết cầu rất cần thiết vì chúng có nhiệm vụ vận chuyển oxy tới các mô và các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, khi thiếu máu sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ chức năng của cơ thể.
Video đang HOT
Để ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt, bạn cần cung cấp vào cơ thể thành phần bổ sung hoặc ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc, gan, tôm, cua, các loại đậu và ngũ cốc…
5. Phiền muộn:
Có thể bạn nghĩ chứng phiền muộn cũng giống như tình trạng rối loạn cảm xúc, tuy nhiên, nó còn gây ra nhiều biểu hiện khác liên quan đến thể chất, như mệt mỏi, nhức đầu và ăn không ngon miệng. Nếu bạn cảm thấy tình trạng mệt mỏi và kiệt sức kéo dài lâu hơn hai tuần, hãy đến bệnh viện kiểm tra.
Để ngăn ngừa, bạn cần áp dụng tâm lý liệu pháp hoặc sử dụng các loại thuốc chống phiền muộn.
6. Sụt giảm chức năng tuyến giáp:
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở vùng cổ, có chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như tốc độ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả sẽ khiến tốc độ chuyển hóa diễn ra chậm, bạn có thể có cảm giác uể oải và tăng cân.
Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra máu, xác định là các loại hormon trong tuyến giáp bị sụt giảm. Để ngăn ngừa, bạn cần bổ sung các loại hormon tổng hợp vào cơ thể nhằm giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa và lúc đó, chứng mệt mỏi của bạn sẽ tự tiêu trừ.
7. Tiêu thụ nhiều cafein:
Khi nạp cafein với liều lượng vừa phải, bạn có thể cải thiện trạng thái tỉnh táo và duy trì sự tập trung. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều cafein, nhịp tim và huyết áp có thể tăng cao, đồng thời xuất hiện cảm giác bồn chồn. Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiêu thụ quá nhiều cafein thực sự gây mệt mỏi với nhiều người.
Để ngăn ngừa, bạn nên cắt giảm tiêu thụ từ từ các loại cà phê, trà, sôcôla, các loại rượu nhẹ và các loại thức uống có chứa chất cafein. Bạn đừng nên bỏ cái “rụp”, vì như thế có thể khiến cơ thể bạn đối diện với triệu chứng thiếu vắng cafein dẫn đến mệt mỏi hơn.
8. Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Nếu đã từng bị bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu, bạn có thể quen dần với cảm giác đau rát khi đi tiểu. Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không chỉ gây ra những triệu chứng hiển nhiên như thế. Trong vài trường hợp, người bệnh có thể kèm theo biểu hiện mệt mỏi. Qua việc kiểm tra nước tiểu, các bác sĩ có thể xác định bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Để chữa trị, bạn cần uống các loại thuốc kháng sinh và tâm trạng mệt mỏi thường sẽ dứt trong vòng một tuần sau đó.
9. Đái tháo đường:
Những người bị bệnh đái tháo đường thường có mức đường huyết cao bất thường, thay vì lượng đường đó phải nằm ở trong các tế bào của cơ thể, nơi mà nó sẽ được chuyển hóa thành năng lượng. Kết quả là cơ thể sẽ cạn kiệt năng lượng mặc dù bạn đã cung cấp đủ liều lượng đường vào cơ thể mỗi ngày. Nếu bạn có cảm giác mệt mỏi không thể giải thích, kéo dài, hãy đến bệnh viện tiến hành kiểm tra máu xem có bị đái tháo đường hay không và điều trị kịp thời.
Để ngăn ngừa, bạn cần thay đổi lối sống, chế độ ăn, luyện tập thể chất, áp dụng liệu pháp insulin và uống thuốc để trợ giúp cơ thể trong việc xử lý, dung nạp đường một cách hiệu quả.
10. Mất nước:
Chứng mệt mỏi của bạn có thể là dấu hiệu báo động cơ thể bị mất nước. Bất cứ khi nào bạn đang làm việc, dù ở ngoài trời hay trong phòng, bạn cũng cần bổ sung nước để giúp các cơ quan trong cơ thể vận hành hiệu quả và giữ mát. Trong trường hợp bạn cảm thấy khát, lúc đó cơ thể bạn đã bị mất nước.
Để ngăn ngừa, bạn nên uống đủ nước vào các thời điểm trong ngày. Và cách nhận diện khi cơ thể đủ nước là nước tiểu của bạn trong hoặc có màu vàng nhạt. Hãy uống ít nhất hai ly nước trong mỗi giờ và uống nhiều hơn trước khi bắt đầu luyện tập thể chất. Ngoài ra, bạn cũng cần uống thêm nước trong lúc luyện tập và uống hai ly nữa sau khi hoàn thành bài tập.
11. Bệnh tim:
Khi triệu chứng mệt mỏi tấn công trong lúc bạn đang thực hiện các hoạt động như lau nhà hoặc lên cầu thang, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim và bạn cần phải ngừng ngay công việc. Nếu bạn cảm thấy vô cùng khó khăn để hoàn thành một công việc hoàn toàn dễ dàng đối với bạn trước đây, hãy đến bệnh viện kiểm tra và điều trị, vì có thể bạn đã bị bệnh tim.
Để chữa trị, bạn cần thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và áp dụng các phương pháp chữa bệnh, nhằm giúp kiểm soát bệnh tình và hồi phục năng lượng.
12. Rối loạn giấc ngủ:
Tình trạng làm việc về đêm hoặc thay ca luân phiên có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi trong lúc cần phải duy trì sự tỉnh táo về đêm, đồng thời bạn sẽ gặp những vấn đề về giầc ngủ vào ngày hôm sau.
Để chữa trị, bạn cần giới hạn tiếp xúc với ánh sáng ban ngày khi nghỉ ngơi. Tạo cho căn phòng ngủ của bạn đủ độ tối, im lặng và mát mẻ. Nếu sau khi thực hiện những biện pháp trên bạn vẫn cảm thấy khó ngủ, hãy trao đổi với bác sĩ. Các loại thực phẩm hoặc thuốc có thể có ích cho bạn.
13. Dị ứng thực phẩm:
Các chuyên gia tin rằng, tình trạng dị ứng thực phẩm tiềm ẩn có thể khiến bạn có cảm giác buồn ngủ. Nếu triệu chứng mệt mỏi gia tăng sau bữa ăn, có thể bạn đã bị ảnh hưởng do phản ứng khi cơ thể không dung nạp một vật gì đó mà bạn đã ăn phải nhưng không đủ mạnh để gây ngứa hoặc phát ban, mà chỉ khiến bạn có cảm giác mệt mỏi.
Để ngăn ngừa, bạn cần phải loại trừ các loại thực phẩm mà sau khi ăn, bạn nhận thấy cảm giác mệt mỏi gia tăng. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp kiểm tra dị ứng thực phẩm để phát hiện chính xác nguyên nhân.
14. Nhức mỏi toàn thân:
Trong trường hợp bạn bị mệt mỏi kéo dài hơn sáu tháng và mức độ nghiêm trọng đến nỗi không thể thực hiện được các hoạt động hàng ngày, có thể bạn đã mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc hội chứng nhức mỏi toàn thân. Cả hai hội chứng trên gây ra nhiều biểu hiện, nhưng bạn có thể thấy sự kiệt sức kéo dài.
Trong khi không có cách điều trị nhanh chóng cho hội chứng mệt mỏi mãn tính hoặc hội chứng đau nhức toàn thân, việc thay đổi thời gian biểu trong sinh hoạt hàng ngày có thể mang lại lợi ích. Đồng thời, bạn cần thực hiện các thói quen giúp ngủ tốt và bắt đầu luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
Theo PNO
Uống nhiều cà phê tăng nhãn áp
Một nghiên cứu mới, được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ, cho thấy những người nghiền uống cà phê có nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp tróc mảng (exfoliation glaucoma) - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tăng nhãn áp thứ cấp trên toàn thế giới.
Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi hai nhóm người: 78.977 phụ nữ và 41.202 người đàn ông, độ tuổi từ 40 trở lên, không có bệnh tăng nhãn áp và đã trải qua các đợt kiểm tra mắt từ năm 1980 (ở nhóm phụ nữ) và từ năm 1986 (ở nhóm đàn ông) đến năm 2008.
Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi thăm dò nhằm tìm hiểu việc tiêu thụ các loại thức uống có chứa cafein và xem xét hồ sơ y tế, để xác định các trường hợp phát triển bệnh tăng nhãn áp tróc mảng, vốn là nguyên nhân góp phần tạo nên áp lực nội nhãn, gây thiệt hại thần kinh thị giác.
Một phân tích cao cấp trên hai nhóm người tham gia nghiên cứu sau đó cho thấy, so với những người kiêng uống cà phê, những người uống 3 tách cà phê trở lên mỗi ngày đối diện với nguy cơ cao phát triển bệnh tăng nhãn áp tróc mảng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh tăng nhãn áp.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ các sản phẩm khác chứa cafein, chẳng hạn như soda, sôcôla, trà... với nguy cơ bị tăng nhãn áp. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng những phụ nữ có tiền sử gia đình bị bệnh tăng nhãn áp, uống 3 tách cà phê/ngày đối diện với nguy cơ cao bị tăng nhãn áp.
Jae Hee Kang, thuộc Bệnh viện Brigham và Phụ nữ ở Boston, Mỹ, người chủ trì cuộc nghiên cứu cùng các đồng nghiệp cho biết, với nhiều nỗ lực song họ vẫn chưa hiểu rõ cơ chế tại sao những người uống nhiều cà phê lại làm gia tăng nguy cơ bị tăng nhãn áp tróc mảng.
"Bởi vì đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá mối liên quan giữa việc uống nhiều cà phê chứa cafein với bệnh tăng nhãn áp tróc mảng trong một số người dân Mỹ, nên cần tiến hành thêm các cuộc nghiên cứu quy mô, trên người dân thuộc các sắc tộc khác nhau, để xác nhận cụ thể mối liên quan này", nhà nghiên cứu Kang nói.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Investigative Ophthalmology and Visual Science (Mỹ).
Theo PNO
Nhận diện "thủ phạm" gây mùi hôi cơ thể Chế độ ăn uống, công việc, triệu chứng bệnh..., tất cả đều được báo hiệu qua dấu hiệu nhạy cảm nhất: mùi cơ thể. Mùi cơ thể khiến bạn mất tập trung, tự ti và khó chịu. Khám phá các nguyên nhân vì sao đột nhiên bạn lại xuất hiện mùi cơ thể và tìm biện pháp đối phó kịp thời. Công việc...