Nhận diện “chiêu thức” thâu tóm đất công ở trung tâm TP.HCM
Bỗng nhiên được cho thuê nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước trong 20 năm với giá rẻ bằng nửa giá thị trường, thâu tóm công ty sở hữu “đất vàng” và sau khi tăng vốn thì cổ đông Nhà nước trở thành thiểu số… là những “chiêu thức” giúp công ty tư nhân thâu tóm nhiều khu đất công ở trung tâm TP.HCM.
Được cho thuê nhà bằng nửa giá thị trường
Tại buổi giám sát Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà Thành phố (HMTC) về quản lý công sản do công ty này quản lý và khai thác tuần qua, ông Cao Thanh Bình – Phó ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP.HCM cho biết, đã “âm thầm” đi khảo sát giá cho thuê mặt bằng ở một số khu đất do Công ty HMTC quản lý và thấy rằng giá công ty này cho các đối tác thuê là quá rẻ, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.
Điển hình tại cao ốc số 8 Nguyễn Huệ (Q.1) có diện tích khuôn viên 771m2, cao ốc 15 tầng nên có diện tích sử dụng 9.941m2 được ký hợp đồng cho Công ty CP Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát thuê từ năm 2007, giá thuê là 134.910,4 USD/tháng, tương đương 13,571 USD/m2/tháng, thời hạn thuê đến ngày 31.12.2027. Tuy nhiên, Công ty Vạn Thịnh Phát đem cho thuê lại với đơn giá bình quân 28 USD/m2/tháng, hưởng chênh lệch 14,429 USD/m2/tháng.
“Trường hợp này không áp dụng theo giá thẩm định phê duyệt của UBND thành phố, gây thất thu ngân sách rất lớn. Chúng tôi muốn biết, trường hợp này có thông qua UBND thành phố để thẩm định phê duyệt hay không?”, ông Cao Thanh Bình cho biết và đề nghị HMTC cung cấp toàn bộ hồ sơ vụ này.
Thâu tóm công ty sở hữu “đất vàng”
Đầu năm 2018, giới địa ốc TP.HCM xôn xao về số phận của khu “đất vàng” 2-4-6 Hai Bà Trưng, khu đất có vị trí đẹp bậc nhất nội đô thành phố khi nằm giữa 4 mặt tiền đường Hai Bà Trưng – Công trường Mê Linh – Thi Sách -Đông Du (quận 1).
Thông tin từ giấy phép kinh doanh cho thấy sau nhiều lần hoán đổi, chuyển nhượng thì công ty được giao sử dụng và đầu tư dự án trên khu đất này hiện đang do một doanh nhân bí ẩn có tên Ngô Văn An, người gốc Hoa sinh năm 1977 làm chủ.
Cụ thể, ông Ngô Văn An hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Quảng trường Mê Linh (tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl – chủ đầu tư dự án khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng). Qua tìm hiểu được biết, ông Ngô Văn An cũng đang là lãnh đạo bộ phận phát triển dự án thuộc công ty con Sunny World của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Vị trí khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng
Trở lại với lịch sử của khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng, trước đây là trụ sở của Sabeco. Theo tìm hiểu, năm 2008, UBND TP.HCM đã quyết định giao khu đất có diện tích khoảng 6.000m2 này cho Sabeco mà không tổ chức đấu thầu. Theo kế hoạch nơi đây sẽ được xây dựng thành Dự án tổ hợp căn hộ, thương mại, văn phòng có tên Sài Gòn Mê Linh Tower với tổng mức đầu tư hơn 2.423 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau đó, Sabeco lập ra Công ty Cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl để đầu tư dự án. Công ty này ban đầu gồm 4 cổ đông sáng lập là Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hà An (sở hữu 25,5%); Công ty Cổ phần Đầu tư Mê Linh (25,5%), Sabeco (26%) và Công ty Cổ phần Attland (23%).
Tháng 10.2016, Công ty Cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl được đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Quảng trường Mê Linh đồng thời ông Nguyễn Như Pho lên làm Chủ tịch HĐQT. Tháng 11.2016, ông Nguyễn Như Pho bị thay bởi ông Ngô Văn An. Ngay sau đó, các cổ đông sáng lập khác cũng đã thoái vốn sạch khỏi Công ty Cổ phần Đầu tư Sabeco Pearl. Tuy nhiên, theo kiểm toán Nhà nước thì đã có những sai sót trong định giá doanh nghiệp khi thoái vốn khỏi Công ty cổ phần Sabeco Pearl của Sabeco và làm giảm đáng kể giá trị doanh nghiệp, đồng nghĩa khiến mức giá khởi điểm đấu giá lô cổ phần của công ty mẹ đưa ra không chính xác.
Nhà nước thành cổ đông thiểu số sau khi tăng vốn
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương là chủ đầu tư của dự án SJC Tower nằm tại khu tứ giác vàng Lê Thánh Tôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực, quận 1. Dự án được duyệt có diện tích 3.791,7m2, thời hạn sử dụng đất đến năm 2057, Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 137 triệu USD, quy mô 6 tầng hầm và 54 tầng nổi.
Hồi tháng 9.2017, Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) – doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước của UBND TP.HCM và lúc đó đang sở hữu 40% cổ phần của Sài Gòn Kim Cương đã công bố bán đấu giá số cổ phiếu tương đương 15% cổ phần công ty này. Lý do HFIC đưa ra là do HĐQT Sài Gòn Kim Cương đã thông qua kế hoạch phát hành 121,38 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ lên 1.800 tỷ đồng (hơn gấp 3 lần vốn điều lệ ban đầu). Mục đích đợt phát hành này là bổ sung vốn để đầu tư xây dựng tháp SJC Tower.
Vị trí khu tứ giác vàng Lê Thánh Tôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực
Trong đợt phát hành này, HFIC được phân bổ hơn 23,44 triệu quyền mua cổ phiếu. Tuy nhiên do UBND TP.HCM có chủ trương giảm tỷ lệ sở hữu tại Sài Gòn Kim Cương xuống 25%, HFIC chỉ giữ lại 10,4 triệu quyền mua (tương ứng với 21,55 triệu cổ phần). 13 triệu quyền mua còn lại (tương ứng với 27 triệu cổ phần, bằng 15% vốn điều lệ – xét trên vốn 1.800 tỷ đồng) HFIC đem ra bán đấu giá. Giá khởi điểm là 4.620 đồng/quyền mua.
Cuối tháng 10.2017, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) thông báo có 3 nhà đầu tư gồm 1 nhà đầu tư tổ chức và 2 nhà đầu tư cá nhân đã trúng đấu giá. Theo đó, giá đấu thành công cao nhất là 25.010 đồng/quyền mua, giá đấu thành công thấp nhất là 14.490 đồng/quyền mua, giá trúng bình quân là 19.350 đồng/quyền mua, gấp 4,2 lần giá khởi điểm. Tổng giá trị trúng thầu đạt hơn 252 tỷ đồng.
Ở thời điểm trước đấu giá, Sài Gòn Kim Cương có vốn điều lệ hơn 586 tỷ đồng, trong đó HFIC nắm 40% (234,4 tỷ đồng, tương đương 23,44 triệu cổ phần). Hai cổ đông lớn còn lại là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam ( VIPD) với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 42% và 18%. VIPD là tập đoàn đã chi gần 10.000 tỷ đồng để mua lại dự án Union Square, trong khi đó Sài Gòn Star là đơn vị đã mua khách sạn Duxton Saigon với giá 49,24 triệu USD (tương đương gần 1.000 tỷ đồng). Đây là 2 dự án bất động sản nằm trên tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ đắt đỏ nhất của TP.HCM.
Sau khi HFIC bán đấu giá thành công 15% cổ phần Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương thì thu được 252 tỷ đồng nhưng tỷ lệ cổ đông Nhà nước tại dự án SJC Tower chỉ còn 25%. Với tỷ lệ cổ phần thiểu số như vậy thì liệu quyền lợi của Nhà nước trong dự án SJC Tower trên khu “đất vàng” tứ giác Lê Thánh Tôn – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Lợi – Nguyễn Trung Trực có được bảo đảm dù xuất phát của khu đất này hoàn toàn là đất công sản?
Theo Danviet
Dự án SJC Tower bao giờ về đích?
Đã có thêm 3 nhà đầu tư rót 252 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương (OTC: SGDiamond). Liệu với cơ cấu cổ đông mới, dự án SJC Tower có về đích sau hơn 10 năm trễ hẹn?
Phối cảnh dự án SJC Tower của Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương
Biến động cơ cấu cổ đông
Ngày 31/7, HĐQT Sài Gòn Kim Cương đã thông qua kế hoạch phát hành 121,38 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ lên 1.800 tỷ đồng (hơn gấp 3 lần vốn điều lệ ban đầu). Mục đích đợt phát hành này là bổ sung vốn để đầu tư xây dựng tháp SJC (SJC Tower)
Với tỷ lệ phân bổ quyền 1:2,070762 (cổ đông sở hữu 1 cổ phần được phân phối 1 quyền mua, 1 quyền mua được mua 2,070762 cổ phần phát hành thêm), Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC) - một trong 3 cổ đông chính của Sài Gòn Kim Cương - được phân bổ hơn 23,44 triệu quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới này.
Tuy nhiên do UBND TP. HCM có chủ trương giảm tỷ lệ sở hữu tại Sài Gòn Kim Cương xuống 25%, HFIC chỉ giữ lại 10,4 triệu quyền mua (tương ứng với 21,55 triệu cổ phần).
13 triệu quyền mua còn lại (tương ứng với 27 triệu cổ phần, bằng 15% vốn điều lệ - xét trên vốn 1.800 tỷ đồng) HFIC đem ra bán đấu giá. Giá khởi điểm là 4.620 đồng/quyền mua.
Đã có 9 nhà đầu tư đăng ký mua tổng cộng gần 40 triệu quyền mua, tức gấp 3 lần lượng đưa ra đấu giá; trong đó có 7 cá nhân và 2 tổ chức đều ở trong nước.
Vừa qua, HoSE ra thông báo có 3 nhà đầu tư gồm 1 nhà đầu tư tổ chức và 2 nhà đầu tư cá nhân đã trúng đấu giá. Theo đó, giá đấu thành công cao nhất là 25.010 đồng/quyền mua, giá đấu thành công thấp nhất là 14.490 đồng/quyền mua, giá trúng bình quân là 19.350 đồng/quyền mua, gấp 4,2 lần giá khởi điểm. Tổng giá trị trúng thầu đạt hơn 252 tỷ đồng.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, cơ cấu cổ đông của Sài Gòn Kim Cương đã có sự biến động đáng kể nhờ sự góp mặt của 3 nhà đầu tư mới.
Thành lập tháng 10.2007, Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương có các cổ đông sáng lập bao gồm: Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Công ty Cổ phần Hùng Vương, Công ty Cổ phần Kinh Đô và Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đông Á. Tuy nhiên, các cổ đông này sau đó đã chuyển nhượng phần vốn góp cho các đối tác khác.
Ở thời điểm trước đấu giá, Sài Gòn Kim Cương có vốn điều lệ hơn 586 tỷ đồng, trong đó HFIC nắm 40% (234,4 tỷ đồng, tương đương 23,44 triệu cổ phần). 2 cổ đông lớn còn lại là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Sài Gòn Star và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam - VIPD với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 42% và 18%.
VIPD có tiền thân là Công ty Bất động sản Phú Vinh được thành lập vào năm 2008 với mục đích triển khai dự án Khu căn hộ Bình Thới (phường 14, quận 11, TP. HCM). Tại thời điểm cuối năm 2008, 90% vốn góp của Phú Vinh được sở hữu bởi Công ty Cổ phần An Phú. Tuy nhiên vào tháng 4/2011, An Phú đã bán toàn bộ cổ phần tại Phú Vinh cho một nhà đầu tư khác trong nước.
Hai năm sau, Phú Vinh được đổi tên thành VIPD và tăng vốn điều lệ lên 15 lần (từ 400 tỷ lên gần 6.000 tỷ đồng, sau tăng tiếp lên 12.000 tỷ đồng). VIPD chính là đơn vị đã chi gần 10.000 tỷ đồng để mua lại Vincom Centre A trên phố Nguyễn Huệ từ Vingroup. Trung tâm thương mại này sau đó được đổi tên thành Union Square và được biết đến rộng rãi là một trong 5 tòa nhà, khu đất của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại TP. HCM.
Còn Công ty Sài Gòn Star cũng được cho là có liên quan đến hệ thống Vạn Thịnh Phát, bởi đây là cổ đông lớn nhất trong Công ty TNHH Kinh doanh địa ốc New Life - đơn vị đã mua lại khách sạn Duxton Saigon trên phố Nguyễn Huệ với giá 49,24 triệu USD hồi quý I/2016.
Như vậy, Vạn Thịnh Phát đã chi phối tới 60% Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương. 25% thuộc về HFIC, 15% còn lại thuộc về 3 nhà đầu tư mới. Dù chưa công khai danh tính nhưng không loại trừ khả năng, 3 nhà đầu tư mới xuất hiện cũng có mối liên hệ với Vạn Thịnh Phát.
Dự án SJC Tower bao giờ về đích?
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương là chủ đầu tư của dự án SJC Tower nằm tại khu tứ giác Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Nguyễn Trung Trực, quận 1, TP. HCM. Dự án có tổng mức đầu tư 137 triệu USD, quy mô 6 tầng hầm và 54 tầng nổi.
Sau lễ khởi công, dự án SJC Tower vẫn chỉ là bãi đất trống
Theo bản công bố thông tin của HFIC, khu đất vàng dự án SJC Tower có diện tích 3791,7m2, thời hạn sử dụng đất đến năm 2057, nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm. Chủ đầu tư không phải nộp tiền thuê đất 9 năm 10 tháng do quy đổi chi phí bồi thường về đất hơn 212 tỷ đồng kể từ 26/01/2011, còn lại phải nộp tiền thuê đất 36 năm 11 tháng còn lại kể từ 12.2019.
Đây là khu phức hợp có chức năng trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cao cấp cho thuê, nhà hàng khách sạn và các tiện ích dịch vụ đi kèm.
Dự án này đã được hoàn thiện các thủ tục pháp lý về thuê đất, kiến trúc quy hoạch, chứng nhận độ cao, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất giai đoạn 2011-2012. Tuy nhiên, trải qua 10 năm, dự án vẫn "án binh bất động".
Đầu tháng 12.2016, tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã tổ chức lễ khởi công dự án song sau lễ khởi công, dự án vẫn không có diễn biến nào mới. Thị trường đang kì vọng với màn tăng vốn gấp 3 lần và thay đổi cơ cấu cổ đông, SJC Tower sẽ có một tương lai rõ ràng hơn trong thời gian tới.
Theo Vĩnh Chi (Vietnamfinance)
Được rót hàng chục nghìn tỷ đầu tư giao thông, quận 4 đang thay đổi thế nào? Quận 4 được xem là "vùng đệm" kết nối giữa các quận trung tâm TPHCM như quận 1, quận 3... với khu Nam thành phố. Tuy nhiên, thời gian qua hạ tầng đi qua khu vực quận 4 dường như đã quá tải, chính vì vậy thành phố đang đẩy mạnh hàng loạt công trình giao thông lớn tại đây. Toàn cảnh khu...