Nhận diện “chiến lược đe nẹt” của Trung Quốc ở biển Đông

Theo dõi VGT trên

Chiến lược hiện tại của Trung Quốc (đối với Biển Đông) bao gồm sử dụng sức mạnh và thậm chí là vũ lực ở mức độ thấp chứ không phải là luật pháp quốc tế hay các cơ chế của nó – GS Peter Dutton nhận định.

Suốt hàng thập kỷ khi chính quyền Trung Quốc phát triển các quan điểm về luật pháp quốc tế, nước này vẫn còn là một cường quốc hạng trung với mối quan ngại an ninh sâu sắc về lãnh hải và các khu vực va chạm với Mỹ – siêu cường thống trị toàn cầu. Bởi thế, không có gì đáng ngạc nhiên rằng trong một nỗ lực nhằm tranh thủ lợi ích từ việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Trung Quốc đã chấp nhận hầu hết các quy tắc và chuẩn mực pháp lý quốc tế mà không phải thỏa hiệp những lợi ích nước này tin là mang tính sống còn.

Nhận diện chiến lược đe nẹt của Trung Quốc ở biển Đông - Hình 1

Tương tự, khi đã trỗi dậy thành một cường quốc lớn, Trung Quốc vẫn nỗ lực hợp tác ở chừng mực có thể nếu họ không phải nhượng bộ lợi ích cốt lõi. Như vậy, theo nhiều cách thì Trung Quốc đã chấp hành khuôn khổ luật pháp quốc tế trong lĩnh vực biển. Tuy nhiên, nước này đã ngừng thực thi đầy đủ các chuẩn mực và luật pháp quốc tế mà họ tin rằng chỉ làm lợi cho siêu cường Mỹ trong khi gây tổn hại đến lợi ích cốt lõi trên biển của Trung Quốc. Những lợi ích này liên quan đến tranh chấp chủ quyền, tài nguyên và các mối quan ngại an ninh của Trung Quốc, được Bắc Kinh nhìn nhận như là những lợi ích thiết yếu liên quan đến an ninh và sự tồn vong của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trước năm 1970, Đảng Cộng sản Trung Quốc hầu như không để ý tới các lợi ích trên biển mà chỉ tập trung vào nghị trình cách mạng của Mao. Kể từ khi thức tỉnh về lợi ích biển vào năm 1970, Trung Quốc đã kiên định theo đuổi các lợi ích biển thông qua các phương thức dựa trên vũ lực, thay vì sử dụng luật pháp. Điều này có thể có căn nguyên từ nhận thức rằng khuôn khổ pháp lý quốc tế về biển chỉ phục vụ lợi ích của Mỹ và Liên Xô hơn là bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc. Cho dù yếu hơn nhiều so với cả Mỹ và Liên Xô, Trung Quốc vẫn có đủ sức mạnh cần thiết để đứng ngoài thể chế đang có ảnh hưởng lớn này mà không phải trả giá quá đắt. Do vậy, thay vì sử dụng luật pháp quốc tế để theo đuổi các đòi hòi chủ quyền của mình thì Trung Quốc lại thường xuyên chọn cách sử dụng vũ lực.

Cụ thể, trong giai đoạn từ 1970 đến 1995, Trung Quốc chủ yếu sử dụng sức mạnh quân sự để nâng cao vị thế trên biển của mình, chẳng hạn, Đá Vành Khăn năm 1995 (Trung Quốc chiếm từ tay Philippines – ND). Từ năm 1995 đến 2008, giai đoạn “chiêu thức quyến rũ” (charm offensive) của Trung Quốc, nước này sử dụng sức mạnh kinh tế và chính trị đang gia tăng nhanh chóng của mình để mưu toan thiết lập một trật tự khu vực có lợi mà theo đó họ có thể hiện thực hóa các lợi ích biển của mình. Khi lựa chọn này tỏ ra không thành công, bắt đầu từ năm 2008 Trung Quốc đã chuyển hướng tiếp cận và áp dụng toàn diện sức mạnh chính trị, kinh tế, dân sự và bán quân sự để đạt được các mục tiêu này. Có thể nói chưa bao giờ trong suốt 6 thập kỷ vừa qua Trung Quốc có khi nào sử dụng luật pháp quốc tế để đạt được các lợi ích biển của mình cả.

Có 5 cách thức tiếp cận căn bản để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Liên quan đến các lựa chọn mang tính ngoại giao hay thể chế, giải pháp đầu tiên là thương lượng trực tiếp, song phương giữa các bên tham gia tranh chấp. Giải pháp thứ hai là đàm phán song phương thông qua một thể chế thích hợp, chẳng hạn như ASEAN hay LHQ, hoặc một cơ chế lâm thời giữa nhiều bên tranh chấp. Lựa chọn thứ ba là đưa tranh chấp ra phân xử thông qua một thể chế luật pháp quốc tế. Giải pháp thứ tư và thứ năm dựa trên sức mạnh – bao gồm cưỡng bức phi quân sự và xung đột vũ trang.

Trong 5 cách tiếp cận này, lựa chọn ưa thích của Trung Quốc là đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp, nhưng các cuộc đàm phán này đã không đi đến đâu trong suốt hai thập kỷ qua bởi Trung Quốc thường đòi hòi quá đáng so với những gì mà các đối tác đàm phán có thể nhượng bộ. Trung Quốc cũng đã tham gia vào các cuộc đàm phán đa phương trong quá khứ – cụ thể là trong giai đoạn từ 1995 đến 2008 – và lựa chọn này cũng đem lại một số thành công nhất định, điển hình là Tuyên bố chung của các bên về Biển Đông (DOC).

Khi ASEAN đoàn kết chống lại Trung Quốc sau sự kiện Đá Vành Khăn năm 1995, áp lực của tổ chức này đã buộc Trung Quốc phải hợp tác tích cực với ASEAN. Tuy nhiên, đến năm 2008, Trung Quốc cho rằng chỉ có mình đang đàm phán với thiện chí trong khi các bên khác tìm cách lợi dụng sự kiềm chế của Trung Quốc để giành quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên hydrocarbon quý giá. Trung Quốc sau đó đã tìm mọi cách để chia rẽ ASEAN, ngăn không cho tổ chức này tạo nên bất kỳ sức ép tập thể có ý nghĩa nào đối với mình.

Video đang HOT

Tương tự, cho đến nay Trung Quốc vẫn từ chối phương án dùng tòa án hay trọng tài quốc tế để phân xử tranh chấp cho dù không nghi ngờ gì là Trung Quốc thực lòng tin rằng các đòi hỏi của họ là công bằng và hợp lý, họ cũng thừa biết rằng luật pháp quốc tế không ủng hộ nhiều đòi hỏi của họ, đặc biệt là những đòi hỏi quá đáng – như quyền tài phán trên các vùng biển của Biển Đông dựa trên đường 9 đoạn. Sau cùng, trong vài thập niên trở lại đây, Trung Quốc đã bị ngăn không cho sử dụng xung đột vũ trang để giải quyết tranh chấp – giải pháp mà họ đã áp dụng thành công vào năm 1974 ở quần đảo Hoàng Sa và 1988 ở Đá Chữ Thập.

Bởi vậy, từ năm 2008 đến nay, trọng tâm chiến lược của Trung Quốc là tìm cách giải quyết khoảng trống giữa xung đột quân sự – lựa chọn mà họ bị ngăn cấm – và phương thức liên quan đến thể chế vốn bị Trung Quốc cho là không hiệu quả trong việc thúc đẩy lợi ích của họ. Trong khoảng trống giữa hai chiến lược này xuất hiện giải pháp dựa trên vũ lực: cưỡng bức/đe nẹt phi quân sự.

Một ví dụ điển hình về việc Trung Quốc triển khai các biện pháp cưỡng bực phi quân sự như thế nào để củng cố các đòi hỏi ở các khu vực biển xung quanh có thể thấy ở sự kiện bãi cạn Scaborough năm ngoái hay đụng độ giữa các tàu Trung Quốc và Philippines trong mấy tuần gần đây quanh Second Thomas Shoal hay cuộc tranh chấp dai dẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.

Những sự kiện này minh chứng cho một số khía cạnh chính yếu trong chiến lược của Trung Quốc nhằm thúc đẩy lợi ích của nước này trong phạm vi đường 9 đoạn. Trước tiên và có lẽ rõ ràng nhất là khoản đầu tư khổng lồ và chương trình mở rộng các cơ quan hàng hải dân sự. Trung Quốc hiện duy trì sự hiện diện liên tục tại các vùng biển tranh chấp. Số lượng tàu thuyền của họ thậm chí đông hơn hẳn số tàu thuyền gộp lại của tất cả các bên tranh chấp khác, tạo ra một sự hiện diện mang tính đe dọa và sự kiểm soát thực tế đối với phần lớn các vùng biển tranh chấp.

Yếu tố thứ hai của chiến lược này là sự hợp nhất năng lực hàng hải dân sự khổng lồ mà Trung Quốc đã phát triển được trong hai thập kỷ qua dưới hình thức mới của chiến tranh nhân dân. Các tàu cá Trung Quốc được cho là nhận các ưu đãi tài chính và hỗ trợ hậu cần để hoạt động trong khu vực phía nam của biển Đông và có thể đổ bộ ồ ạt vào một điểm nóng nhằm hỗ trợ hành động của chính phủ theo một cách thức áp đảo các lực lượng chấp pháp của các nước đối thủ – đặc biệt là ở Biển Đông.

Ba là, Trung Quốc có thể sử dụng đòn bẩy từ sức mạnh kinh tế vượt trội của mình thông qua những cam kết thương mại có chọn lọc của các doanh nghiệp nhà nước, các dự án hạ tầng và các món quà chính thức, viện trợ và cho vay ưu đãi. Những hình thức này có thể được mở rộng hay bị trì hoãn nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách quốc gia – một ví dụ có thể dẫn ra là việc nước này ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng 2010 hay việc hủy bỏ các đơn hàng nhập khẩu chuối từ Philippines năm 2012.

Thứ tư, Trung Quốc đã cải thiện các thể chế và luật pháp nội địa nhằm hợp lý hóa và quản lý các khu vực biển mà họ đang ngày càng giành được quyền kiểm soát. Những bộ luật này được xây dựng nhằm tổ chức và điều phối nỗ lực của các cơ quan trong nước nhưng chúng cũng nhằm nâng giá phải trả của các đối thủ. Bởi lẽ khi Trung Quốc ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn các đảo và vùng biển ở Biển Đông, họ đồng thời cũng ngăn chặn những hành động chống lại họ bằng cách xem tất cả những hành động đó như nguyên cớ để nước này phải tiến hành tự vệ.

Cũng như thế, Bắc Kinh đã gây áp lực tâm lý và dư luận lên các nước láng giềng bằng cách khuấy động cơn sốt dân tộc chủ nghĩa của người Trung Hoa cũng như thông qua các chiến dịch truyền thông, chẳng hạn như vụ tuyên truyền rầm rộ đầu năm 2012 về việc nước này triển khai giàn khoan nước sâu.

Thứ năm, mặc dù duy trì vai trò gián tiếp, Quân đội Giải phóng Trung Quốc (PLA) vẫn là một thành tố quan trọng trong chiến lược này. Giống như trong suốt sự kiện bãi cạn Scaborough, các tàu chiến của hải quân PLA chưa khi nào ở xa vị trí tranh chấp và những tàu chiến này đóng vai trò như một sự răn đe rằng Trung Quốc có thể kiểm soát bất kỳ hành động leo thang nào mà các nước đối thủ định thực hiện. Sự kết hợp của đòn bẩy kinh tế, sức mạnh hàng hải dân sự và sức mạnh răn đe quân sự đã cho phép Trung Quốc triển khai một chiến lược sẽ gây ra rất ít hậu quả leo thang căng thẳng, trừ phi xảy ra xung đột vũ trang.

Có thể nói chỉ có duy nhất một khía cạnh trong chiến lược của Trung Quốc liên quan đến luật pháp quốc tế. Trung Quốc sử dụng ngôn ngữ của luật pháp để biện hộ cho các đòi hỏi của mình và quyền sử dụng sức mạnh để theo đuổi những đòi hỏi đó. Nhưng đáng tiếc là Trung Quốc cho đến nay vẫn chọn cách không chính thức điều chỉnh các đòi hỏi của mình tuân theo luật pháp quốc tế hay sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế để giúp giải quyết tranh chấp biển với các quốc gia láng giềng. Nói tóm lại chiến lược hiện tại của Trung Quốc bao gồm sử dụng sức mạnh và thậm chí là vũ lực ở cường độ thấp chứ không phải là luật pháp quốc tế hay các cơ chế của nó.

Theo Dantri

Mỹ "tiền hậu bất nhất", bỏ mặc Philippines một mình ở biển Đông?

Trang mạng quốc phòng nổi tiếng của Mỹ Defencenews, vừa đăng tài một thông tin là Washington sẽ chấm dứt sứ mệnh của lực lượng đặc biệt Mỹ ở Philippines.

Ngày 10/06, Defencenews cho biết, Tư lệnh Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt Mỹ William McRae tiết lộ, Mỹ có thể sẽ triệt thoái một số đơn vị ở nước ngoài đang đảm nhận nhiệm vụ như một "cánh tay nối dài" của Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt Mỹ, tăng cường thực lực tác chiến đặc biệt Mỹ ở khắp nơi trên thế giới và chia sẻ thông tin tình báo với các đồng minh.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, sứ mệnh của lực lượng tác chiến đặc biệt Mỹ đóng quân ở một trọng điểm then chốt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ cũng sẽ nhanh chóng chấm dứt và triệt thoái khỏi quốc gia này.

Ngày 05/06, trong một cuộc họp báo tại Washington, ông McRae cho biết, do công tác huấn luyện và trợ giúp quân đội Philippines đã thành công mỹ mãn, Mỹ đang thảo luận khả năng chuyển giao những nhiệm vụ mà lực lượng tác chiến đặc biệt Mỹ đã đảm nhiệm trong suốt 11 năm qua cho quân đội Philippines.

Mỹ tiền hậu bất nhất, bỏ mặc Philippines một mình ở biển Đông? - Hình 1

Kỳ hạm của Hạm đội 7 là tàu chỉ huy đổ bộ LCC-19 USS Blue đã đến biển Đông ngày 29-5 vừa qua

Kể từ khi hoạt động "Tự do vĩnh cửu" bắt đầu triển khai ở Afghanistan đến nay, các hoạt động cố vấn, huấn luyện và trợ giúp quân đội Philippines của lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã bị xao lãng. Kể từ khi hoạt động này đã bắt đầu từ tháng 1 năm 2002, đã có 15 đội viên tác chiến đặc biệt thiệt mạng trong 1 tai nạn ngoài ý muốn, ngoài ra còn 2 người khác chết vì bị tập kích bằng bom chế tạo thủ công.

Hành động này đã đi ngược lại cam kết mới đây nhất của Mỹ là sẽ sát cánh cùng Philippines vượt qua sóng gió trên biển Đông mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã hứa với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin, trong thời gian hai bên cùng tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á 2013 (Diễn đàn Shangri-la).

Khi đó, Bộ trưởng Hagel nhấn mạnh, Philippines là một đồng minh rất quan trọng của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ sẽ tôn trọng tất cả các điều khoản được quy định trong Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines.

Cũng trong thời gian này, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Philippines còn thảo luận về vấn đề tăng cường hợp tác quốc phòng song phương, đặc biệt là vấn đề tăng cường số lượng binh lính Mỹ đồn trú ở Philippines nhằm đối phó với những thách thức chung của cả 2 nước. Thế nhưng bây giờ Hoa Kỳ lại định rút nốt số quân còn ít ỏi ở Philippines về nước.

Mỹ tiền hậu bất nhất, bỏ mặc Philippines một mình ở biển Đông? - Hình 2

Lực lượng tác chiến đặc biệt Mỹ sẽ rút khỏi Philippines?

Thời gian qua, Washington luôn lớn tiếng khẳng định Manila là đồng minh quan trọng nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoặc lợi ích của Mỹ gắn liền với lợi ích của Philippines..., nhưng trên thực tế khi Trung Quốc cướp quyền kiểm soát bãi cạn Scaborough (đảo Hoàng Nham), bao vây bãi Cỏ Mây... thì Mỹ lại không có hành động gì thiết thực nhằm bảo vệ Philippines theo đúng cam kết trong Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines.

Vừa qua, Giáo sư Benito Lim, một giáo sư chuyên nghiên cứu về chính phủ, chính sách đối ngoại và kinh tế chính trị ở trường Đại học Ateneo de Manila đã thẳng thắn lên tiếng, Manila đừng trông đợi gì vào Washington để đối phó với Bắc Kinh, vì Hoa Kỳ sẽ chẳng đời nào hi sinh mối quan hệ thương mại trị giá hàng tỷ USD với Trung Quốc vì "đồng minh thân thiết" Philippines.

Giáo sư Lim phân tích, Washington cũng có lợi ích quốc gia riêng của mình và họ phải bảo vệ nó, Manila không thể đổ lỗi cho đồng minh của mình nếu họ làm như vậy. Để khẳng định sự độc lập của mình, Philippines nên tự giảm dần sự quá lệ thuộc vào Mỹ và tìm kiếm "những cách thức sáng tạo" để giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc mà không từ bỏ chủ quyền đối với những vùng lãnh thổ mà Manila khẳng định là của mình.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Rùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người nàyRùng mình cách binh sĩ xưa giải quyết "sinh lý", đáng thương nhất là người này
17:45:17 30/04/2025
Chuyên gia Hàn Quốc nêu lý do Nga và Triều Tiên bất ngờ cùng xác nhận việc triển khai quân ở KurskChuyên gia Hàn Quốc nêu lý do Nga và Triều Tiên bất ngờ cùng xác nhận việc triển khai quân ở Kursk
13:51:39 29/04/2025
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dàiPhó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài
15:08:30 29/04/2025
Phát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung QuốcPhát hiện 9 đoạn Vạn Lý Trường Thành 2.000 năm tuổi ở Tây Bắc Trung Quốc
05:53:12 30/04/2025
Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạnĐảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn
18:45:12 29/04/2025
Kyiv Independent: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với MỹKyiv Independent: Ukraine sẵn sàng ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
21:53:50 30/04/2025
Na Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiếnNa Uy bước vào 'kỷ nguyên mới' về sức mạnh không quân với F-35 và tên lửa tiên tiến
15:34:15 30/04/2025
Nhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạngNhà hàng Trung Quốc bốc cháy dữ dội, 22 người thiệt mạng
10:44:56 30/04/2025

Tin đang nóng

Phương Mỹ Chi tranh cãi vì diễn diễu binh nhưng không tổng duyệt, nhờ người thế?Phương Mỹ Chi tranh cãi vì diễn diễu binh nhưng không tổng duyệt, nhờ người thế?
20:28:19 30/04/2025
Ca sĩ Duyên Quỳnh gây tranh cãi, cha đẻ ca khúc 2 tỷ view lên tiếngCa sĩ Duyên Quỳnh gây tranh cãi, cha đẻ ca khúc 2 tỷ view lên tiếng
23:01:07 30/04/2025
Diễu binh 30/4: "Chiếm sóng" truyền thông thế giới, chồng cũ Hằng Du Mục gây sốcDiễu binh 30/4: "Chiếm sóng" truyền thông thế giới, chồng cũ Hằng Du Mục gây sốc
21:55:16 30/04/2025
Nam danh hài hơn mẹ vợ 2 tuổi, ở nhà mặt tiền trung tâm quận 5 TP.HCM, có 3 con riêngNam danh hài hơn mẹ vợ 2 tuổi, ở nhà mặt tiền trung tâm quận 5 TP.HCM, có 3 con riêng
22:47:18 30/04/2025
Kỳ Duyên tranh cãi khi mặc áo Đoàn đeo khăn quàng đỏ, liền lên tiếng, gỡ hết ảnhKỳ Duyên tranh cãi khi mặc áo Đoàn đeo khăn quàng đỏ, liền lên tiếng, gỡ hết ảnh
19:54:01 30/04/2025
Nữ BTV có pha xử lý cực tinh tế khi phỏng vấn em bé trên sóng trực tiếp sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4Nữ BTV có pha xử lý cực tinh tế khi phỏng vấn em bé trên sóng trực tiếp sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4
18:44:46 30/04/2025
"Thám tử Kiên" Quốc Huy: Nam thân màn ảnh Việt, cưới vợ hơn 10 năm chưa có con"Thám tử Kiên" Quốc Huy: Nam thân màn ảnh Việt, cưới vợ hơn 10 năm chưa có con
20:09:11 30/04/2025
Truyền thông quốc tế ấn tượng về đại lễ 30-4 của Việt NamTruyền thông quốc tế ấn tượng về đại lễ 30-4 của Việt Nam
18:36:56 30/04/2025

Tin mới nhất

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu

22:16:08 30/04/2025
Động thái này phù hợp với mục tiêu của EU trong việc tăng cường năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu nội khối nhằm phục vụ cuộc đua toàn cầu về trí tuệ nhân tạo.
Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

Tổng thống Putin: Di sản Thế chiến II của Nga đang bị bóp méo vì mục đích chính trị

22:14:18 30/04/2025
Phát biểu tại Đại hội quốc tế chống phát xít lần thứ ba, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sự thật lịch sử và chống lại tình trạng lan rộng các tư tưởng cực đoan.
Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

Kỳ vọng tăng trưởng bền vững giữa áp lực hội nhập và cải cách

22:04:28 30/04/2025
Các rủi ro bên ngoài từ bất ổn địa chính trị, xung đột thương mại cho đến chính sách thuế quan mới từ Mỹ tiếp tục là những yếu tố tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế.
GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

GDP suy giảm trong quý 1: Kinh tế Mỹ có thể chịu đựng đến đâu giữa 'bão thuế quan'?

21:59:35 30/04/2025
Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, sau khi điều chỉnh theo lạm phát, đã giảm ở mức 0,3 phần trăm hàng năm trong ba tháng đầu năm - một sự đảo ngược kinh ngạc so với mức tăng trưởng mạnh vào cuối năm ngoái.
Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

Seoul ra mắt bản tin kỹ thuật số và vlog dành cho cư dân nước ngoài

21:52:47 30/04/2025
Ngoài ra, chính quyền Seoul cho biết nhằm cung cấp thông tin thực tế cho người nước ngoài đang cân nhắc du học hoặc chuyển đến Seoul, tập đầu tiên của một Vlog do sinh viên quốc tế và cư dân nước ngoài sống tại thủ đô Hàn Quốc tạo ra.
Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng vượt kỳ vọng

21:49:51 30/04/2025
Tổng thống Trump đã thông báo áp thuế 20% đối với phần lớn hàng hóa châu Âu từ ngày 2/4 trước khi tuyên bố tạm dừng trong 90 ngày, nhưng mức thuế cơ bản 10% trên toàn thế giới vẫn được duy trì.
Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

Cựu trợ lý của chính trị gia Đức bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc

21:47:59 30/04/2025
Các công tố viên cáo buộc Jian G. đã thu thập hơn 500 tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu được phân loại là "đặc biệt nhạy cảm" và chuyển cho cơ quan tình báo Trung Quốc.
Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

Thế giới đang đứng trước 'mùa Đông kinh tế' năm 2025

21:46:35 30/04/2025
Nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận giảm thuế, tăng trưởng toàn cầu có thể phục hồi. Nhưng điều này phụ thuộc lớn vào tính nhất quán trong chính sách của Mỹ.
Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

Iran thông báo kế hoạch vòng đàm phán hạt nhân thứ 4 với Mỹ

21:44:09 30/04/2025
Trước những lời đe dọa trên, phái bộ Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) nêu rõ: Ngoại giao thực sự không thể tiến hành dưới sự đe dọa hoặc áp lực . Tehran nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán chỉ nên tập trung vào vấn đề hạt nhân và việc dỡ bỏ lệ...
Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

Reuters: Trung Quốc lập danh sách hàng hóa Mỹ được miễn thuế 125%

21:42:08 30/04/2025
Theo đó, trong một cuộc họp gần đây, chính quyền tại miền Đông Trung Quốc đã đề nghị một nhóm vận động doanh nghiệp nước ngoài thông báo về mọi tình huống cấp thiết do căng thẳng thuế quan gây ra để đánh giá từng trường hợp cụ thể.
Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á

17:38:55 30/04/2025
Động thái đưa S-300PS tới Kyrgyzstan cho thấy Nga quyết tâm duy trì ảnh hưởng quân sự tại Trung Á, bất chấp áp lực từ Mỹ, NATO và tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc.
'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

'Cơ hội vàng' cho châu Âu giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

16:46:17 30/04/2025
Trong khi Mỹ và Trung Quốc ăn miếng trả miếng , châu Âu có thể tận dụng lợi thế của mình để củng cố vị thế trên trường quốc tế. Châu Âu có thể trở thành một trung tâm thương mại tự do, thu hút đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?

Sao âu mỹ

23:20:55 30/04/2025
Airyn De Niro con gái của nam diễn viên kỳ cựu Robert De Niro và nữ diễn viên Toukie Smith mới đây đã chính thức công khai là người chuyển giới nữ trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Them.
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào

Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào

Sao việt

23:06:00 30/04/2025
Khoảnh khắc các nghệ sĩ tái hiện lại những năm tháng lịch sử khiến hàng triệu trái tim dõi theo vừa tự hào vừa xúc động.
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ

Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ

Sao châu á

22:57:10 30/04/2025
Trang Xports News ngày 30-4 thông báo Lee Sang Min đang chuẩn bị cho một đám cưới riêng tư, chỉ có người thân hai bên cùng bạn bè thân thiết.
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt

Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt

Ôtô

22:30:33 30/04/2025
Tại Triển lãm Ôtô Thượng Hải 2025, Hongqi tiếp tục giới thiệu những sản phẩm chiến lược của thương hiệu trong thời gian tới. Được chờ đón nhất chính là thế hệ thứ hai của mẫu sedan hạng sang Hongqi H9.
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ

Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ

Xe máy

22:21:47 30/04/2025
Hiện tại, Yamaha 135LC Fi 2025 được nhập khẩu và phân phối bởi Rebel Motor tại Việt Nam. Tuy nhiên, giá bán cụ thể của các phiên bản vẫn chưa được công bố chính thức.
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy

3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy

Trắc nghiệm

22:17:33 30/04/2025
Theo tử vi dự đoán, 3 con giáp sau nhiều lộc nhiều tiền, không thành tỷ phú cũng là đại gia.Tuổi Thìn cần hết sức cẩn trọng khi xử lý công việc do đây là ngày tuổi xung
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4

Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4

Tin nổi bật

21:31:47 30/04/2025
Tối 30/4, hàng vạn người đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi nhân dịp nghỉ lễ, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trên nhiều tuyến đường. Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) cũng trở nên quá tải với dòng người đông đúc, tạo nên không ...
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè

Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè

Thời trang

21:18:32 30/04/2025
Mùa hè năm nay đang chứng kiến sự trở lại đầy ngoạn mục của họa tiết hoa lá, một xu hướng thời trang vừa rực rỡ, vừa lãng mạn, chiếm lĩnh mọi sàn diễn và tủ đồ của các tín đồ thời trang.
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt

Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt

Phim châu á

20:55:58 30/04/2025
Loạt phim hoạt hình Trung Quốc Na Tra không chỉ gây sốt trong nước mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trên thị trường quốc tế. Phần đầu tiên Na Tra: Ma Đồng Giáng Thế (2019) từng thu về hơn 742 triệu USD toàn cầu.
Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông

Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông

Netizen

20:12:34 30/04/2025
Va chạm dẫn đến mâu thuẫn khi tham gia giao thông, nam tài xế điều khiển xe bán tải dùng gậy bóng chày dọađối phương
Nàng WAG vượt cả Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền, được dân mạng khen xinh nhất, lộ diện sau sinh không thể nhận ra

Nàng WAG vượt cả Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền, được dân mạng khen xinh nhất, lộ diện sau sinh không thể nhận ra

Sao thể thao

19:02:56 30/04/2025
Trong thời gian gần đây, trên các diễn đàn mạng xã hội, Mai Hà Trang - vợ của cầu thủ Hà Đức Chinh bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý khi nhiều người dành lời khen có cánh cho nhan sắc của cô.