Nhận diện “bẫy” lừa qua điện thoại và những khuyến cáo “sống còn” của cơ quan Công anIFrame
Có những nạn nhân đã mất vài tỷ đồng vì “bẫy” lừa đảo qua điện thoại của tội phạm.
Không ít người vì cả tin xen lẫn sợ hãi trước “chiêu trò” của chúng, để rồi toàn bộ số tiền dành dụm được bỗng dưng biến mất.
Thời gian qua, trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung xảy ra nhiều vụ việc người dân bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Loại tội phạm này rất tinh vi, chúng hoạt động có đường dây và thường “tấn công” nạn nhân dồn dập, khiến nạn nhân không kịp xoay trở.
Trao đổi với phóng viên ANTĐ, đại diện phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – CATP Hà Nội cho biết, nhóm tội phạm này thường giả danh là nhân viên bưu điện, gọi điện đến số máy cố định của các gia đình, thông báo về việc nợ cước bưu điện, hoặc nợ thẻ tín dụng của ngân hàng. Khi khách hàng phản hồi không biết, hoặc không liên quan, chúng sẽ vờ nối máy cho một đối tượng khác, giả danh là cán bộ điều tra.
Tội phạm “tấn công” liên tiếp qua điện thoại để nạn nhân không đủ bình tĩnh, sáng suốt suy xét vấn đề và dễ dàng trở thành “con mồi” của chúng
Chúng sẽ dẫn dắt các nạn nhân vào một vụ án liên quan đến việc rửa tiền, hoặc đường dây mua bán ma túy, khiến nạn nhân hoang mang, lo sợ, từ đó không còn đủ tỉnh táo để suy xét vấn đề. Tinh vi hơn, nhiều đối tượng còn làm giả “Quyết định khởi tố”, hoặc Lệnh bắt giữ, để nạn nhân sợ hãi kêu oan. Sau đó, chúng sẽ yêu cầu những người này chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng để kiểm tra, nhưng thực chất là để rút sạch tiền của nạn nhân.
Mới đây, nhiều người đã bị mắc lừa bởi một ứng dụng giả danh mang tên “Bộ Công an”. Ứng dụng này được tội phạm yêu cầu các nạn nhân cài đặt vào máy, thực chất là để đọc được các tin nhắn đến thông qua một thiết bị công nghệ khác. Từ đó, chúng “đánh cắp” mã OTP và thực hiện các lệnh chuyển tiền.
Người dân tuyệt đối không được chuyển tiền vào bất cứ tài khoản nào theo yêu cầu của đối tượng
Để khuyến cáo người dân trước các thủ đoạn tinh vi của tội phạm, cơ quan chức năng đưa ra một vài cảnh báo cũng như cách nhận diện tội phạm giả danh công an nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Thứ nhất, cơ quan Công an không bao giờ tổ chức ghi lời khai qua điện thoại.Việc ghi lời khai phải tiến hành trực tiếp giữa cán bộ điều tra và những người liên quan, được lập biên bản theo quy định của Bộ Luật TTHS.
Thứ hai, cơ quan Công an, Tòa án không bao giờ gửi các lệnh bắt, lệnh tạm giam hay các văn bản hoạt động tố tụng qua điện thoại, tin nhắn hay các ứng dụng/phần mềm giả mạo. Các trường hợp bắt người đều phải tiến hành tại nơi ở/ nơi làm việc của đối tượng và có chính quyền địa phương chứng kiến.
Thứ ba, cơ quan Công an Không bao giờ yêu cầu những người liên quan chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân vì bất kỳ mục đích gì. Các hoạt động tạm giữ, thu giữ tiền, đồ vật, tài sản phải được làm việc trực tiếp và lập thành biên bản theo trình tự Bộ luật TTHS.
Thứ tư, cơ quan Công an không có bất kỳ ứng dụng/ phần mềm điện thoại nào lấy danh nghĩa phục vụ hoạt động điều tra.
Do vậy, khi trao đổi qua điện thoại, thấy có các dấu hiệu trên, người dân cần ngay lập tức báo cho cơ quan công an để kịp thời nắm được vụ việc, tổ chức điều tra, xác minh.
Ứng dụng giả danh “Bộ Công an” mà các đối tượng yêu cầu nạn nhân cài đặt mục đích để chúng dễ dàng đọc được mã OTP để thực hiện các thao tác chuyển tiền. Do vậy, người dân cần cảnh giác, không làm theo yêu cầu cài đặt bất cứ ứng dụng nào qua các đường link chúng gửi tới và báo ngay cho cơ quan công an gần nhất
Cơ quan công an cũng đưa ra cách xử lý tình huống khi gặp phải:
Một là, khi đối tượng thông báo nợ cước điện thoại hoặc nợ thẻ tín dụng/ Đối tượng nói tài khoản Ngân hàng có liên quan đến đường dây rửa tiền, ma túy… Đề nghị gửi thông báo cước/ giấy mời về địa chỉ nhà riêng, và không nghe máy tiếp, lập tức hỏi ý kiến người thân trong gia đình hoặc những người hiểu về luật pháp. Lưu ý không cung cấp bất kỳ thông tin gì, nếu là nhân viên bưu điện/ ngân hàng thật sẽ có thông tin.
Hai là, đối tượng yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản để xác minh, nếu không liên quan đến vụ án sẽ trả lại. Trong trường hợp này, đề nghị tuyệt đối không được chuyển tiền. Nếu là Công an và để phục vụ quá trình điều tra sẽ phối hợp với ngân hàng để phong tỏa tài khoản.
Ba là, đối tượng yêu cầu không được nói chuyện với người thân để giữ bí mật điều tra; hay để không ảnh hưởng uy tín, danh dự… Thực chất điều này nhằm uy hiếp tinh thần người bị hại, không để người bị hại hỏi những người tỉnh táo có kinh nghiệm. Do vậy, trong tình huống này cần tắt điện thoại và hỏi ý kiến người thân gần nhất.
Bốn là, khi ra ngân hàng chuyển tiền, các đối tượng thường yêu cầu bị hại mở điện thoại liên tục. Mục đích để theo dõi bị hại và không để bị hại có thời gian nói chuyện người thân. Đề nghị người dân trong trường hợp này cần dừng cuộc trò chuyện và hỏi ý kiến người thân.
Năm là, khi ra ngân hàng chuyển tiền, các đối tượng gọi điện thường yêu cầu bị hại không nói nội dung sự việc đang trao đổi với nhân viên ngân hàng và hướng dẫn bị hại lấy lý do khác để chuyển tiền. Trong trường hợp này, khi nhân viên ngân hàng nghi ngờ cần nói đúng sự thật để được lời khuyên đúng đắn.
Sáu là, đối tượng cung cấp thông tin cá nhân: số tài khoản ngân hàng, số CMND, địa chỉ… Đề nghị người dân tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào.
Bảy là, không cài đặt bất cứ một ứng dụng nào thông qua các đường link mà các đối tượng gửi tới.
Đây là những tình huống và cách xử lý, giúp người dân thoát khỏi “bẫy” lừa đảo của tội phạm qua điện thoại. Hy vọng mỗi người dân cần tỉnh tảo trước thủ đoạn tinh vi của tội phạm, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo anninhthudo
Băng tội phạm người Trung Quốc dùng máy kích hoạt giọng nói đi lừa đảo
Nghi phạm 35 tuổi cầm đầu băng nhóm sử dụng máy kích hoạt giọng nói, giả công an, viện kiểm sát để đe doạ nạn nhân, yêu cầu họ chuyển tiền vào tài khoản của chúng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp đang phối hợp với Công an thị xã Thuận An (Bình Dương) điều tra nghi phạm người nước ngoài, sử dụng máy kích hoạt giọng nói đe doạ nạn nhân, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản để chiếm đoạt khoảng 1,7 tỷ đồng.
Đầu tháng 8, bà L.T.K.T. (53 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh) đến cảnh sát trình báo có người sử dụng số điện thoại di động gọi đến bà xưng tên Quỳnh, làm việc tại Bưu chính Viễn thông Đà Nẵng.
Người này thông báo bà T. có gửi kiện hàng đến ông Trần Văn Quang đang ở nước ngoài nhưng giao dịch không thực hiện được. 15 phút sau, bà T. tiếp tục nhận cuộc gọi của một người đàn ông xưng là đại úy Phạm Tuấn Anh, cán bộ điều tra Công an TP Đà Nẵng.
Người này cho biết bưu kiện của bà T. gửi có liên quan đến đường dây rửa tiền ra nước ngoài. Anh ta dọa rằng, vụ việc đang nằm trong chuyên án điều tra của cảnh sát.
Người đàn ông ở Cần Thơ từng bị nhóm người giả lực lượng công an, viện kiểm sát gửi lệnh bắt giữ (giả) yêu cầu chuyển 2 tỷ đồng để xác minh. Ảnh: Minh Anh.
Nếu bà T. không liên quan đến kiện hàng này cũng như hoạt động tội phạm thì thống kê tài sản hiện có, gửi tiền vào tài khoản Trần Mạnh Hùng để họ quản lý. Sau khi kiểm tra, số tiền này không liên quan đến hoạt động tội phạm thì sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu.
Tin tưởng, bà T. đến ngân hàng chuyển 1,2 tỷ đồng xong, hôm sau mới phát hiện lừa đảo.
Cảnh sát vào cuộc điều tra, phát hiện với thủ đoạn này, ngày 18/7, một nạn nhân ở thị xã Thuận An đã chuyển 450 triệu đồng vào số tài khoản Trần Mạnh Hùng.
Theo cơ quan điều tra, thủ đoạn nhóm người lừa đảo là giả lực lượng công an, viện kiểm sát. Chúng điện thoại cho nạn nhân nói họ liên quan đến vụ án rửa tiền và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản kiểm tra tính hợp pháp. Nếu số tiền này không liên quan đến vụ án, sau đó sẽ được hoàn trả.
Chủ tài khoản được cảnh sát triệu tập. Người này khai nhận đã mở tài khoản ngân hàng, đưa cho Lê Minh Tâm - giám đốc công ty chuyên cho thuê ôtô tự lái quản lý. Mỗi khi có tiền chuyển đến, Tâm yêu cầu ông ta đến ngân hàng rút ra mang về nộp lại cho mình.
Làm việc với cảnh sát, vị giám đốc này thừa nhận quen với người đàn ông tên là A Quý (35 tuổi, ở Đài Loan). Gần hai tháng trước, A Quý yêu cầu Tâm cung cấp một số tài khoản ngân hàng để chuyển tiền vào. Tâm có nhiệm vụ rút tiền chuyển đến, sau đó mang về giao cho A Quý và được hưởng một khoản hậu hĩnh.
Cảnh sát đã bố trí lực lượng bắt quả tang A Quý tại khu dân cư ở thị xã Thuận An. Cảnh sát nhận định, A Quý là kẻ cầm đầu trong băng nhóm tội phạm có tổ chức chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Người đàn ông này sử dụng máy kích hoạt giọng nói, gọi điện dọa một số người rằng họ có liên quan đến hoạt động tội phạm để yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản.
Băng nhóm của A Quý gây ra 3 vụ lừa đảo tại Bình Dương, Đồng Nai và Đồng Tháp, chiếm đoạt số tiền khoảng 1,7 tỷ đồng. Cảnh sát đang củng cố hồ sơ làm rõ hành vi nhóm người này.
Theo Zing.vn
Chiêu lừa mới của đối tượng giả danh cán bộ điều tra Phòng CS kinh tế CATP Đà Nẵng ngày 27-8 cho biết, vừa tiếp nhận thông tin của một bị hại bị nhóm đối tượng lừa đảo công nghệ cao chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Để lừa được bị hại, các đối tượng liên tục dùng chiêu "chất vấn", hù dọa khiến nạn nhân hoảng sợ, buộc mang hết tất cả số tiền...