Nhan đề chán ngắt toàn chữ, nữ sinh liền hô biến thành tác phẩm nghệ thuật: Đẹp thế này không giỏi Văn mới lạ!
Nhìn nhan đề mà thích mắt ghê, chỉ muốn mở sách học bài luôn.
Văn học chưa bao giờ là môn “dễ nuốt” với tụi học trò khi yêu cầu sự mơ mộng, sáng tạo và văn chương nhiều chữ một chút. Đồng thời, sách giáo khoa của môn học này cũng không có nhiều hình ảnh minh họa, thế nên nhìn vào sách Văn toàn chữ là chữ khiến 10X chỉ muốn “xỉu up xỉu down”.
Tuy nhiên, với dân chuyên Văn thì vấn đề này lại có cách khắc phục hiệu quả. Trước khi tiến hành ghi chép bài giảng, cô bạn đã dùng bút màu vẽ minh họa cho nhan đề tác phẩm, ở dưới có tóm tắt ngắn gọn những chi tiết quan trọng của bài học.
Đặc biệt, mỗi nhan đề lại được trang trí theo đúng tinh thần tác phẩm. Như trong Chí Phèo sẽ có bát cháo hành mà Thị Nở dành cho Chí Phèo khi ốm, Chiếu Cầu Hiền mô phỏng bản chiếu thời xưa, Chữ Người Tử Tù lại là bút nghiên – giấy mực…
Học Văn chán quá, nữ sinh hô biến nhan đề thành bức tranh sinh động
Mỗi nhan đề đều có sự liên kết với nội dung tác phẩm
Bát cháo hành do Thị Nở nấu cho Chí Phèo khi bị ốm
Video đang HOT
Ở nhan đề Hai Đứa Trẻ, đoàn tàu cùng lũy tre làng được tái hiện lại
Được biết, những bức vẽ này là do cô bạn Khánh Phương đang học ở trường cấp 3 tại TP.HCM sáng tạo ra. Dù chữ của Khánh Phương không quá đẹp, nhưng theo nhận xét của số đông là tròn vành rõ chữ, nét nào ra nét nấy rất dễ đọc.
Nhiều người cũng tinh ý nhận ra, cô bạn còn học một số tác phẩm nâng cao như Lưu Biệt Xuất Dương (tác giả Phan Bội Châu), hay Hầu Trời (nhà thơ Tản Đà)… chứng tỏ lực học cũng phải thuộc hàng dân chuyên Văn đấy!
Học tác phẩm nâng cao chứng tỏ sức học “không phải dạng vừa” của cô nữ sinh
Hình ảnh bút, giấy và nghiên mực mà nhân vật Huấn Cao viết trước khi bị đem ra xét xử
Chỉ sau 1 tiếng đăng tải, bài viết đã nhận được hàng nghìn lượt like cùng bình luận khen ngợi. Không ít người phải xuýt xoa trước sự sáng tạo của cô bạn, và cho rằng nếu có quyển vở Văn thế này thì tinh thần học sẽ tăng lên gấp 10 lần!
Bạn G.L chia sẻ: “Có quyển vở Văn này thì sẽ tự giác học lắm đây, ngưỡng mộ chủ nhân của bức tranh quá!”.
“Đọc sương sương thấy bạn học cả tác phẩm nâng cao, chắc là dân chuyên Văn rồi. Nhìn vở thôi đã muốn nắn nót, chăm chỉ học bài, thế này ai còn kêu Văn chán nữa” , bạn L.A tâm sự.
Cùng xem thêm một số nhan đề đặc sắc khác nhé!
Ảnh: Khánh Phương
Choáng với sách giáo khoa của dân chuyên Văn: Chằng chịt ghi chú, nhìn qua đã thấy chóng mặt
Nhắc tới dân chuyên Văn, chuyên xã hội là nghĩ ngay tới những người có khả năng cảm thụ thơ văn, ghi nhớ kiến thức và liên tưởng phi thường.
Những bài kiểm tra Văn, Sử, Địa dường như không có cửa để gây khó cho học sinh chuyên ban này. Thỉnh thoảng, dân tình lại rỉ tai nhau nghe một truyền thuyết, rằng dân chuyên Văn có thể viết liền tù tù 3 mặt giấy trong vòng nửa tiếng kể từ khi phát đề.
Cách học truyền thống và thường xuyên được học trò các lớp xã hội áp dụng, đó là đọc thật nhiều tài liệu, sách vở, thậm chí ghi chú ngay trong sách giáo khoa về bất cứ thông tin nào mình nghe được. Bên cạnh đó, việc thường xuyên cập nhật thông tin đời sống, xã hội cũng rất cần thiết nếu bạn muốn có vốn liên tưởng tốt đối với các môn xã hội.
Bởi vậy mà mới đây, bức hình chụp trang sách Ngữ văn với dày đặc những dòng chữ viết tay được đăng tải lên mạng xã hội đã khiến dân tình không khỏi trầm trồ.
Thoáng qua, ai cũng nghĩ đây là sách của dân chuyên Văn thứ thiệt, ghi chú nhiều tới mức không đoán nổi trang sách gốc này đang nói về bài học nào. Sau một hồi chắp nối các dòng chữ in còn... đọc được trên giấy, dân tình mới ồ ra, đây là bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thuộc chương trình Ngữ văn lớp 9.
Ảnh: Vy Phạm
Trên trang sách vốn đã nhiều chữ, chủ nhân của cuốn Ngữ văn 9 tiếp tục ghi đè thêm rất nhiều chú thích khác. Từ những lưu ý về từ ngữ, về hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng, về các ý tứ liên kết trong từng câu thơ, bạn học sinh này còn ghi chú thêm các ý mở rộng có thể phân tích về bài thơ, nhằm phục vụ cho việc phân tích nâng cao sau này. Giở từng trang sách, kiến thức tuôn ồ ạt là đây chứ là đâu.
Trên thực tế, thói quen ghi chép kiến thức vào sách giáo khoa tuy không phải phương pháp học gì đặc biệt. Đôi khi nó thể hiện bạn là người rất chuyên tâm cho chuyện học. Đôi khi lại chỉ ra rằng bạn... quên vở viết ở nhà, đành ghi tạm vào sách như một lựa chọn 'dễ học' nhất . Mỗi người sẽ có một cách học khác nhau, thế nhưng việc ghi chép lại liên tục và chẳng chịt chữ nghĩa như vậy có vẻ không được dân tình ủng hộ lắm. Việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức một lúc mà không có phương pháp ôn tập cụ thể sẽ khiến chính chủ nhân cuốn sách phải bối rối vì chẳng biết đâu là kiến thức trọng tâm.
Ảnh: Duy Đỗ
' Mình cũng dân chuyên Văn mà học có thấy đến mức phải ghi từa lưa lên sách như vậy đâu. Học văn mà ghi chằng chịt vậy, mai mốt lật sách ra học vô mới lạ á' - Bạn Phương Hoàng bình luận.
' Bạn ấy ghi hết ra trang sách thế này lại khiến mọi người nghĩ dân chuyên Văn học hành thiếu khoa học, lúc nào cũng chỉ có chữ trong đầu. Mình không biết mọi người thế nào, nhưng mình thường dành ra một cuốn sổ riêng để ghi chép những điều bên lề sau mỗi tác phẩm, bài học. Mỗi tuần mình sẽ ngồi hệ thống lại cuốn sổ đó, ghép các kiến thức cùng đặc điểm hoặc có thể liên hệ chéo với nhau lại một nhóm. Sau này nhớ một lại nhớ sang hai luôn' - Bạn Bình An chia sẻ.
'Người đưa thư tình' và cuộc sống trong mắt chàng trai trẻ Người trẻ có cách cảm nhận cuộc sống rất riêng, chân thành và cởi mở. Ai đó nhẹ nhàng cho qua mọi thứ không phải vì sự nông nổi, chỉ là họ thiết tha theo một cách khác mà thôi. Mỗi chúng ta ai cũng chỉ có một cuộc đời để sống. Hàng ngày, cả nghìn bài học về giá trị của cuộc...