Nhận dạng nỗi kinh hoàng mang tên taxi “dù”
Với nỗi kinh hoàng mà taxi &’dù’ mang lại thì việc nhận dạng nó để phòng chống là một điều hết sức cần thiết. Việc nhận dạng phải đầy đủ trên các phương diện như xe, tài xế, thời gian, địa điểm hoạt động…
Taxi “dù” là loại taxi không có đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng có thẩm quyền, tức là không có giấy phép kinh doanh taxi. “Hãng” taxi này cũng không có trung tâm điều hành liên lạc, kiểm soát an toàn giao thông, công-tơ-mét tính tiền thường bị tháo kẹp chì, chỉnh lại.
Dạng taxi này tự phát, tự gắn logo, số điện thoại và bắt khách ở mọi lúc mọi nơi. Có những chiếc taxi “dù” vẫn có biển số hay số điện thoại đẹp, dễ nhớ và thương hiệu “nhái” như Vinasum, M.Taxi… để “đánh lừa” khách hàng ở các bến xe, bệnh viện, trung tâm giải trí, danh lam, thắng cảnh, trước cửa khách sạn, nhà hàng lớn…
Một tài xế taxi “dù” đang chở khách. (Ảnh: Phong Vũ)
Trong vai một hành khách đi taxi vào ban đêm, phóng viên VTC News đã có chuyến thâm nhập thế giới của taxi “dù”.
Bến xe Nước Ngầm (Hoàng Mai, Hà Nội) lúc 23 giờ đêm vắng khách nên sự xuất hiện của một vị khách là tâm điểm của những lời mời từ cánh tài xế taxi.
“Ông anh về đâu lên xe em chở, xe em là xe mới nên ông anh cứ yên tâm đi”, vừa nói tài xế vừa giành lấy túi xách mà chưa cần biết câu trả lời.
Tôi cố nán lại, tài xế hỏi tiếp và ra giá 100 nghìn đồng khi tôi nói muốn về phố Trần Khát Chân. Tôi chê đắt rồi ngóng sang một chuyến khác. Ngay lập tức, một tài xế khác đến mời chào với mức giá “mềm” hơn, tôi đồng ý và lên xe trong lời nói bất lịch sự của tài xế trước.
Khác với tài xế các hãng taxi trong bộ quần áo đồng phục lịch sự, khi lên xe đều ăn nói nhỏ nhẹ, bấm đồng hồ để khách hàng kiểm tra… thì lần này, tôi ngồi sau vô lăng là một anh tài xế ấn tượng bởi đầu trọc lóc, mặc quần bò áo phông, cổ đeo chiếc vòng bạc cỡ lớn, trên hai tay còn lộ rõ những hình xăm “quái vật”…
Video đang HOT
Ra khỏi cổng bến, tôi hỏi: “Xe mình của hãng nào mà tính cước như xe ôm vậy, không thấy đồng hồ báo cước đâu?”. “Xe em là xe tự do ông anh ạ” – Tài xế trả lời.
Tôi thắc mắc, xe tự do mà cũng “trang điểm” như xe của hãng, thậm chí còn có giấy phép treo ở đầu xe, tài xế nói: “Thú thực với anh, trước đây em có chạy cho hãng này, sau này tích cóp được nên mới mua xe này, chạy tự do cho thoải mái, giấy tờ thì nhờ người này người nọ, mỗi năm mất tý chút gọi là “lệ phí” rồi cũng có chứ khó khăn gì đâu anh”.
Ban đêm là thời điểm taxi “dù” lộng hành. (Ảnh minh họa: Phong Vũ)
Thấy tôi im lặng, tài xế tiếp tục phân trần: “Em chạy cho hãng này gần 5 năm nhưng lương thưởng thấp, làm theo ca nên vất vả, số tiền thu được phải nộp về công ty. Từ khi chạy xe mình, thích chạy lúc nào thì chạy, tiền thu được cũng chẳng phải nộp cho ai cả, mỗi ngày chỉ cần chạy vài cuộc là đủ ăn chứ không phải chạy cả ngày như trước đây”.
“Chạy thế này không sợ công an hay thanh tra giao thông à?” – Tôi hỏi chưa dứt lời thì tài xế đã nói: “Sợ gì ông anh, đen đủi thì bị bị bắt, nộp phạt rồi chạy tiếp, lo gì?”.
Về gần đến nơi, tôi trả tiền, tưởng chỉ với trả với số tiền đã thống nhất từ trước nào ngờ tài xế lại xin thêm tiền bồi dưỡng vì “chạy vào ban đêm”, tổng cộng là 100 nghìn đồng. Đôi co một lúc thì tôi nhận ngay được câu hỏi dọa nạt, “ông anh có đồng ý thanh toán không thì bảo…?”
Mở cốp xe ra lấy hành lý, tôi vô tình nhìn thấy mấy ống tuýp sắt ngắn và một thanh kiếm được giấu phía dưới. Thấy tôi nhìn, tài xế lý giải rằng: “Phải găm để phòng thân ông anh ạ, chạy đêm hôm với lại là xe nhà, mình phải tự vảo vệ mình thôi”, nói rồi anh tài xế sửa lại, lấy tấm vải phủ lên trên rồi lên xe chạy đi.
Qua tìm hiểu của phóng viên, hầu hết taxi “dù” đều có “hàng nóng” và tài xế cũng rất hiếu chiến, sẵn sàng “xử” nhau khi bị tranh giành khách, thậm chí “xử” luôn cả khách nếu khách đôi co, không chịu trả tiền với mức “cắt cổ”.
Khách hàng, đặc biệt là phụ nữ và người già, dù biết bị tính tiền sai nhưng khi thắc mắc còn bị tài xế ép, dọa nạt nên đành phải trả.
Với những gì đang diễn ra, rõ ràng, taxi “dù” đang là một vấn nạn nhức nhối trên địa bàn Hà Nội.
Theo VTC
Mãi lộ ở Thái Nguyên - Nỗi kinh hoàng của lái xe
Từ lâu CSGT Thái Nguyên đã là nỗi kinh hoàng đối với cánh tài xế xe tải chở hàng hóa. Những ngày bám theo các chuyến xe, phóng viên đã ghi lại được nhiều cảnh "làm luật" diễn ra công khai.
Anh L.V.P (35 tuổi, quê Hưng Yên) lái xe tải có thâm niên nghề hơn 10 năm, từng lái xe chở hàng thuê chạy khắp Bắc- Trung- Nam mà vẫn phải thốt lên: Chưa có nơi nào CSGT "làm luật" dày và bậy bạ như ở đây!
Chặn đầu
Anh L.V.P và một số tài xế nhận chở đá sỏi thuê cho một đơn vị làm đường giao thông. Theo yêu cầu của công trình, các anh phải vận chuyển hàng vạn tấn sỏi chạy từ mỏ đá đến điểm tập kết, khoảng 20km. Thực hiện cam kết vận chuyển không quá trọng tải, không để rơi vãi vật liệu, nhóm của anh P chấp hành nghiêm chỉnh, căng bạt kín thùng xe.
CSGT đang "làm luật" tại điểm thuộc Đồng Hỷ và trên đoạn đường tránh TP. Thái Nguyên (ảnh trích từ clip).
"Những ngày đầu, chúng tôi chạy xe chẳng thấy họ đâu, nhưng chỉ vài ngày sau đó xuất hiện nhiều nhóm CSGT yêu cầu chúng tôi "làm luật". Có nhóm còn chặn chúng tôi ở ngay lối ra vào mỏ đá" - anh P nói.
Khoảng 9 giờ sáng 24.7, chúng tôi có mặt tại mỏ đá thuộc thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), chứng kiến 4 chiếc xe tải của nhóm anh L.V.P đi lấy đá sỏi. 30 phút sau, cả 4 chiếc được đổ đầy theo trọng tải của xe. Từ điểm lấy đá ra đến đường nhựa khoảng 200m, đoạn đường xấu, 4 chiếc xe lắc lư bò ra mà không rơi một viên sỏi nào.
Anh P lái xe chở sỏi từ mỏ đá ra. Sau khi chạy được khoảng 4 km, bất ngờ phía bên kia đường xuất hiện chiếc xe CSGT chạy ngược chiều, dừng giữa đường, sát dải phân cách. Trong khi đang ngồi trên ô tô, hai cảnh sát vẫn ra hiệu cho anh P dừng xe.
Khi anh P xuống xe cầm sổ đi sang đường, trèo qua dải phân cách, hai vị cảnh sát này vẫn ngồi trong xe CSGT. Đứng giữa dải phân cách, anh P kêu lên: "Sếp ơi dừng thế này, nguy hiểm quá!". Bỏ ngoài tai lời cảnh báo của anh P, một cảnh sát chỉ hỏi: "Hôm nay có tất cả mấy xe?". Rồi vị cán bộ CSGT này cũng chỉ chăm chú mở sổ của anh P vừa đưa.
Anh P lái chiếc xe 30U..., đi đầu tiên, chưa bò ra tới đường nhựa, bất chợt một tiếng còi vang lên từ xa. Một cán bộ CSGT tay cầm gậy huơ lên vẫy vẫy, ra hiệu dừng xe. Ở chốt CSGT này, anh P được cả nhóm giao đứng ra "làm luật". Ngồi trong cabin, anh P vội vàng rút từ túi ra 2 tờ 200 nghìn đồng kẹp vào một quyển sổ, mở cửa bước xuống xe.
Chúng tôi quan sát, chốt CSGT đặt ở chếch lối đi vào của mỏ đá, ở khu vực có rất ít hộ dân sinh sống. Lúc anh P đi tới, có 3 cảnh sát người ngồi, người đứng bên vệ đường, dưới một tán cây, cạnh một chiếc xe tải biển xanh (BKS 20B- 1069). Chúng tôi chĩa camera về phía người cảnh sát vừa ra hiệu lệnh dừng xe. Anh ta có biển hiệu mang tên Trung.
Trung và các đồng nghiệp ngồi đó chẳng cần ra kiểm tra xe mà chỉ lật giở cuốn sổ anh P vừa đưa. Vừa mở sổ, Trung vừa hỏi vu vơ: "Hôm nay mấy cái (xe tải chở đá)?". Sau đó, nhanh như cắt, tay trái cầm sổ, tay phải cầm gậy, vị cán bộ CSGT này đã cuốn hai tờ 200 nghìn đồng vào chiếc gậy, nắm chặt trong lòng bàn tay. Cuốn sổ được trả lại, anh P quay về xe, miệng lẩm bẩm: "Xe chạy chưa nóng máy mà các "thầy" (CSGT) đã chặn đầu làm luật...".
Đón lõng
Anh P và những người bạn tiếp tục chạy xe hướng về phía TP.Thái Nguyên. Để tới điểm đổ sỏi ở Lương Sơn, giáp với thị xã Sông Công, anh P phải chạy xe qua đoạn đường tránh, nằm ở phía bắc thành phố. Đây là đoạn đường rộng, đẹp, có dải phân cách cao hơn 1m giữa hai bên.
"Đoạn này có chiều dài chưa đầy 10km nối từ mỏ đá ra Quốc lộ 3, nhưng hôm nào cũng có một xe CSGT "đi dạo" đón lõng chúng tôi. Họ không đứng một chỗ cố định. Họ nấp vào chỗ nào đó, nhưng nếu mình chạy là họ xuất hiện. Nếu họ xuất hiện mà không tự nguyện "làm luật", có ngày ăn giấy phạt" - anh L.V.P cho biết.
Thấy anh T đi tới, người cảnh sát (có số hiệu 171-744) liền hỏi: "Có làm (luật) luôn cả 5 cái (chiếc xe tải) không?". Anh N.V.T chưa kịp trả lời, vị CSGT này cầm quyển sổ quay ra hướng khác vờ hỏi: "Hôm nay có 5 cái à?". Chỉ trong vài giây, vị CSGT này quay người lại trả sổ, tờ 500 nghìn đồng biến mất khỏi cuốn sổ.
Đúng như lời anh P nói, buổi sáng hôm sau, khi đoàn xe tải vừa chạy khỏi chốt CSGT ở khu mỏ đá được khoảng 3km, từ xa chúng tôi đã nhìn thấy chiếc xe CSGT biển xanh chạy cùng chiều, chậm rãi. Hôm nay, đoàn xe của anh P có 5 chiếc. Anh N.V.T - một tài xế khác trong nhóm được phân công đứng ra "làm luật". Khi chiếc xe tải đầu tiên chạy gần tới, chiếc xe CSGT dừng hẳn. Hai CSGT từ trên xe bước xuống, một người bước ra huơ gậy ra hiệu lệnh dừng xe.
Anh N.V.T dừng xe bước đến chiếc xe CSGT và không quên mang theo quyển sổ có kẹp tờ 500 nghìn đồng. Thấy anh T đi tới, người cảnh sát (có số hiệu 171-744) liền hỏi: "Có làm (luật) luôn cả 5 cái (chiếc xe tải) không?". Anh N.V.T chưa kịp trả lời, vị CSGT này cầm quyển sổ quay ra hướng khác vờ hỏi: "Hôm nay có 5 cái à?". Chỉ trong vài giây, vị CSGT này quay người lại trả sổ, tờ 500 nghìn đồng biến mất khỏi cuốn sổ.
Theo Dân Việt
Nữ sinh "khóc thét" vì bị quấy rối trên xe buýt Chiếc xe buýt đang rầm rập chạy trên đường chuẩn bị về bến, bỗng trên xe, một thiếu nữ bỗng kêu thét lên vì bị quấy rối. Đối với nhiều nữ sinh Hà Nội, phải đi xe buýt vào những giờ cao điểm tan trường đang là cả một nỗi kinh hoàng. 5h chiều, tại một bến xe buýt trên đường Giải Phóng...