Nhân dân tệ trước nguy cơ thương chiến bùng phát
Giữa rủi ro có thể leo thang thương chiến với Mỹ ở mức độ cao hơn trong thời gian tới, Trung Quốc đang đối mặt thách thức không nhỏ để giữ ổn định cho nhân dân tệ.
Hôm qua (13.1), tờ South China Morning Post dẫn số liệu từ chính quyền Trung Quốc ghi nhận thặng dư thương mại của nước này đạt kỷ lục trong năm 2024.
Thặng dư thương mại gần 1.000 tỉ USD
Cụ thể, nhờ vào xuất khẩu tăng đột biến, đặc biệt là đối với ngành ô tô và chip máy tính, cũng như đạt được thị phần tăng trưởng mạnh trong các nước tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc đạt thặng dư thương mại năm 2024 lên đến 992,2 tỉ USD. So với năm 2023, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 5,9% đạt 3.580 tỉ USD, nhập khẩu tăng 1,1% lên mức 2.590 tỉ USD; trong đó, xuất khẩu sang thị trường ASEAN – đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Kinh – đã tăng 18,94% trong tháng 12.2024 so với cùng kỳ 2023, tính cả năm 2024 thì tăng 12%.
Trung Quốc đang gặp khó về vấn đề tỷ giá. ẢNH: REUTERS
Tuy nhiên, kết quả trên đặt ra thách thức sắp tới cho Trung Quốc là nước này vẫn chủ yếu lệ thuộc vào thị trường nước ngoài. Kinh tế gia cao cấp Gary Ng (Ngân hàng đầu tư Pháp Natixis) đán.h giá: “Dữ liệu thương mại của Trung Quốc cho thấy sự phục hồi chậm chạp về nhu cầu trong nước. Sự phục hồi trong tâm lý người tiêu dùng và bất động sản vẫn chậm, làm tổn hại đến nhu cầu hàng hóa”.
Trong khi đó, Trung Quốc đang đối mặt với rào cản thương mại ngày càng lớn hơn. Năm 2024, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Phòng vệ thương mại (Bộ Thương mại) của Trung Quốc, có tổng cộng 160 cuộc điều tra thương mại được bắt đầu xúc tiến nhằm vào hàng hóa nước này. Số cuộc điều tra nhiều hơn đáng kể so với số lượng 69 vụ của năm 2023. Rất nhiều cuộc điều tra được bắt đầu trong năm 2024 có thể dẫn đến việc hàng hóa Trung Quốc thời gian tới gặp nhiều rào cản hơn ở nhiều thị trường. Tuy xuất khẩu tổng thể tăng, nhưng tính cả năm 2024 thì xuất khẩu của Trung Quốc sang EU – thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Bắc Kinh – giảm 4,4% trong cả năm. Hiện nay, EU đang xúc tiến nhiều động thái nhằm hướng đến trừng phạt hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là ô tô điện.
Video đang HOT
Thách thức ngày càng lớn
Trong khi đó, không chỉ riêng gì EU, nhiều nước thuộc thế giới phương nam (phần lớn là các nền kinh tế đang phát triển) cũng bắt đầu đưa ra những biện pháp phòng vệ thương mại nhằm vào hàng hóa Trung Quốc.
Thách thức lớn nhất chính là quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ sau khi ông Donald Trump nhậm chức dự kiến vào ngày 20.1 này. Trong phân tích gửi đến Thanh Niên, Eurasia Group (Mỹ), đơn vị tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới, đán.h giá quan hệ Mỹ – Trung có thể căng thẳng khó lường, tập trung vào xung đột thương mại, sau khi ông Trump nhậm chức.
Eurasia Group đán.h giá cuộc gặp của đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11.2023 tại San Francisco (Mỹ) tuy không giải quyết được bất đồng song phương, nhưng phần nào cũng đã kiềm chế để căng thẳng song phương không trở nên mất kiểm soát. Tuy nhiên, sau khi ông Trump nhậm chức thì quan hệ Mỹ – Trung đang đứng trước nhiều rủi ro khó lường.
Nhằm tăng nguồn lực cho nền kinh tế, tờ Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) hôm qua (13.1) đưa tin chính quyền nước này vừa nới lỏng chính sách để các doanh nghiệp và định chế tài chính nước nội địa được phép huy động vốn nước ngoài nhiều hơn.
Động thái này có thể giúp Trung Quốc giữ giá nhân dân tệ trong bối cảnh tiề.n tệ này đang mất giá. Đầu tháng 1 vừa qua, nhân dân tệ lần đầu cán mức 7,3 nhân dân tệ đổi 1 USD. Trong khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (đóng vai trò ngân hàng trung ương) vẫn áp đặt tỷ giá cố định khoảng 7,1876 nhân dân tệ đổi 1 USD. Theo tờ South China Morning Post dẫn đán.h giá từ Ngân hàng Nomura (Nhật Bản) dự báo trong năm 2025, tỷ giá có thể lên mức 7,6 nhân dân tệ đổi 1 USD.
Việc nhân dân tệ giảm giá sẽ có lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc, tuy nhiên nếu giá giảm quá mức thì nước này có thể bị Mỹ tăng cường trừng phạt dựa vào cáo buộc “thao túng tiề.n tệ” để hưởng lợi xuất khẩu. Tuy nhiên, việc mở rộng cho phép vay nước ngoài đặt ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế Trung Quốc khi tiêu dùng trong nước vẫn còn trì trệ. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thì dẫn đến nguy cơ nợ nước ngoài tăng cao.
Chính vì thế, Trung Quốc đang đối mặt thách thức không nhỏ để điều hành tỷ giá tiề.n tệ giữa bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
Kinh tế Trung Quốc trong chiến lược "quay về cố thủ"
Tập trung vào nội địa đang là chiến lược then chốt của Trung Quốc trong nỗ lực hồi phục nền kinh tế đồng thời ứng phó sức ép từ Mỹ.
Hôm (13.12), Tân Hoa xã đưa tin Hội nghị Công tác kinh tế trung ương thường niên vừa kết thúc ở Bắc Kinh. Qua hội nghị, ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc, đã nhấn mạnh các ưu tiên cho phát triển kinh tế nước này năm 2025.
Kích cầu thị trường nội địa
Theo đó, Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách tài khóa chủ động hơn và đưa ra mức thâm hụt ngân sách tính trên GDP cao hơn, đồng thời đảm bảo chính sách tài khóa liên tục mạnh mẽ để tạo ra tác động lớn hơn. Các nhà hoạch định chính sách đại lục cam kết tăng cường phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt siêu dài và trái phiếu có mục đích đặc biệt của chính quyền địa phương, đồng thời tối ưu hóa cơ cấu chi tiêu tài khóa.
Kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với nhiều khó khăn. ẢNH: REUTERS
Trước khi hội nghị trên diễn ra, các quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc tiết lộ sẽ nới lỏng chính sách tiề.n tệ vào năm 2025 bằng cách áp dụng "chính sách tiề.n tệ nới lỏng vừa phải". Lần gần nhất mà Trung Quốc dùng đến cụm từ vừa nêu là tháng 7.2010 khi nước này phải ứng phó với hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mục tiêu của chính quyền Bắc Kinh chính là kích thích thị trường tiêu dùng nội địa. Điều này được nhấn mạnh khi Trung Quốc ngày càng đến gần với những thách thức vì thương chiến với Mỹ được dự báo leo thang sau khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ vào ngày 20.1.2025.
Nếu thương chiến leo thang như dự báo, Trung Quốc có thể còn đối mặt khó khăn lớn hơn. Đó là vì kinh tế nước này vẫn chưa giải quyết hiệu quả các vấn đề như thị trường bất động sản trì trệ và niềm tin cũng như thu nhập giảm sút khiến cho tiêu dùng liên tục ở mức thấp. Chính vì thế, chính sách nới lỏng tiề.n tệ và linh hoạt về chính sách tài khóa được xem như chiến lược để tăng cường thị trường nội địa.
Biện pháp táo bạo nhưng có hiệu quả ?
Thực tế, từ vài tháng qua, Trung Quốc đã bắt đầu đưa ra các gói kích cầu "khủng". Cuối tháng 9, nước này cắt giảm 0,5 điểm phần trăm của lãi suất thế chấp cho nhà ở hiện tại và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Kế hoạch này được kỳ vọng mang lại lợi ích cho 50 triệu hộ gia đình - tương đương 150 triệu người, giảm chi phí lãi vay hộ gia đình trung bình khoảng 150 tỉ nhân dân tệ mỗi năm, hướng đến thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư một cách hiệu quả.
Không những vậy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC - đóng vai trò ngân hàng trung ương) cũng xem xét các biện pháp cho phép các ngân hàng chính sách và thương mại cấp các khoản vay cho các công ty đủ điều kiện để mua đất. Giải pháp này nhằm hồi sinh nguồn đất và giảm bớt áp lực tài chính cho các doanh nghiệp bất động sản. Trước đó, PBOC giảm thêm 10 điểm cơ bản của lãi suất hợp đồng mua lại có thời hạn (repo) thời hạn 14 ngày, từ 1,95% xuống còn 1,85%. Kèm theo đó, PBOC còn thông qua công cụ này để bơm 74,5 tỉ nhân dân tệ (khoảng 10,6 tỉ USD) cho nền kinh tế.
Không những vậy, Bắc Kinh cũng bắt đầu sử dụng các biện pháp kích thích đầu tư giữa nỗi lo những biện pháp trừng phạt của Washington đang khiến cho dòng vốn chảy khỏi Trung Quốc. Điển hình là sáng kiến "nguồn vốn táo bạo" nhằm hướng đầu tư sang các dự án giai đoạn đầu, tập trung vào công nghệ, chấp nhận rủi ro cao hơn.
Sáng kiến này bắt đầu từ Thâm Quyến vào tháng 10 như một phần của kế hoạch thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao trong đầu tư mạo hiểm. Để thực hiện kế hoạch này, Thâm Quyến cam kết loạt quỹ đầu tư chính phủ trị giá hàng nghìn tỉ nhân dân tệ (gần 140 tỉ USD), phát triển cụm quỹ công nghiệp trị giá hàng trăm tỉ nhân dân tệ và một cụm quỹ đầu tư ở giai đoạn hạt giống và thiên thần trị giá 10 tỉ nhân dân tệ (gần 1,4 tỉ USD) vào năm 2026. Thâm Quyến đặt ra mục tiêu "khai thác hoàn toàn tiềm năng của vốn tư nhân và phấn đấu đăng ký hơn 10.000 quỹ đầu tư tư nhân và đầu tư mạo hiểm".
Tuy nhiên, các kế hoạch hành động đầy tham vọng của Trung Quốc được cho là vẫn chưa phù hợp tình hình thực tế. Nhiều nhà quan sát cho rằng kinh tế Trung Quốc thực tế đối mặt với nhiều bài toán nan giải hơn, chứ không đơn thuần là tiêu dùng giảm hay bất động sản trì trệ. Nguyên nhân còn là những mô hình phát triển lâu nay không còn phù hợp.
Phản ứng sau khi các kế hoạch mới được công bố, thị trường chứng khoán nước này vào hôm qua (13.12) tiếp tục giảm điểm. Trong khi đó, theo một đán.h giá Hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng S&P Ratings gửi đến Thanh Niên, kinh tế Trung Quốc năm nay khó đạt mục tiêu tăng trưởng 5% đã đề ra, dự báo tỷ lệ tăng trưởng năm 2025 và 2026 lần lượt còn 4,1% và 3,8%.
Mỹ - Trung leo thang thương chiến ngành bán dẫn Mỹ và Trung Quốc đang tăng tốc 'ăn miếng trả miếng' lẫn nhau trong lĩnh vực bán dẫn giữa bối cảnh thương chiến hai bên chưa có hồi kết. Hôm qua (10.12), Reuters đưa tin các công ty DJI và Autel Robotics (đều có trụ sở tại Trung Quốc) có thể bị cấm bán các dòng máy bay không người lái (UAV) mới...