Nhân dân tệ mất giá sẽ tạo áp lực đáng kể lên tỉ giá USD/VNĐ
Dù khả năng Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ là không cao, nhưng trong trường hợp đồng nhân dân tệ mất giá, VNĐ cũng sẽ chịu áp lực giảm giá không nhỏ.
Hiện tỉ giá trung tâm đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh ở mức 23.065 đồng/USD. Giá USD ở các NH thương mại được niêm yết phổ biến quanh mức 23.355 đồng/USD mua vào, 23.475 đồng/USD bán ra.
Từ đầu năm đến nay, tỉ giá trung tâm đã tăng thêm 1,03%, trong khi giá USD ở các NH thương mại đã tăng 0,94%.
Trong báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô 5 tháng đầu năm vừa công bố, nhóm chuyên gia của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã phân tích những tác động của việc leo thang chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đến nền kinh tế và thị trường tài chính của Việt Nam.
Đối với thị trường ngoại hối, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung có thể dẫn tới những biến động lớn trên thị trường ngoại hối quốc tế. Giá trị đồng USD có xu hướng tăng lên (một phần do kinh tế Mỹ vẫn khá ổn), trong khi giá trị đồng nhân dân tệ giảm. Trong tháng 5, một số đồng tiền mất giá mạnh so với USD như đồng nhân dân tệ mất giá khoảng 0,76%, VNĐ mất giá 0,5% so với USD là mức thấp nhất.
Tỉ giá trung tâm đã tăng hơn 1% từ đầu năm đến nay. Ảnh: Linh Anh
Video đang HOT
Hiện cơ chế quản lý tỉ giá trung tâm của Việt Nam được dựa trên rổ tiền tệ gồm 8 loại tiền chủ chốt như USD, EUR, JPY, nhân dân tệ… Nhưng trong bối cảnh kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018, trong trường hợp đồng nhân dân tệ bị mất giá thì VNĐ cũng chịu áp lực giảm giá không nhỏ.
TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, phân tích có điểm thuận lợi là khả năng Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ không cao với 3 lý do: Trung Quốc lo ngại sự rút vốn mạnh như đã xảy ra trong năm 2015; Trung Quốc không muốn bị cho là thao túng tiền tệ, gây căng thẳng thêm trong cuộc chiến thương mại; Trung Quốc vẫn kiên định tiến trình quốc tế hoá đồng nhân dân tệ.
“Dù vậy, bài toán tỉ giá đã trở nên phức tạp hơn (một phần do yếu tố tâm lý), đòi hỏi cần theo dõi chặt chẽ để có những dự báo, ứng xử phù hợp” – TS Cấn Văn Lực nhận xét.
Theo các chuyên gia, với cơ chế và kinh nghiệm điều hành tỉ giá linh hoạt, chủ động, việc sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau của NHNN cùng nguồn lực ngoại hối đã được tăng cường, quan hệ cung cầu ngoại tệ cơ bản ổn định. Do đó, dự báo tỉ giá USD/VNĐ trong tầm kiểm soát và mức tăng 2-3% trong năm nay là chấp nhận được.
Trước đó, lãnh đạo Vụ Chính sách tiền tệ NHNN khẳng định, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, điều hành tỉ giá trung tâm linh hoạt, phù hợp, tiếp tục sử dụng đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ. Nếu cần thiết, NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp với tỉ giá bán phù hợp để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Thái Phương
Theo nld.com.vn
Phe bán thắng thế, VN-Index thủng 960 điểm trong phiên cuối cùng tháng 5
Dường như người cầm cổ phiếu đã mất đi kiên nhẫn và bán ra khiến thị trường ngập trong sắc đỏ. Tuy nhiên, lực mua của khối ngoại cũng tăng vọt lên, cho thấy ý định tranh thủ cơ hội.
VN-Index 31/5.
VN-Index trong phiên chiều tưởng như có thể đảo ngược trạng thái giảm nhưng cuối cùng bên nắm giữ cổ phiếu đã mất hết kiên nhẫn và bán ra. Sắc đỏ bao phủ toàn thị trường với 200 mã giảm so với 90 mã tăng và 60 mã đứng giá tham chiếu.
Nhóm dầu khí đã châm ngòi cho đợt giảm này khi GAS (-3,52%) bị bán về 104.300 đồng/cổ phiếu trong khi PVD mất 5,08% xuống 18.700 đồng/cổ phiếu.
Hiện nhà đầu tư kỳ vọng vào sóng dầu khí cũng không còn nhiều cơ sở để đặt niềm tin khi giá dầu thế giới có biểu hiện điều chỉnh rõ rệt. HĐTL dầu Brent tháng 7/2019 giảm 2,58 USD/thùng tương đương 3,7% xuống 66,87 USD/thùng - mức thấp nhất tính từ ngày 12/3/2019.
Bên cạnh đó, một loạt các cổ phiếu khác không liên quan đến giá dầu như VHM (-0,73%), VNM (-1,52%), VNM (-1,52%), MWG (-1,71%), CTG (-1,7%), PLX (-2,62%), VCB (-0,74%) cũng đều điều chỉnh. Và điều này chỉ có thể giải thích do tâm lý tháo chạy của nhà đầu tư sau một loạt các phiên giao dịch ảm đạm.
Trên toàn sàn, nhiều mã vốn hóa thấp hơn cũng bị bán ra khá vội vàng như SZC (-3,19%), ANV (-6,99%), NLG (-2,96%), CMG (-3,66%), PC1 (-3,51%), STK (-4,86%), TCM (-4,23%), PHR (-3,8%), HDG (-4,56%), HBC (-3%), DRC (-3,35%), DPR (-3,8%) bất kể trong số này có nhiều mã còn hưởng lợi rõ rệt từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung.
Chỉ số cuối phiên đã để mất 0,98% xuống 959,88 điểm. Thanh khoản đạt 136,53 triệu đơn vị, tương đương 3.246 tỷ đồng trong đó có 564 tỷ đồng đến từ thỏa thuận.
Dù vậy, cần lưu ý đến giao dịch mua vào của khối ngoại. Khối này đã không chạy theo tâm lý đám đông của nhà đầu tư nội mà đẩy tiền mua ròng 204 tỷ đồng trong đó HPG được mua ròng 42 tỷ đồng, PLX là 26 tỷ đồng, VCB được mua ròng khoảng 25 tỷ đồng, VRE là 12 tỷ đồng.
Tại HNX, PVS (-4,64%), PVB (-3,09%), PVC (-4,11%) đã phản ứng rất sát theo diễn biến chung của nhóm dầu khí. Trong khi đó, TNG (-6,28%) cũng bị bán về 22.400 đồng/cổ phiếu dù trước đó được giới đầu tư đánh giá cao về triển vọng kinh doanh tích cực.
Chỉ số HNX-Index cuối phiên mất 0,92% xuống 104,35 điểm. Thanh khoản đạt 28,25 triệu đơn vị, tương đương 376 tỷ đồng.
Với UPCoM, chuỗi phiên tăng của MSR đã chấm dứt hoàn toàn khi mã này sụt giảm 6,5% xuống 20.200 đồng/cổ phiếu. Cùng với đó, trên sàn cũng không thiếu các mã giảm sâu như VGI (-4,7%), CTR (-6,6%), GVR (-5,6%), SDI (-3%).
Chỉ số UPCoM-Index giảm 0,92% xuống 104,35 điểm. Thanh khoản đạt 28,25 triệu đơn vị, tương đương 376,04 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Giá đôla chợ đen chính thức vượt tỉ giá chính thức Theo sau mức tăng của tỉ giá tại các ngân hàng thương mại, giá đôla Mỹ (USD) trên thị trường tự do thậm chí còn có mức tăng mạnh hơn và vượt tỉ giá chính thức. Xu hướng tăng giá mua bán USD tiếp tục được các ngân hàng thương mại (NHTM) điều chỉnh trong ngày 31.5 với mức tăng thêm 5-10 đồng...