Nhân dân có vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Đông Anh
Sau 10 năm, kết quả cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” huyện Đông Anh cho thấy, tổng nguồn lực huy động từ nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn Huyện đạt 344 tỷ đồng.
Trong đó, nhân dân đã ủng hộ 48,4 ha đất nông nghiệp để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng…
Theo đó, nhận thức được tầm quan trọng của nhân dân trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, các cấp ủy, chính quyền từ huyện tới xã đã quán triệt đưa nội dung cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trở thành nhiệm vụ chính trị, thường xuyên trong hoạt động.
Huyện Đông Anh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới
Các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mà xác định vai trò của mình trong việc phối hợp, hỗ trợ hay trực tiếp vận động quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội lồng ghép nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong hoạt động thường xuyên.
Video đang HOT
Ngoài ra, Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện cũng quán triệt tới cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và người lao động tinh thần, ý thức trách nhiệm tham gia xây dựng nông thôn mới; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp tạo sức mạnh tổng hợp trong triển khai thực hiện.
Kết quả cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” đã đạt được một số kết quả nổi bật như: Tổng nguồn lực huy động từ nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức trên địa bàn Huyện là 344 tỷ đồng.
Trong đó nhân dân đã ủng hộ 48,4 ha đất nông nghiệp để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng, tập trung chủ yếu tại 6 xã thực hiện dồn điền, đổi thửa; ủng hộ 302.107 ngày công làm đường giao thông ngõ xóm theo Quyết định số 16 của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Đặc biệt, có hộ gia đình ông Hoàng Việt Hùng, xã Mai Lâm ủng hộ 10 tỷ đồng xây Trạm Y tế xã Mai Lâm và nhiều doanh nghiệp đã ủng hộ hàng tỷ đồng như Cty Hà Anh, Minh Cường, Hà Thanh, Bình Dương, Bảo Yến….
Trong thời gian qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” ở Đông Anh đã có những chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao.
Thời gian tới, bên cạnh tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, triển khai các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp… huyện Đông Anh sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, đồng thời tạo nên sức mạnh tập thể, đoàn kết, chung sức để nông thôn mới huyện Đông Anh nâng lên tầm cao mới.
Đỗ Đạt
Theo LĐTĐ
Cử tri lo lắng một số nơi xử lý tham nhũng chuyển biến chưa mạnh
Cử tri và nhân dân lo lắng về việc xử lý tham nhũng, lãng phí ở một số nơi chuyển biến chưa mạnh, nhất là ở địa phương, cơ sở.
Sáng 21/10, trình bày Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, cử tri, nhân dân phấn khởi, tin tưởng và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Ông Trần Thanh Mẫn trình bày Báo cáo Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 8.
Báo cáo nêu rõ, Quốc hội tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật; hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình có bước tiến rõ rệt, nâng cao tính dân chủ và phản ánh sát thực hơn ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân.
Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, điều hành sâu sát và tập trung giải quyết nhiều vấn đề Nhân dân quan tâm, bức xúc. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy.Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đã có nhiều nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra .
Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Mẫn, cử tri, nhân dân còn băn khoăn, lo lắng về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; quan liêu, tham nhũng, lãng phí mới được ngăn chặn ở mức độ nhất định.
Việc xử lý tham nhũng, lãng phí ở một số nơi chuyển biến chưa mạnh, nhất là ở địa phương, cơ sở. Tình trạng nhũng nhiễu, "tham nhũng vặt" chưa được ngăn chặn có hiệu quả; còn để xảy ra tình trạng người vi phạm trốn ra nước ngoài trước khi áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Việc xử lý, thu hồi tài sản bị tham nhũng mặc dù đã được quan tâm hơn nhưng hiệu quả chưa cao; công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức cần được đẩy mạnh hơn nữa.
"Đề nghị Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là những vụ án lớn mà nhân dân quan tâm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, hạn chế hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức" - ông Trần Thanh Mẫn cho biết.
Theo ông Trần Thanh Mẫn, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, hoàn thiện hơn nữa thể chế về quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên, chú trọng phát huy và tạo điều kiện để nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên giám sát công tác cán bộ.
"Tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm" -ông Trần Thanh Mẫn nói./.
Theo Kim Anh/VOV.VN
Xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển giáo dục ở nông thôn Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục đạt những kết quả cao trong phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS). Chương trình phổ cập giáo dục trung học đạt kết quả tốt, chất lượng giáo dục ngày càng tăng lên, phổ cập mầm non và xoá mù chữ đạt kết quả bền vững. Theo TTXVN/Báo...