Nhận con riêng có phải “xin phép” vợ?
Trước đây khi tôi làm công nhân thì có con với một anh trưởng phòng người Đài Loan. Tôi và con ở quận 5 đến nay con tôi được 10 tuổi thì anh ấy trở lại Việt Nam và muốn nhìn nhận con để đứng tên cha trong khai sinh cho cháu. Vậy khi đi làm thủ tục trên thì pháp luật có buộc phải lấy ý kiến vợ anh ấy hay không (anh ấy đã có vợ ở Đài Loan)?
Nguyen Thi Oanh Hien ( hienoanhxinchang_1791969@gmail.com)
Ảnh minh họa
Luật sư LÊ ĐĂNG LIỆU, Đoàn luật sư TP.HCM, trả lời: Không. Theo quy định Điều 30, 31 Nghị định 126 ngày 31-12-2014 của Chính phủ (có hiệu lực ngày 15-2-2015), quy định việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha (trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự). Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó. Nếu con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con.
Video đang HOT
Về thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con là Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Hiện tại, luật không quy định việc nhận con phải có có sự đồng ý của vợ người nhận con. Tuy nhiên, do con bạn đã 10 tuổi nên việc nhận cha con theo quy định trên thì phải có ý kiến đồng ý của cháu.
Như vậy, việc bạn cần làm là hỏi ý kiến con bạn về việc cha cháu muốn nhận con và đến Sở Tư pháp TP.HCM để được hướng dẫn về thủ tục trên.
Theo Pháp luật TPHCM
Phúc thẩm Huyền Như: LS truy trách nhiệm của Vietinbank
Cho rằng Vietinbank quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm để Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng, một số nguyên đơn dân sự trong vụ án đã yêu cầu Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét trách nhiệm của ngân hàng này.
Sáng nay (17.12), phiên tòa phúc thẩm "đại án" Huyền Như và các đồng phạm được tiếp tục với phần thẩm vấn công khai. Nội dung thẩm vấn xoay quanh hành vi Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một số công ty, trong đó có Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (gọi tắt Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu): 125 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư An Lộc: 170 tỷ đồng.
Quang cảnh phiên tòa sáng nay.
Tại phần thẩm vấn, đại diện Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu (nguyên đơn dân sự) cho rằng, hợp đồng quản lý tài khoản của Vietinbank lỏng lẻo, không giám sát được quy trình giao dịch tài khoản. Khi Huyền Như rút tiền khỏi tài khoản hoàn toàn không có thủ tục nào cả mà vẫn rút được. Do đó, đại diện công ty trên yêu cầu làm rõ vai trò của Vietinbank trong vụ án này.
Luật sư Đặng Ngọc Châu (Đoàn Luật sư TP.HCM, bảo vệ quyền lợi cho Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu) hỏi đại diện Vietinbank: "Trong phần thẩm vấn hôm trước, đại diện Vietinbank nói không có trách nhiệm với tiền gửi qua tài khoản thanh toán, trong khi số tiền Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu là tài khoản tiền gửi, vậy Vietinbank có chịu trách nhiệm không?". Đại diện Vietinbank cho biết không chịu trách nhiệm.
"Vậy số tiền 125 tỷ Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu chuyển vào tài khoản thanh toán Vietinbank, nếu ngân hàng không được sử dụng thì số tiền đó có được trả lại không?", luật sư Châu hỏi tiếp. Đại diện Vietinbank cho rằng: Theo đánh giá của ngân hàng, tài khoản đó là tài khoản giả, toàn bộ động cơ mục đích của bị cáo Huyền Như là để chiếm đoạt. Còn Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu vì lợi ích cá nhân mà thực hiện mở tài khoản bất hợp pháp, đồng thời buông lỏng quản lý, không theo dõi các biến động của tài khoản để xảy ra vụ việc. Do đó, Vietinbank không chịu trách nhiệm về số tiền gửi của công ty bị Huyền Như chiếm đoạt.
Luật sư Châu lập tức đưa ra và đọc quyết định của giám đốc Ngân hàng Vietinbank thời điểm năm 2011 nói về trách nhiệm của Vietinbank đối với tiền gửi của khách hàng.
"Người phân công cho Huyền Như có phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vụ án này không?", luật sư Châu hỏi. Đại diện Vietinbank trả lời: "Ở phiên tòa này không xem xét trách nhiệm hành chính, dân sự mà chỉ xem xét trách nhiệm hình sự. Ai làm người đó chịu trách nhiệm". Đến đây, luật sư Châu dừng hỏi và đề nghị HĐXX ghi nhận các câu trả lời của đại diện Vietinbank để làm căn cứ.
Trong khi đó, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư An Lộc (nguyên đơn dân sự trong vụ án) cũng yêu cầu Vietinbank chịu trách nhiệm về việc công ty này bị chiếm đoạt 170 tỷ đồng. Đại diện công ty này yêu cầu Vietinbank trả lại cho công ty số tiền 170 tỷ đồng và số tiền lãi tính từ tháng 8.2011 đến nay (khoảng 13 tỷ đồng). Đại diện Công ty cổ phần Đầu tư An Lộc cho rằng để xảy ra vụ việc, Vietinbank cũng phải chịu trách nhiệm.
Dự kiến chiều nay, phiên tòa sẽ tiếp tục phần thẩm vấn công khai.
Dân Việt sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến phiên tòa...
Huỳnh Thị Huyền Như (sinh năm 1978), nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam (Vietinbank - Chi nhánh TP.HCM). Năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như vay trên 200 tỷ đồng để đầu tư kinh doanh bất động sản. Đến năm 2010, do việc kinh doanh thua lỗ, mất khả năng trả nợ nên Huyền Như nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của các khách hàng. Từ tháng 3.2010 đến tháng 9.2011, Huyền Như thuê làm giả 8 con dấu của các đơn vị, công ty rồi sử dụng các con dấu giả này làm giả các giấy tờ, chứng từ hợp đồng và trả lãi suất cao để huy động tiền của các tổ chức, cá nhân. Tổng cộng Huyền Như và các đồng phạm đã chiếm đoạt của 9 công ty, 4 ngân hàng và 3 cá nhân tổng số tiền gần 4.000 tỷ đồng. Tại phiên xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Huyền Như tù chung thân về 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức; buộc Huyền Như cùng một số bị cáo khác bồi thường gần 4.000 tỷ đồng đã chiếm đoạt cho các cá nhân và tổ chức. 22 bị cáo còn lại bị phạt từ 1 năm tù treo đến 20 năm tù. Sau phiên tòa, 20/23 bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xem xét lại trách nhiệm dân sự. Riêng bị cáo Huyền Như chỉ kháng cáo phần dân sự xin tòa xem xét trả lại căn nhà cho mẹ bị cáo. Có 11/15 nguyên đơn dân sự, người bị hại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan kháng cáo cho rằng cấp sơ thẩm đã vi phạm tố tụng khi xác định không đúng tư cách tham gia tố tụng của VietinBank, đồng thời yêu cầu VietinBank có trách nhiệm bồi thường cho họ... Trước ngày mở phiên xét xử phúc thẩm, một số đương sự đã rút đơn kháng cáo.
Theo Nguyễn Hữu (Dân Việt)
Khi người chết để lại ba di chúc Người mẹ qua đời để lại ba di chúc. Theo luật, bản di chúc nào có hiệu lực pháp luật? Bà P., nguyên đơn của vụ kiện, trình bày: Cha mẹ bà có hai người con là bà và bà C. Cha bà mất sớm, còn mẹ bà mất vào tháng 12/2010. Cả hai chị em bà P. đều đang định cư tại...