Nhận cổ tức bằng cổ phiếu cũng bị đánh thuế
Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (Vafi) cùng một số hiệp hội khác vừa kiến nghị Bộ Tài chính chưa đánh thuế 5% lên cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng.
Theo Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, công ty chứng khoán phải kê khai và khấu trừ tại nguồn phần thuế thu nhập cá nhân 5% đối với nhà đầu tư nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng.
Các nhà đầu tư nhận định rằng sắc thuế này sẽ ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của doanh nghiệp, đến tính thanh khoản & ổn định của thị trường chứng khoán và cũng là lực cản cho nỗ lực giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế .
Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Vafi phân tích rằng, trả cổ tức bằng cổ phiếu hay trả cổ phiếu thưởng là để giúp doanh nghiệp hạn chế trả bằng tiền mặt, để doanh nghiệp dành nhiều khoản lợi nhuận được giữ lại đầu tư mở rộng sản xuất, khi doanh nghiệp phát triển, doanh thu lợi nhuận tăng lên thì các loại thuế nộp cho nhà nước ngày càng gia tăng.
Như vậy nếu có thuế đánh vào cổ tức cổ phần và cổ phiếu thưởng thì đông đảo nhà đầu tư giảm bớt nhiệt tình với hình thức này vì sợ thiệt đơn thiệt kép: Thua lỗ do giá cổ phiếu giảm và bị đánh thuế lớn.
Video đang HOT
Giới chuyên gia chứng khoán phân tích, trả cổ tức bằng cổ phiếu không phải là hình thức phân phối lợi nhuận sau thuế hay chia tiền mặt cho cổ đông. Việc này không làm thay đổi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm chia, không làm giảm lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp như chia cổ tức bằng tiền mặt và cũng không làm tăng giá trị cổ phiếu về mặt sổ sách và thị giá.
Theo quy định hiện hành, cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu đều phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân. Thông thường, cổ tức bằng tiền mặt sẽ bị khấu trừ luôn tại nguồn (tức doanh nghiệp chi trả). Cổ tức bằng cổ phiếu, được coi là thu nhập của nhà đầu tư, nhưng trong nhiều trường hợp nhà đầu tư không được hưởng gì. Sự thực là khi doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu, bản thân các chỉ số tài chính của doanh nghiệp như quy mô vốn, tài sản không thay đổi, chỉ có số lượng cổ phiếu lưu hành tăng thêm, nhưng giá trị giảm đi.
Việc đánh 5% thuế vào cổ tức khi nhận cổ phiếu thưởng và cổ phiếu theo nhận định của một số nhà đầu tư là tận thu, thuế chồng thuế.
Về vấn đề này, ông Lưu Đức Huy – Vụ trưởng Vụ Chính sách, Tổng Cục Thuế phân tích đối với cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn khi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán cùng loại…”.
Như vậy, Nghị định số 126 quy định chỉ thay đổi chủ thể khai, và nộp thuế TNCN (từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn). Nghĩa là thay vì cá nhân tự khai thì quy định tổ chức có trách nhiệm khai thay, nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán, cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế phân tích thêm, mỗi một nhà đầu tư khi nhận cổ tức phải nộp 5% cổ tức thu được. Còn trong trường hợp nhà đầu tư mua bán chứng khoán, phát sinh thêm thu nhập từ kinh doanh chứng khoán thì cũng phải nộp thuế, do đó, đây là 2 khoản thuế khác nhau, “không nói là thuế chồng thuế được”.
Đại hội cổ đông bất thường Đông Hải Bến Tre (DHC): Điều chỉnh tăng kế hoạch 2020, nâng cổ tức lên 45%
Đại hội cổ đông bất thường CTCP Đông Hải Bến Tre (mã chứng khoán DHC) thông qua kế hoạch điều chỉnh tăng kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Theo đó, doanh thu được điều chỉnh tăng từ 2.338 tỷ đồng lên 2.680 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng từ 200 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng. Cổ tức năm 2020 cũng được điều chỉnh tăng từ 30% lên 45%/mệnh giá
Trong đó, cổ tức tiền mặt 2.000 đồng/cp và cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 100:25 (100 cổ phiếu hiện hữu nhận được thêm 25 cổ phiếu).
DHC cho biết, tháng 11, Công ty đạt kết quả ấn tưởng với 45 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế do giá giấy bao bì thành phẩm tiếp tục được cải thiện so với tháng trước. Lũy kế 11 tháng, doanh thu đạt 2.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 319 tỷ đồng.
Năm 2021, Công ty có mục tiêu tăng công suất và hiệu suất nhà máy Giao Long 2 và có thể đạt mức tối đa 120% công suất thiết kế, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy bao bì số 2, dự kiến hoạt động trong quý 2/2021.
Về nhà máy Giao Long 3, công suất nhà máy sẽ đạt tối thiểu 1.000 tấn/ngày và hướng đến các sản phẩm giấy bao bì cao cấp như giấy kraftliner. Dự kiến khởi công xây dựng Giao Long 3 vào năm 2022.
Ngoài ra, ĐHCĐ bất thường DHC cũng thông qua đơn từ nhiệm HĐQT của ông Nguyễn Phan Dũng và ông Tatsuyuki Ota, thống nhất thông qua số lượng thành viên HĐQT không quá 5. Thông qua đơn từ nhiệm thành viên Ban kiểm soát của bà Mai Huyền Ngọc và bầu bổ sung ông Lê Hoàng Phong là thành viên Ban kiểm soát.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu DHC tăng hơn 4% trong 1 tuần qua và tăng 24% trong 1 tháng gần nhất.
Đáng chú ý, các cổ đông nội bộ và cổ đông lớn cũng đang có động thái đăng ký mua vào DHC trong nửa đầu tháng 12. Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Nghĩa, thành viên HĐQT đăng ký mua 300.000 cổ phiếu, ông Lương Văn Thành, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 120.000 cổ phiếu, ông Lê Bá Phương, Phó chủ tịch HĐQT đăng ký mua hơn 511.000 cổ phiếu.
DHC cũng mới có báo cáo về thay đổi sở hữu cổ đông lớn của KWE Beteilgungen AG vào ngày 30/11/2020 sau khi mua thành công 788.760 cổ phiếu, nâng sở hữu tại DHC lên 13,79%.
Dầu thực vật Tường An (TAC) chốt quyền tạm ứng cổ tức 20% CTCP Dầu thực vật Tường An (TAC - sàn HOSE) thông báo ngày 31/12 tới sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt, tỷ lệ 20% (tức một cổ phiếu nhận được 2.000 đồng). Với gần 34 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến TAC sẽ chi khoảng 68 tỷ đồng để tạm ứng cổ...