Nhân chứng kể vụ lở đất Trung Quốc như phim thảm họa
Những người sống sót trong vụ lở đất ở khu công nghiệp thành phố Thâm Quyến, phía nam Trung Quốc nói cảnh tượng như “trong phim thảm họa”.
Lực lượng cứu hộ Trung Quốc tại hiện trường vụ sạt lở ở Thâm Quyến. Ảnh: China News
“Chúng tôi cùng lúc phát hiện có khói phát ra từ núi. Tất cả đều bỏ chạy”, công nhân một xưởng sản xuất pháo cho biết. Anh này cùng hàng trăm công nhân trong xưởng nhanh chân chạy ra ngoài, theo China News.
“Bố, mẹ, con trai, con gái, vợ, em gái, em dâu, đứa nhỏ con em gái, ba đứa cháu nhà em trai cùng 5 công nhân nữa đều ở bên trong. Tôi đã gọi hơn 40 cuộc, nhưng đều không liên lạc được. Lúc đầu thì không có tín hiệu, cuối cùng máy cũng tắt luôn”, Hà Vệ Minh, một ông bố 36 tuổi cầm điện thoại nhìn chăm chăm vào ảnh con trai, thất thần nói. Anh cùng vài người nữa ngồi chờ trước cửa tòa nhà tập đoàn Hằng Thái Dụ gần hiện trường vụ sạt lở.
Trước đó, nhân viên cứu hỏa tại hiện trường cho biết, vụ sạt lở ở khu công nghiệp nằm sát với khu dân cư trong làng, nên một phần khu làng cũng bị sạt lở theo và có thể tình hình sẽ trầm trọng hơn.
Video đang HOT
Hiện trường vụ sạt lở nhìn từ trên cao. Ảnh: China News
Tuy nhiên, các chuyên gia hôm nay nhận định khả năng tái xảy ra sạt lở rất thấp. Chính quyền Trung Quốc sáng nay công bố, vụ sạt lở khiến 33 tòa nhà bị chôn vùi hoặc thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau, bao phủ diện tích khoảng 380.000 m2. Trong các tòa nhà bị ảnh hưởng có14 nhà máy, hai tòa nhà văn phòng, một nhà ăn, ba khu nhà ở của công nhân, cùng 13 tòa kiến trúc thấp tầng khác; 91 người mất tích.
33 tòa nhà bị chôn vùi và hư hại trong trận lở đất. Ảnh: CNN
Theo Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, nguyên nhân gây sạt lở ban đầu được xác định không phải là thảm họa tự nhiên, mà do lượng lớn phế thải xây dựng như bùn đất, vật liệu chất đống và quá dốc, cao tới 100 mét. Người dân địa phương cho biết, nhiều ngày nay ở Thâm Quyến không có mưa lớn, chỉ có duy nhất một trận mưa phùn hôm 20/12.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Máy bay Nga rơi ở Ai Cập không có dấu hiệu khủng bố
Quan chức an ninh Ai Cập khẳng định các dấu vết trên xác chiếc máy bay Nga gặp nạn không có dấu vết của một cuộc tấn công khủng bố.
Thân nhân hành khách nghẹn ngào sau khi nghe thông tin về vụ tai nạn. Ảnh:Telegraph
Ngày 31/10, một quan chức an ninh Ai Cập tiết lộ với hãng thông tấn Deutsche Presse-Agentur (DPA) của Đức rằng toàn bộ hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chiếc máy bay Nga gặp nạn ở Ai Cập đã thiệt mạng.
"Không có ai sống sót trong số các hành khách trên máy bay", quan chức này xác nhận.
Trước đó, lực lượng cứu hộ đã hy vọng tìm thấy người sống sót sau khi có người nghe được "giọng nói" phát ra từ bên trong máy bay.
Cũng theo ông này, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay xấu số. Kết quả kiểm tra sơ bộ xác máy bay và phần đuôi bị gãy rời cho thấy không có dấu hiệu nào chứng tỏ máy bay bị khủng bố, và các điều tra viên tạm thời kết luận rằng chiếc phi cơ này đã gặp trục trặc kỹ thuật.
Báo chí Nga đưa tin Ủy ban Điều tra Nga đã mở cuộc điều tra hình sự đối với hãng hàng không Kogalymavia về hành vi "vi phạm quy định về chuyến bay và quá trình chuẩn bị bay".
Interfax dẫn lời người phát ngôn của ủy ban, ông Vladimir Markin, cho hay cuộc điều tra được tiến hành theo điều 263 Bộ luật Hình sự Nga: "Vi phạm các quy định an toàn về di chuyển và khai thác vận tải trên không, trên biển hoặc nội thủy". Một nhóm các điều tra viên và chuyên gia tội phạm sẽ sớm lên đường tới Ai Cập, ông Markin nói.
Ông Adel Mahgoub, chủ tịch công ty quốc doanh điều hành các sân bay dân sự của Ai Cập, cho biết toàn bộ hành khách và thành viên phi hành đoàn trên máy bay đều là công dân Nga.
Chuyến bay mang số hiệu 7K9268 của hãng hàng không giá rẻ Nga Kogalymavia (Metrojet) gặp nạn khi đang trên đường từ thành phố Sharm el-Sheikh, Ai Cập, đến St Petersburg, Nga. Nó cất cánh lúc 3h31 GMT và biến mất khỏi radar sau đó 23 phút. Chiếc Airbus A-321 chở theo 224 người, trong đó có 217 hành khách.
Một nguồn tin an ninh cho hay máy bay rơi xuống Hassana, một khu vực đồi núi nằm cách thành phố bên bờ biển Địa Trung Hải al-Arish 35 km về phía nam.
Theo chính phủ Ai Cập, mỗi năm có khoảng ba triệu người Nga tới Ai Cập để du lịch, chủ yếu là đến các khu nghỉ dưỡng bên bờ Biển Đỏ ở bán đảo Sinai hoặc Ai Cập.
"Hiện vẫn chưa rõ thảm kịch này có ảnh hưởng như thế nào đến ngành du lịch. Chúng tôi đang tập trung điều tra xem chuyện gì đã xảy ra", người phát ngôn Bộ Du lịch Ai Cập Rasha Azazi cho biết.
Trí Dũng
Theo VNE
Tìm thấy mảnh vỡ từ tàu hàng Mỹ mất tích bí ẩn ở Bahamas Đội tìm kiếm cho biết đã tìm thấy các vật thể nghi của tàu El Faro, bị mất tích trong bão Joaquin cuối tháng 9 ở khu vực quần đảo Bahamas, Reuters cho biết. Lực lượng cứu hộ tìm thấy thêm nhiều vật thể nghi từ con tàu mất tích El Faro, nhưng số phận 33 người trên tàu vẫn chưa rõ -...