Nhận biết và xử trí những dấu hiệu nguy hiểm của bà mẹ sau sinh
Sau sinh, người phụ nữ có những dấu hiệu nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
SKĐS – Đối với phụ nữ sau sinh, khi chậm sữa hoặc tắc sữa không chỉ ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú mà con gây căng thẳng và áp lực lớn cho người mẹ. Từ xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều cây thuốc, vị thuốc có tác dụng lợi sữa.
Sau sinh, cơ thể người phụ nữ sẽ phải đối mặt với những sự thay đổi đáng kể. Biết được những vấn đề thường gặp sau sinh con sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những sự thay đổi về thể chất cũng như tinh thần sau khi mang thai.
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế, 6 tuần sau sinh là khoảng thời gian hậu sản mà mẹ phải đối mặt với rất nhiều những biến đổi về cả thể chất và tinh thần. Vì vậy, đây cũng chính là giai đoạn mẹ có thể gặp phải các bệnh hậu sản nguy hiểm. Sau đây là những dấu hiệu nguy hiểm sau sinh của bà mẹ:
1. Ra máu tăng dần hoặc có máu cục.
2. Sốt.
3. Đau bụng âm ỉ kéo dài hoặc dịch chảy ra từ cửa mình (âm hộ) có mùi hôi.
4. Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ, đau đầu nhiều.
5. Ngất hoặc co giật.
Người chồng và gia đình cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ sau sinh. Khi có một trong các dấu hiệu nguy hiểm, cần báo ngay cho cán bộ y tế hoặc đưa ngay bà mẹ đến cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.
Đừng vì sợ dịch bệnh mà chậm đưa bà mẹ sau sinh đến cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu nguy hiểm vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Gia đình cần sẵn sàng đưa bà mẹ sau sinh đến cơ sở y tế khi có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào.
Sau sinh, cơ thể người phụ nữ sẽ phải đối mặt với những sự thay đổi đáng kể.
Băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh là tình trạng mất máu tích lũy 1.000 ml trong vòng 24 giờ sau sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm hơn 14 triệu phụ nữ trên toàn thế giới bị hiện tượng băng huyết sau sinh thường/mổ. Tại Việt Nam, tỷ lệ này chiếm từ 3% – 8% và đây được xem là “thủ phạm” gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ sau sinh.
Các triệu chứng của băng huyết sau sinh thường bao gồm: Máy chảy từ âm đạo nhiều, khó cầm, rỉ liên tục, không có dấu hiệu giảm theo thời gian; Nhịp tim tăng, mạch nhanh, tăng nhịp hô hấp, gặp khó khăn khi đứng lên; Chảy máu kéo dài khiến sản phụ thấy lạnh, vã mồ hôi, huyết áp giảm, có thể bất tỉnh, sốc tuần hoàn;…
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như: Sinh đẻ nhiều lần dẫn đến cơ tử cung yếu; Cổ tử cung chưa mở hết sản phụ đã rặn đẻ; Phụ nữ có tiền sử sảy, nạo hay hút thai nhiều lần; Tử cung có sẹo mổ; Sản phụ bị u xơ tử cung, đa thai, thai to, tử cung dị dạng; Cơ thể sản phụ bị suy nhược, cao huyết áp, thiếu máu, nhiễm độc thai nghén;…
Nhiễm khuẩn hậu sản
Nhiễm khuẩn hậu sản là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau khi sinh hoặc mổ lấy thai mà khởi phát là từ âm đạo qua cổ tử cung, qua vòi tử cung rồi vào phúc mạc.
Các triệu chứng điển hình của tai biến sản khoa này có thể kể đến như: Sốt trên 38,5 độ C, người mệt mỏi, đau sưng mủ tại vị trí viêm, sản dịch có màu bất thường và có mùi hôi; Tiểu khó, tiểu đau, cảm giác phải đi tiểu nhiều nhưng mỗi lần đi đều ít nước tiểu; Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; Viêm nhiễm cơ tử cung; Viêm phúc mạc tiểu khung; Viêm phúc mạc toàn thể; Nhiễm khuẩn huyết; Sốc nhiễm khuẩn;…
Một số nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm khuẩn hậu sản là: dinh dưỡng kém, thiếu máu, béo phì, nhiễm độc thai nghén, ối vỡ non, chuyển dạ kéo dài, ứ sản dịch, sót nhau thai trong tử cung, thăm khám âm đạo quá nhiều trong quá trình chuyển dạ,…
Video đang HOT
Tiền sản giật sau sinh
Tiền sản giật sau sinh là tai biến sản khoa ít phổ biến nhưng mức độ nguy hiểm cao, xảy ra khi người mẹ bị tăng huyết áp và protein niệu dương tính (trên 300mg) sau sinh. Vấn đề hậu sản này có thể xảy ra trong vòng từ 48 giờ đến 6 tuần sau sinh.
So với các tai biến sản khoa khác thì tiền sản giật sau sinh có biểu hiện, triệu chứng tương đối rõ ràng, cụ thể như: Huyết áp tăng cao từ 140/90 trở lên; Nước tiểu dư thừa protein (hay còn gọi là đạm niệu); Tăng cân một cách đột ngột; Đau thượng vị; Tiểu ít; Đau đầu dữ dội; Giảm thị lực; Phù nề tay chân; Buồn nôn và nôn;…
Chưa có tài liệu nào khẳng định chắc chắn về các nguyên nhân chính xác dẫn tới tình trạng hậu sản này, bệnh có thể phát triển trong cơ thể sản phụ từ trước khi sinh nhưng đến sau khi sinh mới có các biểu hiện rõ ràng. Các yếu tố liên quan đến chứng bệnh này có thể kể đến là: Huyết áp cao sau 20 tuần mang thai; Có người thân mắc hội chứng tiền sản giật trước hoặc sau sinh; Sản phụ bị béo phì và tăng cân nhiều trong quá trình mang thai; Mang thai đôi, đa thai;…
Sản dịch bất thường
Sản dịch là dịch tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên sau sinh. Hiện tượng sản dịch sẽ hết trong khoản 2 – 3 tuần sau sinh. Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường.
Sản dịch được coi là bất thường khi có các biểu hiện:
Dịch tiết từ âm đạo có mùi hôi, tanh do nhiễm vi khuẩn như tụ cầu, trực khuẩn, liên cầu
Sản dịch có màu đỏ tươi, nhiều và kéo dài
Xuất hiện nhiều cục máu đông
Khi ấn vào dđáy tủ cung sản dịch tiết ra có màu đen kèm mùi hôi; khi ấn vào bụng thấy có cục ở trong và bụng cứng
Nhịp tim không đều, cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi
Bị sốt và cảm thấy ớn lạnh
Một số nguyên nhân dẫn tới những bất thường của sản dịch sau sinh đó là: Tử cung không co hồi được, sót nhau thai; Quá trình bác sĩ thăm khám âm đạo, việc khử trùng dụng cụ không sạch hoặc mẹ không giữ vệ sinh đúng cách; Sản phụ đã bị viêm nhiễm trước đó hoặc bị các bệnh về máu, huyết áp không ổn định, cộng thêm với trong quá trình sinh con bị mất máu nặng; Chế độ nghỉ ngơi và vận động sau sinh không hợp lý;…
Trầm cảm sau sinh
Sau sinh là khoảng thời gian phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều những thay đổi về thể chất và tinh thần, việc không thể thích nghi ngay với những thay đổi lớn này khiến phụ nữ rơi vào trạng thái tiêu cực buồn chán, mệt mỏi, lo lắng, tuyệt vọng, u uất, mặc cảm,… dẫn đến tình trạng trầm cảm. Tình trạng này có thể nhẹ, vừa hoặc nặng, có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài. Hiện nay, trầm cảm sau sinh có chiều hướng gia tăng và gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Ở mỗi phụ nữ, trầm cảm sau sinh có những biểu hiện khác nhau tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, nhưng tựu chung lại có thể kể đến các biểu hiện mang tính điển hình nhất như:
Liên tục có các trạng thái cảm xúc tiêu cực: buồn phiền, lo sợ, bồn chồn, cáu kỉnh, stress, giận dữ mất kiểm soát,…
Dễ tủi thân, khóc thường xuyên hơn bình thường
Gặp tình trạng mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
Mất tập trung
Chán ăn hoặc ăn không kiểm soát, ăn không có cảm giác ngon miệng
Nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ
Ngại tiếp xúc với mọi người, thậm chí muốn xa lánh con
Có các ý nghĩ làm hại bản thân và con
Hiện nay vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau. Có thể kể tên 5 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng này là: Sự thay đổi nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể; Sản phụ có tiền sử bị trầm cảm hoặc các vấn đề về thần kinh khác; Các yếu tố cảm xúc liên quan đến môi trường và hoàn cảnh sống; Sự thay đổi đột ngột về nhịp điệu sinh hoạt khi phải chăm con ngày đêm; Không nhận được sự chăm sóc sức khỏe và tinh thần từ những người thân trong gia đình;…
Chăm sóc bà mẹ sau sinh
Giúp bà mẹ cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, đặt trẻ da kề da với mẹ trong vòng 90 phút đầu sau sinh. Bà mẹ cần được chăm sóc tại cơ sở y tế ít nhất 24 giờ sau sinh. Cán bộ y tế tư vấn, hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú đúng cách, bú mẹ hoàn toàn, cách vắt sữa…
Sau sinh để bà mẹ nằm nơi yên tĩnh nghỉ ngơi hoặc ngủ để lấy lại sức. Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, ăn tăng số lượng, uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày).
Không làm việc nặng, nghỉ ngơi ít nhất 6 tuần sau sinh. Vệ sinh vùng sinh dục bằng cách rửa sạch sẽ, thay băng vệ sinh, ít nhất 3 lần mỗi ngày khi còn sản dịch. Tắm nhanh bằng nước ấm.
Tiếp tục uống viên sắt đến hết tháng đầu sau sinh. Uống 1 viên Vitamin A do cán bộ y tế hướng dẫn và cung cấp. Không sinh hoạt tình dục trong 42 ngày đầu (6 tuần) sau sinh và cần sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp ngay khi có quan hệ tình dục trở lại.
Không sưởi bằng than, không nằm gần bếp vì sẽ có hại cho sức khoẻ của mẹ và con. Có thể ủ ấm bằng túi chườm.
Người chồng và gia đình cần quan tâm chăm sóc bà mẹ sau sinh, động viên tinh thần, làm bớt công việc để bà mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh và đủ sữa nuôi con.
Cơn bốc hỏa ở nam giới tuổi trung niên - nguyên nhân và cách cải thiện
Mọi người thường cho rằng phụ nữ mới gặp những cơn bốc hỏa vào tuổi trung niên nhưng thực tế nam giới cũng có thể gặp hiện tượng này.
1. Nguyên nhân gây bốc hỏa ở nam giới
Mặc dù ít phổ biến hơn so với phụ nữ nhưng bốc hỏa vẫn xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên. Hầu như các triệu chứng tương tự nhau ở cả hai giới. Bốc hỏa ở nam giới tuy không nguy hiểm nhưng tạo cảm giác bức bối, khó chịu...
Giống như việc phụ nữ trải qua những cơn bốc hỏa do mất cân bằng nội tiết tố, đàn ông cũng vậy. Ở nam giới, nguyên nhân của các cơn bốc hỏa chủ yếu là do thiếu hụt hormone testosterone. Khi tổng lượng testosterone của cơ thể giảm xuống dưới 300 ng/dL có thể được coi là có lượng testosterone thấp.
Đàn ông cũng bị bốc hỏa khi đến tuổi trung niên.
Sự thiếu hụt testosterone do mắc một số bệnh lý làm tinh hoàn mất đi khả năng sản xuất testosterone, các bệnh mạn tính, bị trầm cảm,... Một số phương pháp điều trị, cụ thể là liệu pháp điều trị thiếu hụt androgen, cũng làm tăng nguy cơ gây ra cơn bốc hỏa ở nam giới. Người ta ước tính rằng có đến 80% nam giới bị bốc hỏa sau khi điều trị bằng liệu pháp này.
Những người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và nam giới đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt cũng cho biết họ gặp phải những cơn bốc hỏa. Theo Cancer.net, hơn 75% nam giới được điều trị ung thư tuyến tiền liệt đang gặp phải các triệu chứng bốc hỏa.
Lối sống thiếu khoa học, ăn uống kém điều độ hoặc thiếu hoạt động thể chất cũng có thể gây ra những cơn bốc hỏa. Nguyên nhân của 90% mức testosterone giảm mạnh do sự tương tác của các bệnh lý mạn tính, lối sống không lành mạnh, ăn uống không khoa học hoặc không vận động thể chất.
2. Bốc hỏa ở nam giới tuổi trung niên có nguy hiểm không?
Bốc hỏa là một giai đoạn đột ngột và thoáng qua được đặc trưng bởi cảm giác nóng bừng lan khắp cơ thể, đặc biệt tập trung ở vùng mặt, cổ và ngực. Về mặt lâm sàng được gọi là triệu chứng vận mạch, cảm giác này bắt đầu khi các tín hiệu sai được gửi đến vùng dưới đồi hoặc trung tâm kiểm soát nhiệt của não. Kết quả trực tiếp của việc này là sự giãn nở của các mạch máu gần bề mặt da, làm tăng lưu lượng máu và da đỏ lên - đó là dấu hiệu nhận biết của một đợt bốc hỏa.
Ở nam giới, đây là những triệu chứng cơn bốc hỏa phải đề phòng:
Cảm giác nóng đột ngột ở mặt, phần trên cơ thể hoặc cổĐỏ daĐổ mồ hôi dữ dộiLạnh run hoặc ớn lạnhTim đập nhanh
Mỗi cơn bốc hỏa ở nam giới thường sẽ kéo dài trung bình khoảng 4 phút, sau đó nhiệt độ cơ thể sẽ nhanh chóng trở về bình thường. Nếu bạn thường xuyên gặp phải những triệu chứng này (nam giới bị ảnh hưởng có cơn bốc hỏa từ 6-10 lần một ngày), thì tốt nhất nên nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của mình.
Cơn bốc hỏa liên tục và kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ.
Mặc dù cơn bốc hỏa không đe dọa tính mạng ngay lập tức nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe nếu không điều trị tình trạng cơ bản gây ra các cơn bốc hỏa. Dưới đây là một số nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn đi kèm với cơn bốc hỏa ở nam giới:
Đau timĐột quỵBệnh timGián đoạn giấc ngủCăng thẳngTrầm cảmGiảm chất lượng cuộc sống
Nếu các cơn bốc hỏa kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc bắt đầu khiến bạn suy nhược, điều quan trọng là phải giảm bớt các cơn bốc hỏa với sự trợ giúp của chuyên gia y tế.
3. Các lựa chọn điều trị cơn bốc hỏa ở nam giới
May mắn thay, những cơn bốc hỏa có thể khắc phục được nếu có kế hoạch quản lý phù hợp. Dưới đây là một số cách bạn có thể giữ các cơn nóng bừng ở mức tối thiểu:
- Sử dụng liệu pháp thay thế testosterone khá hiệu quả để giảm cơn bốc hỏa.
- Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh cũng có tác dụng tốt.
Các biện pháp này cần có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ và theo dõi quá trình điều trị. Không nên tự ý mua dùng.
Bên cạnh các kế hoạch điều trị ở trên, bạn cũng có thể áp dụng những thay đổi lối sống để chống lại những cơn bốc hỏa này. Bao gồm:
Mặc quần áo nhẹ, thoáng mátỞ trong môi trường mát mẻTránh đồ ăn cay nóng, thực phẩm sinh nhiệt, đồ ăn nhiều dầu mỡKiêng uống rượuHạn chế uống cà phêCắt bỏ thói quen hút thuốcGiảm cânGiải tỏa tâm lý căng thẳng, áp lực
Tập luyện sức đề kháng là hình thức tập luyện giúp tăng khối lượng cơ bắp có khả năng làm tăng mức testosterone, giống hình thức tập thể dục cường độ cao. Tuy nhiên, nên tránh tập cardio kéo dài hơn 1 giờ mỗi ngày vì điều này có xu hướng làm giảm nồng độ testosterone.
Nam giới nên tập thể dục thể thao đều đặn và vừa sức ngay từ khi còn trẻ để duy trì lượng testosterone.
Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh bao gồm các thực phẩm giàu omega-3, protein động vật, thực vật, ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm này chứa các chất chống oxy hóa, ít chất béo bão hòa giúp cân bằng nội tiết tố, có khả năng chống viêm và gián tiếp điều hòa nội tiết tố khỏe mạnh.
Một số loại thảo dược và chất bổ sung cũng giúp điều chỉnh tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bốc hỏa giúp tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể, làm giảm các cơn bốc hỏa do lưu thông tốt hơn. Vitamin E làm cho tuyến yên gửi tín hiệu đến tinh hoàn để tạo ra nhiều testosterone hơn. Vitamin D làm tăng testosterone bằng cách cải thiện chức năng của các vị trí thụ thể nhằm nhận diện hormone testosterone trong máu dễ dàng hơn. Kẽm là chất tăng cường testosterone mạnh, hoạt động bằng cách kích thích tuyến yên sản xuất nhiều testosterone hơn, giảm các cơn nóng bừng cũng có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa ở nam giới.
Hai kỳ kinh nguyệt trong một tháng là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng? Hầu hết phụ nữ đều có kinh một tháng một lần. Tuy nhiên có một số phụ nữ lại có kinh hai lần mỗi tháng, đây có phải là dấu hiệu nghiêm trọng hay không? Hầu hết phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, cứ sau 28 ngày và kéo dài 3 - 4 ngày. ThS. BS Lê Quang Dương -...