Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn để phòng tránh ngộ độc
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay hết sức phức tạp. Nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đảm bảo vệ sinh khi vận chuyển, chế biến chính là nguyên nhân gây ngộ độc.
Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn giúp bạn phòng tránh ngộ độc dễ dàng hơn, đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình.
Một số cách nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dưới đây giúp bạn lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình.
1. Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm
Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị nhiễm khuẩn chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra ngộ độc.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, thì có khoảng 48 triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Trong đó có tới 128.000 người phải nhập viện với hơn 3000 người chết.
Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm. Một trong những lý do khiến vi khuẩn tấn công là vì xử lý thực phẩm không đúng cách. Trường hợp thực phẩm chứa ít vi khuẩn sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể người khoẻ mạnh.
Vi khuẩn E.coli gây ngộ độc thực phẩm – Ảnh: Internet
Mọi rắc rối bắt đầu khi vi khuẩn sinh sôi và lây lan. Nguyên nhân là do bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm sai cách. Thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể có hình dạng, mùi vị không khác biệt so với thực phẩm an toàn. Bạn chỉ có thể phát hiện ra sau khi ăn chúng và xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm xảy ra nhanh nhất là sau 30 phút. Và chậm hơn có thể là vài ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
Theo xác định của CDC, có 8 tác nhân gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn khiến người bệnh phải nhập viện bao gồm: Salmonella, Clostridium perfringens, Campylobacter, Staphylococcus aureus, E. coli O157: H7, Listeria monocytogenes, Listeria monocytogenes và Norovirus. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn.
2. Các thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn
Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn không quá khó như bạn nghĩ. Bởi bất cứ loại thực phẩm sống nào cũng có thể chứa mầm bệnh. Ngay cả khi đó là thực phẩm tươi, sạch được chọn lựa kỹ lưỡng. Tham khảo các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dưới đây để chọn lựa khéo tay hơn.
Video đang HOT
2.1. Thực phẩm tươi sống
Các loại thịt sống, hải sản tươi, trứng gà, rau, củ, trái cây tươi đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Một số loại vi khuẩn sinh trưởng và phát triển bên trong nội tạng của động vật. Trong quá trình giết mổ, xử lý chúng sẽ truyền sang tiếp xúc với thịt sống và phát triển bên trong.
Một số vi khuẩn khác có thể tồn tại ngay bên trong cơ thể động vật. Hoặc bị nhiễm khuẩn từ tay người xử lý, vận chuyển, hoặc chế biến thực phẩm. Các loại rau củ có thể bị nhiễm khuẩn từ nguồn nước, phân bón hoặc nguồn đất bị ô nhiễm. Chính vì thế, bạn cần nói không với đồ ăn sống hoặc tái nếu không muốn bị mắc bệnh.
Đồ tươi sống là một trong những dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn – Ảnh: Internet
2.2. Sữa và các loại nước trái cây chưa tiệt trùng
Thanh trùng, làm nóng sữa là quá trình tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Do đó với các loại sữa hoặc nước trái cây chưa tiệt trùng có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao. Nghiên cứu cho thấy sữa chưa tiệt trùng gây ngộ độc thực phẩm cao gấp 150 lần. Phần lớn các trường hợp đều phải nhập viện sau khi bị ngộ độc.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ bạn nên chọn sữa, nước trái cây và các phụ phẩm từ sữa đã được tiệt trùng. Bởi quá trình thanh trùng sẽ tiêu diệt hoàn toàn các ký sinh trùng gây hại như: Brucella, Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella.
2.3. Thực phẩm không được bảo quản đúng cách
Nhiệt độ phòng là môi trường sống lý tưởng của các loài vi khuẩn có hại. Khi bạn để thực phẩm ở nhiệt độ phòng vi khuẩn sẽ tấn công và gây ngộ độc thực phẩm. Mặc dù trong thời gian ngắn, các loại thực phẩm chưa bị biến chất về mùi, vị nhưng vẫn chứa vi khuẩn khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt…
Một số loại vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Vì vậy, ngay cả khi đã nấu chín thức ăn bạn vẫn có thể bị ngộ độc. Nhất là một số loại vi khuẩn phát triển mạnh ở các món thịt hầm, và nước thịt. Thực phẩm chín khi để ở nhiệt độ phòng qua 2 giờ đồng hồ sẽ bị nhiễm khuẩn, và bạn không nên ăn chúng.
Đặc biệt nhiều người mắc phải Sai lầm khi bảo quản thực phẩm có thể khiến đồ ăn biến chất, gia tăng vi khuẩn gây bệnh.
2.4. Thực phẩm chế biến sẵn không có nguồn gốc rõ ràng
Một trong các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn là đồ ăn chế biến sẵn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với các loại thực phẩm làm lạnh, chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, pate… bạn khó có thể biết được quy trình sản xuất, chế biến của họ như thế nào. Liệu có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Bởi vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình chế biến. Do đó, mặc dù nhìn từ bên ngoài thực phẩm bạn ăn không có dấu hiệu rõ ràng nhưng thực chất là chúng chứa vi khuẩn gây hại.
Thức ăn chế biến sẵn không rõ nguồn gốc là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn – Ảnh: Internet
Do đó, để tránh ngộ độc thực phẩm tốt hơn hết bạn không nên lưu trữ quá nhiều thực phẩm nấu sẵn như thịt hộp, xúc xích. Tốt hơn hết hãy lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc.
2.5. Các loại thịt băm có thể chứa vi khuẩn
Một số loại vi khuẩn như E.coli sinh sống bên trong đường ruột của gia súc. Chúng có thể làm ô nhiễm thịt trong quá trình giết mổ, chế biến. Đặc biệt là thịt bò băm nhỏ luôn có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn này.
Vi khuẩn có thể không làm thay đổi mùi vị của thức ăn. Tuy nhiên sau vài ngày khi tiếp xúc với mầm bệnh cơ thể bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu rõ ràng. Do đó, để an toàn hơn, bạn nên chế biến thực phẩm chín kỹ. Bên cạnh đó rửa sạch bát đĩa và các dụng cụ với nước ấm và dung dịch rửa bát sát khuẩn trước khi sử dụng.
2.6. Thực phẩm ổi thiu, bị biến đối về màu sắc, mùi vị
Đây là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dễ dàng nhất. Các loại thực phẩm kể cả đồ tươi sống và nấu chín khi bị biến dạng về màu sắc, mùi, vị nghĩa là chúng đã bị vi khuẩn tấn công mạnh.
Để tránh ngộ độc thực phẩm, tốt hơn hết bạn nên vứt bỏ ngay các loại thực phẩm này. Đồng thời, bạn cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm đặt bên cạnh đồ đã bị ôi thiu. Bởi vi khuẩn từ thực phẩm ô nhiễm có lan sang các thực phẩm sạch ngay cả khi chúng chưa có dấu hiệu đặc trưng.
2.7. Thực phẩm quá hạn sử dụng
Đồ quá hạn sử dụng cũng là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn hiệu quả. Mỗi loại thức ăn đều có quy định sử dụng trong một giai đoạn nào đó. Khi đã hết hạn sử dụng đồng nghĩa với thức ăn bị biến chất, ô nhiễm dễ dàng gây ngộ độc thực phẩm.
Do đó, để đảm bảo sức khoẻ của bạn và cả gia đình tốt hơn hết nên lựa chọn thực phẩm tươi, mới được sản xuất, chế biến.
Hạn sử dụng là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn – Ảnh: Internet
3. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn
Dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn đôi khi không rõ ràng. Bởi các loại vi khuẩn gây bệnh không màu, không mùi, không vị. Chính vì thế khi nhìn, ngửi hoặc nếm bạn rất khó nhận biết thực phẩm bị ô nhiễm. Để hạn chế tính trạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Lựa chọn thực phẩm ở một nhà cung cấp uy tín bạn có thể tin tưởng được.
- Thực hiện các biện pháp bảo quản, sơ chế đúng cách. Để thực phẩm tránh xa khoảng nhiệt độ nguy hiểm từ 4 – 60 độ C.
- Thức ăn sau khi chế biến cần được sử dụng trong vòng 2 giờ để tránh bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó nếu bạn muốn giữ lại, thức ăn cần được bảo quản trong tủ lạnh.
- Đối với đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn, bạn cần chọn thực phẩm vẫn còn hạn sử dụng, được sản xuất bởi thương hiệu uy tín.
- Trước khi chế biến, sơ chế thức ăn bạn cần rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn. Đặc biệt là khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản.
- Rửa sạch dao, thớt, dụng cụ chế biến bằng dung dịch chuyên dụng trước và sau khi sử dụng.
- Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm bằng nước muối trước khi chế biến. Không ăn các món gỏi, tái, sống để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.
Trên đây là một số dấu hiệu thực phẩm nhiễm vi khuẩn và cách phòng tránh bạn cần lưu ý. Hãy thực hiện đúng nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.
Nguy cơ gây hại cho sức khỏe từ thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm được sản xuất công nghiệp như snack, khoai tây chiên, đồ ăn tiện lợi, đồ uống có ga làm tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt là do nguyên nhân tim mạch.
Các kệ hàng siêu thị ngày càng tràn ngập các loại thực phẩm được sản xuất bằng cách chế biến công nghiệp rộng rãi, thường ít chất dinh dưỡng thiết yếu, nhiều đường, dầu, muối và có khả năng được tiêu thụ quá mức. Nghiên cứu của Phòng Dịch tễ và Phòng ngừa tại IRCCS Neuromed ở Ý cho hay, hiện đã xác nhận những thực phẩm này đều có hại cho sức khỏe.
Công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, nghiên cứu được thực hiện trên hơn 22.000 công dân tham gia Dự án Moli-sani. Bằng cách phân tích thói quen ăn uống của họ và theo dõi tình trạng sức khỏe trong hơn 8 năm, các nhà nghiên cứu của Neuromed quan sát thấy rằng những người tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn có nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào là 26% và 58% do các bệnh tim mạch.
Để đánh giá thói quen dinh dưỡng của những người tham gia Moli-sani - Marialaura Bonaccio, nhà nghiên cứu tại Cục Phòng chống Dịch tễ và tác giả đầu tiên của nghiên cứu giải thích: "Chúng tôi đã sử dụng phân loại NOVA quốc tế, đặc trưng cho thực phẩm dựa trên mức độ chúng trải qua chiết xuất, tinh chế hoặc thay đổi. Những loại có mức độ chế biến công nghiệp cao nhất thuộc nhóm thực phẩm siêu chế biến. Theo quan sát của chúng tôi, những người tiêu thụ lượng lớn thực phẩm này có nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch và mạch máu não cao hơn".
Thủ phạm chính có thể là đường, trong thực phẩm chế biến cực nhanh được thêm vào với một lượng đường đáng kể. Augusto Di Castelnuovo, nhà dịch tễ học của Khoa cho biết: "Theo phân tích của chúng tôi, việc dư thừa lượng đường chỉ chiếm 40% nguy cơ tử vong. Bên cạnh đó, quá trình chế biến công nghiệp có thể tạo ra những thay đổi trong cấu trúc và thành phần của các chất dinh dưỡng".
Giới trẻ nói riêng ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với các loại thực phẩm đóng gói sẵn, dễ chế biến, dễ tiêu thụ và có giá rẻ. Nghiên cứu này và các nghiên cứu quốc tế khác cho chúng ta biết rằng, trong một thói quen dinh dưỡng lành mạnh, thực phẩm tươi sống hoặc chế biến tối thiểu phải là điều quan trọng.
Ăn uống sai lầm kiểu này khiến não của bạn mau già Tất cả chúng ta đều được biết rằng việc thưởng thức đồ ăn có đường, đồ chiên rán và chế biến sẵn có thể "phá" chế độ ăn kiêng mà bạn đang theo. Đừng mê những thực phẩm nhiều đường, chiên rán, chế biến sẵn mà khiến não của bạn mau già - ẢNH: SHUTTERSTOCK Một nghiên cứu mới đã nhấn mạnh những...