Nhận biết sớm bệnh ung thư thường gặp ở trẻ
Ba loại bệnh ung thư mà trẻ nhỏ thường mắc phải là bệnh bạch cầu cấp, u nguyên bào thần kinh và u nguyên bào võng mạc.
Có 160.000 trẻ em mắc bệnh ung thư trên thế giới, trong đó khoảng 90.000 trẻ em tử vong. Theo phó giáo sư, bác sĩ Allen Yeoh, bác sĩ hàng đầu châu Á trong lĩnh vực điều trị bệnh ung thư và huyết học nhi, có 3 loại ung thư trẻ thường mắc phải là bệnh bạch cầu cấp, u nguyên bào thần kinh và u nguyên bào võng mạc.
Triệu chứng ban đầu của các bệnh này:
- Bệnh bạch cầu cấp: Thường gặp ở trẻ từ khoảng 2 đến 5 tuổi, bị sốt thất thường, đã dùng kháng sinh nhưng không thuyên giảm, mệt mỏi, ít chơi đùa, da xanh dần. Ở giai đoạn muộn, bệnh có thể làm bé xuất hiện triệu chứng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng, gan to, lách to, hạch to.
- U nguyên bào thần kinh: Dấu hiệu nhận biết bệnh được gợi ý theo vị trí u. Bé cảm thấy đau đầu, đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi. Một số bé đái rắt hoặc rối loạn đường niệu. Ngoài ra bé có thể bị hẹp đồng tử, sụp mi, giảm tiết mồ hôi.
- U nguyên bào võng mạc: Hay gặp ở các bé dưới 3 tuổi. Bé bị điểm trắng ở mắt, thấy rõ khi mắt chuyển động hoặc chụp ảnh thấy vệt trắng trên đồng tử. Ở giai đoạn bệnh muộn hơn, bé có thể bị lác mắt, u nguyên bào thận, đái máu thường gặp, cao huyết áp, u ổ bụng.
Video đang HOT
Ngày càng nhiều bệnh nhi mắc bệnh ung thư. Ảnh: K.P
Phó giáo sư Allen Yeoh cho biết, đối với 3 loại ung thư này, nếu phát hiện càng sớm, cơ hội chữa khỏi cho trẻ càng cao, có thể lên đến 90%. Vì thế phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Với trẻ em, tiến triển của bệnh ung thư khá phức tạp do khối u thay đổi dựa theo tốc độ phát triển của bé nên ngoài những chẩn đoán lâm sàng, cần phối hợp nhiều phương pháp kiểm tra mới có thể xác định vị trí và giai đoạn phát triển hiện tại của khối u. Việc xét nghiệm chẩn đoán ban đầu có tính chất sống còn trong việc điều trị hiệu quả các bệnh ung thư nhi nhằm chọn đúng phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hay tiến hành ghép tủy.
Theo VNE
Bé sơ sinh gần một tuần không đại tiện
Con gái tôi mới được 1 tháng 8 ngày nhưng đã 6 ngày rồi bé không đi ngoài được. Trông bé rất khó chịu và tôi phải dùng thụt thì bé mới đi được.
Tuy nhiên, phân của bé chỉ hoa cà hoa cải chứ không phải thành cục. Như vậy con gái tôi bị bệnh gì, có nghiêm trọng không? Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên! (Hoàng Thị Huế)
Anhrminh họa: Optimalchiro.ie.
Trả lời:
Tôi không rõ con bạn bú mẹ hoàn toàn hay ăn sữa bò. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì một ngày bé thường đi ngoài khoảng 3-5 lần, phân sệt, có mùi chua. Nếu bé ăn sữa bò thì một ngày bé đi ngoài khoảng một lần, phân thành khuôn, có mùi thối.
Chậm đi ngoài ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân. Chậm đi ngoài được chia làm 2 loại là chậm đi ngoài cơ năng, và chậm đi ngoài thực thể.
Chậm đi ngoài cơ năng có thể do sữa mẹ, do trẻ bú ít (không đủ no). Chậm đi ngoài thực thể có thể do bé bị một số bệnh như: suy giáp trạng bẩm sinh, phình đại tràng bẩm sinh, hẹp hậu môn.
Nếu chậm đi ngoài cơ năng thì không cần điều trị gì, bạn chỉ cần cho trẻ bú no, massage bụng cho bé hằng ngày (bạn xoa bụng cho bé từ phải sang trái, từ dưới lên trên) là bệnh tự khỏi. Nếu chậm đi ngoài thực thể bạn cần phải đưa bé tới bệnh viện chuyên khoa nhi để được điều trị sớm.
Chúc bé luôn khỏe mạnh.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Đức Thường
Theo VNE
7 vấn đề sức khỏe thường gặp ở teen Chuyện ấy không an toàn; ăn kiêng hà khắc để giảm cân; lạm dụng chất kích thích có thể khiến teen phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. 1. Rối loạn ăn uống Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp nhất và ngày càng gia tăng ở thanh thiếu niên ngày nay đó là rối loạn ăn uống,...