Nhận biết “phản ứng” cơ thể để phòng ngừa vô sinh
Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới vô sinh chính là hội chứng buồng trứng đa nang. Sớm nhận biết những “phản ứng” của cơ thể để đối phó căn bệnh này sẽ giúp chị em phòng ngừa vô sinh.
Một trong những thủ phạm gây ra căn bệnh vô sinh ở nữ giới là hội chứng buồng trứng đa nang.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ và được đặc trưng bởi u nang buồng trứng.
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới PCOS là do sự đề kháng insulin hay hội chứng trao đổi chất bởi chế độ ăn uống quá nhiều carb. Vì vậy, chị em nên có kiến thức nhận biết các dấu hiệu để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
1. Mụn trứng cá và các vấn đề về da
Phụ nữ bị PCOS bởi rối loạn hormone nên thường có làn da dầu và mụn trứng cá. Vì vậy, khi da có những dấu hiệu này một cách bất thường thì chị em chớ nên xem thường!
Ngoài ra, một số vấn đề về da khác như mụn cơm, viêm da, gàu… cũng thường xuất hiện khi mắc hội chứng này.
2. Mọc nhiều lông
Video đang HOT
Khi bị đa nang buồng trứng, các nang trứng sẽ tích tụ dần nội tiết tố, làm thay đổi đáng kể tình trạng nội tiết ở người phụ nữ. Lúc này, nồng độ hoóc môn nam trong cơ thể tăng lên, khiến lông phát triển giống như nam giới (mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân, lông bụng nhiều).
3. Tăng cân và khó giảm cân
Nếu bạn tăng cân không lý do và không hề giảm dù đã ăn uống và vận động thể dục điều độ, thì đó có thể là một triệu chứng của PCOS.
Bởi hội chứng này sẽ khiến cơ thể phụ nữ gia tăng nội tiết tố androgen nên rất dễ bị tích tụ mỡ quanh eo và khó giảm cân.
Ảnh minh họa: Internet
4. Rụng tóc nhiều bất thường
Sự xáo trộn nội tiết tố nữ, mất cân bằng hormone giới tính sẽ khiến tóc của chị em rụng dần đi, thậm chí có thể gây hói như nam giới. Khi tóc rụng nhiều một cách bất thường, bạn cần đến ngay bác sỹ để kiểm tra.
5. Chu kỳ kinh nguyệt thất thường
Chu kỳ kinh nguyệt không đều là một trong những triệu chứng ban đầu và phổ biến nhất của hội chứng buồng trứng đa nang.
Các dấu hiệu bao gồm: thời gian của mỗi chu kỳ quá dài (lên đến 40-45 ngày), trong kỳ “đèn đỏ” lượng máu kinh của bạn mất quá nhiều hoặc quá ít, chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt… Vì thế, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn có dấu hiệu bất thường, hãy đi khám bác sĩ sớm.
5. Đau vùng xương chậu và bụng
Hội chứng buồng trứng đa nang thường gây ra những cơn đau rất giống với những cơn đau hông trong kỳ kinh nguyệt. Đó là cảm giác đau nhói vùng xương chậu và lan ra khu vực xung quanh.
6. Trầm cảm hay lo âu
Rối loạn ở PCOS có xu hướng kích thích hormone trong não, do đó làm ảnh hưởng trạng thái tinh thần nghiêm trọng, gây thay đổi tâm trạng, lo lắng, hay tức giận, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
Những dấu hiệu tưởng như bình thường này lại chính là mầm mống gây nên vô sinh. Vì vậy, đừng xem thường nó để bảo vệ sức khỏe và nòi giống của mình nhé!
Theo Sức khỏe Gia đình
Sau 1 năm không có thai, nên khám phòng vô sinh hiếm muộn
Do đó, cả vợ và chồng đều có trách nhiệm đi khám để tìm nguyên nhân tình trạng khó có con.
Vợ chồng em kết hôn được 1,5 năm nhưng chưa có em bé. Ban đầu, chúng em kế hoạch trong vòng 3-4 tháng sau khi cưới, nhưng sau đó "thả" mãi không thành công. Em đi khám và được các bác sĩ xác nhận bình thường. Như vậy, trường hợp như vợ chồng em đã phải trường hợp hiếm muộn chưa, mong bác sĩ tư vấn.
(Trần Thanh Hương - 24 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội)
Một cặp vợ chồng được coi là hiếm muộn, vô sinh khi mong muốn có con, chung sống với nhau bình thường, không sử dụng biện pháp ngừa thai nào mà sau một năm vẫn không có thai. Nguyên nhân hiếm muộn có thể bắt nguồn từ chồng hoặc vợ. Con số thống kê cho thấy, khoảng 30% trường hợp nguyên nhân hiếm muộn là hoàn toàn do chồng, 30% do vợ và phần còn lại từ cả hai vợ chồng.
Do đó, cả vợ và chồng đều có trách nhiệm đi khám để tìm nguyên nhân tình trạng khó có con. Với trường hợp của bạn, bạn đã đi khám và bác sĩ kết luận bình thường thì bạn có thể yên tâm phần nào. Bạn nên động viên chồng bạn đi kiểm tra sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe sinh sản. Trường hợp vợ chồng bạn chưa có con có thể do hai nguyên nhân: Một là nguyên nhân xuất phát từ phía chồng bạn, hai là do cả hai có quan hệ tình dục nhưng không đúng thời điểm thuận lợi để thụ thai.
Các nguyên nhân hiếm muộn thường gặp ở nam giới có thể bao gồm: Không có tinh trùng, tinh trùng quá ít, tinh trùng di động yếu, tinh trùng dị dạng. Các vấn đề này có thể được chẩn đoán khi làm xét nghiệm về tinh dịch (thường gọi là tinh dịch đồ).
Ngoài ra, nam giới có thể hiếm muộn do bị bất lực, xuất tinh sớm hay xuất tinh ngược dòng (tinh dịch không được phóng ra ngoài, mà chảy ngược vào bàng quang, sau đó được đi tiểu ra ngoài).
Vợ chồng bạn nên đi khám, để được bác sĩ tư vấn cách chữa trị hoặc điều chỉnh lối sống để sớm có em bé.
Theo BS Nguyễn Khắc Lợi - Giao thông
BV Nam khoa, Hiếm muộn Hà Nội
Phân biệt sùi mào gà với mụn rộp sinh dục Bệnh sùi mào gà và mụn rộp sinh dục do có nhiều triệu chứng giống nhau nên có nhiều người nhầm lẫn, từ đó điều trị không đúng cách dẫn đến bệnh lâu khỏi. Vì vậy, mọi người cần có kiến thức để phân biệt 2 bệnh này và đi khám điều trị kịp thời. Cả hai bệnh sùi mào gà và mụn...