Nhận biết những nguy cơ gây bệnh cúm
Cúm là một trong những căn bệnh phổ biến, rất thường gặp trong mùa đông khi thời tiết giá lạnh và ẩm ướt khiến sức đề kháng của hệ miễn dịch suy yếu, không chống đỡ nổi trước sự tấn công của vi-rút, vi khuẩn hiện diện trong môi trường sống xung quanh chúng ta.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh cúm. Căn bệnh này có thể xuất phát từ những nguyên nhân khá đơn giản được liệt kê dưới đây:
Hoang mang, lo lắng về việc có thể bị mắc bệnh sẽ khiến bạn mắc bệnh thật. Nhìn chung, bệnh cúm H1N1 đã được chứng minh là không gây nguy hiểm hơn so với bệnh cúm thông thường và hầu hết những người mắc bệnh đều có thể phục hồi trở lại. Tuy nhiên, chỉ riêng sự lo lắng đã được xếp chung với rất nhiều căn bệnh khác bao gồm tình trạng trào ngược a-xít, mất ngủ, phát ban trên da và chán nản. Vì vậy, cũng không ngạc nhiên khi việc lo lắng, căng thẳng quá mức có thể làm hệ miễn dịch suy yếu và khiến cơ thể dễ bị các vi trùng truyền bệnh tấn công.
2. Ôm, hôn và bắt tay
Những tiếp xúc gần gũi với người đã bị nhiễm bệnh chính là một trong những cách dễ nhất để bạn bị lây nhiễm vi-rút. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn tỏ ra khó gần gũi trong suốt cả mùa đông dài mà phải tự nhận biết những tình huống có thể bị lây nhiễm bệnh từ mọi người mà mình tiếp xúc. Nếu rơi vào tình huống buộc phải chào hỏi hoặc nói lời tạm biệt với người khác, nên cố gắng không chạm tay vào miệng hoặc mắt cho đến khi bạn có thể rửa sạch đôi bàn tay của mình.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, nên duy trì một khoảng cách với những người đang bị bệnh ít nhất là 6 bước chân nhằm làm giảm khả năng lây truyền của vi-rút. Do đó, tất cả những hành vi thể hiện tình cảm thân mật từ bắt tay cho đến ôm và hôn nên được hạn chế như là một cách để phòng bệnh.
3. Hút thuốc lá
Video đang HOT
Hút thuốc lá làm suy yếu các sợi lông bé xíu nằm bên trong đường thở và phổi, vốn có tác dụng phòng chống bệnh tật, ngăn cản sự tấn công của các mầm bệnh qua đường hô hấp. Điều này có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Hơn nữa, đã có kết quả nghiên cứu khẳng định rằng vi-rút H1N1 ẩn nấp sâu trong phổi hơn so với vi-rút cúm thông thường, nên tình trạng viêm nhiễm cũng sẽ nặng hơn.
Bác sĩ Pascal Jame Imperato, Chủ nhiệm khoa của Trường Y tế cộng đồng thuộc Trung tâm Y khoa Suny, Brooklyn, Hoa Kỳ cảnh báo, những tổn thương có sẵn ở phổi do thuốc lá gây ra có thể khiến cho cơ thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm hơn. Những người nghiện thuốc lá luôn dễ bị tấn công bởi một vài căn bệnh truyền nhiễm do vi-rút gây ra qua đường hô hấp. Họ đã bị tổn thương ở phổi nên dễ mắc bệnh và dễ bị viêm phổi hơn so với những người không hút thuốc.
4. Tập thể dục quá mức
Việc tập luyện thể thao nếu được thực hiện ở mức độ vừa phải sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch nếu bạn cố tập quá sức. Tập thể thao quá mức khiến cho cơ thể phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thể chất, đặc biệt là khi bạn không ngủ, mất nước và không cung cấp đủ năng lượng. Phòng tập thể thao lại là nơi có rất nhiều vi-rút, vi khuẩn. Chúng có thể bám vào những vật dụng cá nhân mà bạn sử dụng khi tập luyện và vô tình, bạn đã mang mầm bệnh về nhà.
Tập thể dục là điều luôn được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích. Nhưng chỉ nên tập ở mức vừa phải để giữ cho hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh cúm. Để bảo vệ bản thân, bạn nên lau chùi các máy móc trong phòng tập trước khi sử dụng chúng. Ngoài ra, nên tắm bằng xà phòng ngay sau khi tập xong để loại trừ hết vi khuẩn trên cơ thể trước khi ra về.
5. Sử dụng đồ uống có chất cồn
Sử dụng các loại đồ uống có chứa chất cồn với số lượng nhiều trong thời gian ngắn sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể và phải chống chọi với tình trạng lây nhiễm khó khăn hơn. Chất cồn làm cơ thể mất nước một cách nhanh chóng và dễ dàng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng ngăn ngừa các vi trùng gây bệnh của mũi và cổ họng cũng như việc tiết chất nhầy để tống đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể ở hai cơ quan này.
6. Phụ thuộc vào dung dịch rửa tay diệt khuẩn
Cần chọn loại dung dịch rửa tay diệt khuẩn có chứa hàm lượng chất cồn, ethanol hoặc isopropanol từ 60% đến 95% vì khả năng diệt khuẩn sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên quá phụ thuộc vào loại dung dịch rửa tay diệt khuẩn này mà bỏ qua những phương pháp vệ sinh đôi tay truyền thống. Các dung dịch rửa tay diệt khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong trường hợp bạn không thể rửa tay bằng nước và xà phòng như bình thường. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào chứng tỏ những loại dung dịch này thật sự giết chết được vi khuẩn. Sử dụng xà phòng và nước để rửa tay vẫn là cách tốt nhất giúp bạn tránh xa được bệnh cúm.
7. Rửa tay không đúng cách
Có rất nhiều người rửa tay không đúng cách. Việc rửa tay thường xuyên, khoảng 10 lần mỗi ngày là một trong những lời khuyên mà các chuyên gia y tế luôn đưa ra nhằm phòng tránh bệnh cúm. Một kết quả khảo sát do Hiệp hội Xà phòng và chất tẩy rửa Hoa Kỳ thực hiện qua điện thoại cho thấy, khoảng 39% người được khảo sát hiếm khi hoặc không bao giờ rửa tay sau khi ho hoặc hắt hơi. Khoảng số người được hỏi trả lời rằng họ chỉ rửa tay trong vòng 15 giây hoặc ít hơn mặc dù theo khuyến cáo, cần rửa tay ít nhất trong 20 giây hoặc nhiều hơn.
8. Không mang khẩu trang
Một số người vẫn đeo khẩu trang khi họ có nguy cơ nhiễm cúm cao hoặc khi thường xuyên phải tiếp xúc với những người bị bệnh. Kết quả nghiên cứu gần đây ở Hoa Kỳ cũng cho thấy việc đeo khẩu trang cũng giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm.
Nếu muốn đeo khẩu trang, bạn cần sử dụng chúng đúng cách. Khẩu trang tích tụ rất nhiều vi-rút, do đó cần phải vệ sinh chúng thật kỹ. Đối với loại sử dụng một lần, không nên để chúng chạm vào mũi, miệng hoặc mắt sau khi đeo, cần tháo chúng ra và cho ngay vào thùng rác đồng thời rửa tay sạch. Đối với khẩu trang dùng nhiều lần, cần giặt sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời sau mỗi lần sử dụng. Khi lấy khẩu trang ra khỏi mặt, bạn chỉ nên kéo phần dây đeo, không chạm vào phần phía trước của khẩu trang – nơi dễ lây nhiễm mầm bệnh nhất.
9. Uống thuốc trị cúm quá sớm
Một số người thường sử dụng ngay những loại thuốc trị cúm khi bắt đầu cảm thấy những dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt… Tuy nhiên, dùng thuốc một cách tùy tiện là thói quen không tốt vì có thể làm cho vi-rút trở nên kháng thuốc.
Theo cảnh báo của Tạp chí Thuốc New England, những bậc phụ huynh tự ý cho trẻ uống loại thuốc chống cúm Tamiflu dạng lỏng có thể khiến trẻ mắc bệnh nặng hơn vì sử dụng sai liều lượng. Liều lượng được hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm không phải lúc nào cũng đồng nhất với dụng cụ đo lường được đính kèm theo sản phẩm. Bất kỳ người nào muốn sử dụng Tamilfu đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn liều lượng thích hợp đối với cơ thể cũng như được hướng dẫn cách sử dụng thuốc đúng đắn nhất.
10. Quá vô tư
Điều này nghe có vẻ trái ngược với tình trạng lo lắng quá mức được nêu ở phần đầu nhưng trên thực tế, để giữ cho cơ thể khỏe mạnh trong mùa cúm, bạn cần tìm được vị trí cân bằng giữa tình trạng hốt hoảng và sự thờ ơ. Có thể bạn sẽ tự tin rằng mình còn quá trẻ hoặc quá khỏe mạnh để có thể mắc bệnh cúm nhưng sự thật đôi khi không giống với suy nghĩ.
Thông thường, những người có nguy cơ nhiễm cúm cao là người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc những người đã bị bệnh trước đó. H1N1 lại có khả năng gây bệnh cho những trẻ em hoặc những thanh niên trưởng thành khỏe mạnh trong khi những người trên 65 tuổi hầu như rất ít mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh cúm và phải nằm việc ở Hoa Kỳ ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên luôn nằm ở mức cao nhất.
Theo SK&ĐS
Làm gì khi bị cảm lạnh?
Thời gian gần đây, trời rất lạnh nên tôi thường có biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đau các khớp. Xin hỏi đó có phải là biểu hiện của cảm lạnh không, tôi phải làm gì để phòng bệnh?
Cảm lạnh là bệnh phổ biến nhất trong mùa đông xuân do khí lạnh gây ra. Một người có thể bị cảm lạnh 200 lần, đây là con số tạm tính nếu người đó sống đến tuổi 75, đối với trẻ em thì mỗi năm có thể bị từ 4-8 lần và trẻ thường bị cảm lạnh nhiều hơn người cao tuổi là những người đã tiếp xúc với hầu hết các virus gây cảm lạnh thông thường. Hiện nay, vẫn chưa =có bất cứ loại vaccin nào giúp con người miễn dịch được với cảm lạnh, kể cả kháng sinh. Khi bị cảm lạnh, người bệnh sẽ bị đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mắt, đau các khớp, sốt, ho... Lúc này, người bệnh cần tránh vận động, dành thời gian để nghỉ ngơi. Nên bổ sung đủ lượng nước cần thiết, uống thêm các loại nước quả và đảm bảo những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng để tiếp thêm sinh lực cho cơ thể.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Bên cạnh đó, nên chú ý đến việc duy trì độ ẩm trong phòng. Không khí khô hanh, thiếu độ ẩm cần thiết sẽ là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn gây cảm lạnh hoạt động và tấn công cơ thể. Để phòng ngừa cảm lạnh, bạn nên uống đủ nước giúp làm giảm nghẹt mũi; uống mật ong làm giảm ho, kháng khuẩn, làm dịu cổ họng khi bị kích thích; luyện tập thể dục thể thao đều đặn cải thiện máu lưu thông, tăng cường sức khoẻ; tắm nước đủ nóng ngăn chặn không khí khô hanh gây khô mũi, nghẹt mũi... Một ly trà nóng, một bát cháo nóng sẽ rất tốt khi bạn vừa đi ngoài trời lạnh trở về nhà và cũng rất tốt để ngăn ngừa cảm lạnh tấn công cơ thể. Vào những ngày trời lạnh khi ra đường cần mắc ấm và ăn uống đầy đủ để cơ thể tăng sức đề kháng.
Theo vnmedia
Trái cây giúp khỏe mạnh trong mùa đông Cái lạnh mùa đông làm suy giảm sức đề kháng, khiến cơ thể dễ trở thành mục tiêu tấn công của nhiều căn bệnh như cảm, cúm, ho... Tăng cường sự khỏe mạnh cho hệ miễn dịch thông qua chế độ ăn uống là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Những loại trái cây dưới đây sẽ cung cấp nhiều loại...