Nhận biết những âm thanh lạ để xác định ô tô bị hỏng ở đâu
Những âm thanh lạ có thể phát ra từ trong khoang động cơ, cánh cửa hoặc từ hệ thống phanh, tài xế có thể nhận biết và khắc phục lỗi kịp thời.
Khi dừng lại và đóng lại tất cả các cửa chặt mà âm thanh “lách cách” vẫn tồn tại thì rất có thể các chốt cửa bị lỏng hoặc một số chiếc ốc của cửa bị rơi mất
Có nhiều dạng âm thanh khác nhau phát ra trong khi xe chuyển động như: tiếng rít, tiếng lách cách từ khoá, còi, ống xả, trục lái hay khi đạp phanh… Khi xuất hiện dấu hiệu âm thanh lạ, hỏng hóc có thể đã nặng và những chẩn đoán bước đầu giúp tài xế biết nguyên nhân. Điều trước tiên khi có âm thanh lạ xuất hiện phải xác định nơi xuất phát của chúng.
Âm thanh phát ra từ các cánh cửa
Trong khi xe đang chạy, nhất là khi ở tốc độ cao, nếu ai đó ngồi trong xe phát hiện thấy âm thanh “lách cách” lặp đi lặp lại từ 4 cánh cửa. Khi dừng lại và đóng lại tất cả các cửa chặt mà âm thanh đó vẫn tồn tại thì rất có thể các chốt cửa bị lỏng hoặc một số chiếc ốc của cửa bị rơi mất. Tài xế cần dừng lại để kiểm tra hoặc mang xe đến trung tâm sửa chửa ô tô gần nhất để khắc phục lỗi này kịp thời.
Một trong những âm thanh phổ biến phát ra như tiếng rít hoặc tiếng cọt kẹt khi đạp hết phanh rồi nhả ra từ từ
Âm thanh phát ra từ hệ thống phanh
Một trong những âm thanh phổ biến phát ra như tiếng rít hoặc tiếng cọt kẹt khi đạp hết phanh rồi nhả ra từ từ. Nguyên nhân dẫn đến tiếng kêu đó là do má phanh bị mòn, khi đó nên kiểm tra hoặc thay má phanh mới càng sớm càng tốt.
Những âm thanh lạ của phanh cũng xuất phát từ một số nguyên nhân khác:
Phanh bị bám bụi lâu ngày
Mâm phanh bị cong
Lò xo của đế phanh bị giãn hoặc bị kẹt
Video đang HOT
Khô dầu hoặc lót phanh bị mòn
Vòng bi của bánh xe bị rơi hoặc mòn.
Tất cả các loại âm thanh đó đều nhắc nhở các tài xế nên dừng xe để kiểm tra bởi nó ảnh hưởng tới sự an toàn của chủ xe cũng như an toàn của xe.
Tiếng “lách cách” có dấu hiệu cho thấy động cơ đang chạy ở mức dầu quá thấp, van bị lỏng hoặc 1 số bộ phận khác bị lỗi
Âm thanh phát ra từ khoang động cơ
Tiếng ồn là hiện tượng vật lý tự nhiên, nó không được định sẵn bởi nhà sản xuất. Do vậy rất khó phát hiện được bệnh đối với những tài xế ô tô chưa có kinh nghiệm. Động cơ luôn luôn phát ra tiếng ồn mà các tài xế thì không mấy chú ý tới thứ âm thanh đó.
Tiếng “lách cách” có dấu hiệu cho thấy động cơ đang chạy ở mức dầu quá thấp, van bị lỏng hoặc 1 số bộ phận khác bị lỗi.
Một trong những âm thanh phổ biến nhất là tiếng “kẽo kẹt” từ vô lăng, khi tài xế đánh hết lái rồi trả lái
Âm thanh phát ra từ trục lái
Về bản chất kết cấu, trục lái là thành phần kết nối vô lăng với bánh răng lái. Tuy nhiên, âm thanh lạ xuất hiện có thể do lỗi của hệ thống vận hành.
Một trong những âm thanh phổ biến nhất là tiếng “kẽo kẹt” từ vô lăng, khi tài xế đánh hết lái rồi trả lái. Âm thanh này xuất hiện trong quá trình lái xe quay đầu xe. Đó có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của một số bộ phận như: Khớp bị mòn, cạn dầu hoặc do vòng bi của trục lái bị mòn…
Những tiếng kêu không bình thường có thể do lỗi nào đó trong xe. Tuy nhiên, một vài thiết bị vẫn phát ra âm thanh khi hoạt động ổn định. Vì vậy, chẩn đoán đúng nguyên nhân tiếng kêu sẽ giúp chủ nhân của chiếc xe tránh nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
Hoàng Anh
7 bí quyết giúp ô tô bền lâu hơn
Những việc làm đơn giản như kiểm tra lốp, cần gạt mưa, bugi,... thường xuyên sẽ giúp tuổi thọ của ô tô được lâu hơn.
Có thể chủ động kiểm tra lốp mỗi lần bảo dưỡng, thay lốp sau mỗi 50.000 km, đảo lốp sau khoảng 10.000 km hoặc tùy tình hình thực tế lốp
Kiếm tra lốp
Áp suất lốp là yếu tố tài xế có thể kiểm soát được ngay mà không cần phải là người có kinh nghiệm hay quá nhiều kiến thức về xe cộ. Mức áp suất được quy định trên bảng hướng dẫn, thường dán ở hông cánh cửa, bậc lên xuống và trong sách hướng dẫn.
Áp suất của lốp thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Đừng bao giờ vượt qua giới hạn đó. Áp suất cao giúp tiết kiệm nhiên liệu đồng thời tăng sự linh hoạt của tay lái, nhưng lốp sẽ cứng và dễ bị mòn ở phần giữa, trong khi xe chạy không được êm. Nếu áp suất thấp, lốp lại dễ bị mòn ở hai bên và xe tốn nhiều nhiên liệu hơn khi vận hành.
Có thể chủ động kiểm tra lốp mỗi lần bảo dưỡng, thay lốp sau mỗi 50.000 km, đảo lốp sau khoảng 10.000 km hoặc tùy tình hình thực tế thực trạng lốp. Nếu đã qua 5 năm, dù chưa đạt 50.000 km vẫn nên thay lốp vì cao su đến lúc lão hóa. Nên đọc sách hướng dẫn đi kèm xe, vì mỗi loại xe, mỗi loại lốp sẽ có khuyến nghị khác nhau.
Nên kiểm tra bình chứa nước rửa kính nếu thường xuyên sử dụng cần gạt nước
Kiểm tra cần gạt mưa và nước rửa kính
Ở các vùng khí hậu ẩm hay mưa nhiều, tuổi thọ của cần gạt nước chỉ nằm trong khoảng 6 tháng đến 1 năm. Cần đảm bảo rằng cần gạt luôn vận hành tốt với kính chắn gió và không bị khô. Đừng đợi đến khi những cơn mưa rào của mùa xuân và mùa hè ập đến mới phát hiện ra rằng cần gạt đã không làm việc hiệu quả. Hãy thường xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động của nó.
Ngoài ra, cũng nên kiểm tra bình chứa nước rửa kính nếu thường xuyên sử dụng cần gạt nước.
Loại dầu phù hợp sẽ đảm bảo cho xe hoạt động hiệu quả trong mùa hè nóng bức
Thay dầu và bộ lọc dầu
Loại dầu phù hợp sẽ đảm bảo cho xe hoạt động hiệu quả trong mùa hè nóng bức. Sách hướng dẫn sẽ mách loại dầu nào là tốt nhất với chiếc xe. Cũng nên thay bộ lọc dầu mới vào mỗi lần thay dầu, vì rõ ràng một bộ lọc dầu bẩn sẽ không thể giữ cho dầu mới sạch.
Tốt nhất là nên thay lọc gió 6 tháng một lần, có thể sớm hơn ở những vùng nhiều bụi bẩn
Kiểm tra lọc gió
Lọc gió ngăn không cho bụi hay các tạp chất khác vào khoang đốt của xi lanh gây lãng phí xăng và làm yếu động cơ.
Cách để kiểm tra độ bẩn thường dùng là đưa bộ lọc ra trước ánh sáng. Tuy nhiên, nhiều bộ lọc mới vẫn sáng dù bị bẩn, trong khi một số lại không hề sáng khi vẫn sạch. Do đó tốt nhất là nên thay lọc gió 6 tháng một lần, có thể sớm hơn ở những vùng nhiều bụi bẩn.
Khi kiểm tra, thay thế nước làm mát nên để động cơ nguội, sau đó mở nắp két nước làm mát để tránh bị bỏng
Thay nước làm mát
Đây là công việc không tốn kém nhưng giúp chống lại sự hỏng hóc của động cơ. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, người dùng ô tô cần thay thế nước làm mát động cơ sau 40.000 km để tránh làm thay đổi thành phần hóa học trong dung dịch này. Theo các chuyên gia, nước làm mát nên được hòa trộn theo tỉ lệ 60% dung dịch làm mát với 40% nước cất. Khi kiểm tra, thay thế nước làm mát nên để động cơ nguội, sau đó mở nắp két nước làm mát để tránh bị bỏng.
Với hiệu suất làm việc gần 2 triệu lần cho 1.000 km, nên bugi rất dễ bị mài mòn dưới những tác động khác nhau
Kiểm tra ắc quy và bugi đánh lửa
Hãy đảm bảo vị trí của ắc quy và các điểm nối được an toàn và không bị mài mòn. Về phần bugi, với hiệu suất làm việc gần 2 triệu lần cho 1.000 km, nên nó rất dễ bị mài mòn dưới những tác động khác nhau. Bên cạnh đó, bugi bẩn cũng sẽ làm động cơ khó khởi động và tốn nhiều nhiên liệu.
Theo các chuyên gia, nếu dự định thực hiện một chuyến đi dài thì nên cân nhắc việc thay ắc quy và bugi nếu chúng đã sử dụng từ 2 năm trở lên.
Hoàng Anh
7 thói quen âm thầm phá hỏng chiếc ô tô của bạn Chuyển từ số lùi sang số tiến khi xe chưa dừng hẳn, rà phanh liên tục khi xe đang xuống dốc là những hành động gây hại cho xe mà ít ai để ý tới. Chưa dừng xe hẳn, tài xế đã vội chuyển số từ lùi sang tiến là một trường hợp rất dễ gặp Có những thói quen thường ngày tưởng...