Nhận biết các chỉ số trên kem chống nắng
Theo Bệnh viện Da liễu T.Ư (Hà Nội), SPF và PA là hai chỉ số quan trọng cho việc lựa chọn, sử dụng kem chống nắng hiệu quả.
Hiểu đúng về các chỉ số trên kem chống nắng để sử dụng phù hợp
SPF là gì ?
Các tia gây hại cho da từ ánh nắng mặt trời là tia cực tím (UV), trong đó có hai loại tia cực tím cơ bản là UVA và UVB. UVA chiếm đa số trong lượng tia UV chiếu vào da, loại tia này xuất hiện suốt cả ngày, quanh năm, ngay cả khi nhiều mây, đi qua được các tấm thủy tinh và có thể thâm nhập sâu dưới da. Tia UVB liên quan trực tiếp đến hiện tượng da cháy nắng, đóng một vai trò trong bệnh ung thư da.
Trong đó, chỉ số SPF (Sun Protection Factor) là định mức đo lường khả năng chống tia UVB được dùng trong mỹ phẩm. Định mức này được tính theo số giờ và tỷ lệ phần trăm khi bôi kem chống nắng lên da.
Theo định mức quốc tế, 1 SPF sẽ có khả năng bảo vệ làn da và hạn chế tác hại của tia UVB trong khoảng 10 phút. Tuy nhiên nó cũng chỉ có giá trị tương đối vì còn phụ thuộc vào loại da, cường độ ánh sáng mặt trời và lượng kem chống nắng được sử dụng.
Để bảo vệ tốt nhất, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng SPF tối thiểu 15, và nên bôi một lượng thích hợp (2 mg/cm2 da) và bôi lại sau mỗi 2 giờ.
Hầu hết người dùng thường cho rằng chọn kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì khả năng bảo vệ da sẽ càng tốt, càng hiệu quả. Nhưng theo chuyên gia của BV Da liễu T.Ư, thực tế không hoàn toàn đúng như vậy. Cụ thể, chỉ số SPF 15 chặn 93% tia UVB, SPF 30 chặn 97% tia UVB, và SPF 50 chặn 98% tia UVB. Do đó, kem chống nắng SPF 30 chỉ giúp bảo vệ hơn 4% so với kem chống nắng SPF 15.
Trong khi đó, khi độ SPF càng lớn, kem sẽ lưu lại lâu hơn, dễ gây bít lỗ chân lông và làm da bị tổn thương, từ đó nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. Nếu tình trạng da của bạn đang là mụn viêm sưng, thì lời khuyên là bạn chỉ nên dùng kem chống nắng với chỉ số SPF từ 15 – 30 để tránh kích ứng không mong muốn.
Chỉ số PA và các dấu
Video đang HOT
PA (Protection Grade of UVA) là ký hiệu chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng cho da. Hiện tại các sản phẩm kem chống nắng đều cung cấp chỉ số lọc tia UVA khá lâu trên da, thông thường khoảng 4 – 8 giờ (PA ), 8 – 12 giờ (PA ), hoặc hơn 16 giờ đồng hồ (PA ).
Trên bao bì của kem chống nắng, chỉ số PA còn được thể hiện kèm theo các dấu ” “. Theo đó, thông thường, ngành mỹ phẩm chia PA thành các mức độ:
PA : có khả năng chống tia UVA, 40 – 50%; PA : chống UVA tương đối tốt, 60 – 70%; PA : chống tia UVA tốt, lên đến 90%; PA : chống tia UVA rất tốt, lên đến hơn 95%.
Đối với một số sản phẩm kem chống nắng, có thể sẽ không tìm thấy ký hiệu của PA, thay vào đó là các tên viết tắt như: UVA – UVB, UVA/UVB hoặc UVA1, UVA2, “Broad Spectrum” hoặc “Full Spectrum”, có nghĩa là “quang phổ rộng”, tức là công nhận đầy đủ điều kiện chống nắng, có tác dụng hạn chế tác hại của cả 2 tia UVA và UVB.
Theo thanhnien.vn
Kem chống nắng mùa hè: Nhập nhèm sản phẩm, khó chọn chính xác
Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu trong mùa hè nắng nóng, oi bức. Tuy nhiên, do quá nhiều sản phẩm được bày bán ngoài thị trường khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm tốt, chất lượng.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm kem chống nắng, từ trong nước đến nước ngoài: Nhật, Hàn, Trung Quốc... với các chỉ số khác nhau. Chính sự đa dạng về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần cấu tạo (dùng cho da khô, da thường, da hỗn hợp)... khiến người tiêu dùng khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm chống nắng sao cho phù hợp.
Hơn nữa, ngoài những sản phẩm kem chống nắng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không ít cửa hàng nhỏ lẻ, khu chợ, website... bán những sản phẩm kem chống nắng kém chất lượng nhưng lại nhái "mác" uy tín, nổi tiếng.
Nhập nhèm các sản phẩm kem chống nắng
Những ngày gần đây, thời tiết Bắc Bộ nắng hơn, đỉnh điểm hơn 40 độ C, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm chống nắng như: Áo chống nắng, gang tay, kính, khẩu trang, đặc biệt là kem chống nắng tăng lên. Đây cũng là thời điểm để các sản phẩm kem chống nắng kém chất lượng tuồn ra thị trường.
Dạo quanh một vòng khu chợ dành cho sinh viên trên địa bàn Cầu Giấy (Hà Nội), không khó để thấy những khu bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, nhãn mác. Điều đáng chú ý, hầu hết các sản phẩm bán ngoài chợ đều không được bảo quản trong điều kiện cần thiết, tránh ánh nắng trực tiếp bên ngoài.
Kem chống nắng cũng được bán đa dạng trên các website với nhiều mức giá khác nhau.
Theo khảo sát, giá các loại sản phẩm chống nắng tại những khu chợ này khá rẻ, dao động từ 70-100.000 đồng/lọ, thấp hơn trong những cửa hàng chuyên bán mỹ phẩm từ 50 - 100.000 đồng/sản phẩm. Thoạt nhìn, các sản phẩm mỹ phẩm ngoài chợ có thiết kế, mẫu mã, kiểu dáng giống như sản phẩm chính hãng, giúp qua mắt người tiêu dùng. Thậm chí, với những người có thu nhập thấp, thì đây sẽ là sản phẩm được ưa chuộng, hợp với túi tiền.
Kem chống nắng - vật bất ly thân trong ngày hè nắng nóng
Là một trong những sản phẩm không thể thiếu trong ngày hè, kem chống nắng giúp mọi người bảo vệ da, tránh tác động của tia cực tím (UV) có trong ánh nắng mặt trời. Tia cực tím được chia làm 3 loại, tia UVA, UVB, UVC. Trong đó, tia UVA, UVB có thể đi xuyên qua tầng ozon gây hại cho sức khỏe con người; tia UVC bị tầng ozon ngăn chặn lại, không thể xuyên xuống mặt đất được. Do đó, khi đi ngoài trời, da của chúng ta sẽ chịu tác động của tia UVA và tia UVB làm đen da, gây tổn thương da, đẩy nhanh quá trình lão hóa và làm tăng nguy cơ ung thư da.
Kem chống nắng giúp mọi người bảo vệ da, tránh tác động của tia cực tím (UV) có trong ánh nắng mặt trời.
Để bảo vệ da khỏi những tác động của các tia UV, người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm chống nắng, trong đó có kem chống nắng cần lưu ý lựa chọn loại kem có chỉ số SPF càng cao thì bảo vệ da khỏi tia UV càng cao. Ví dụ, chỉ số SPF 2, khả năng bảo vệ da là 50%; chỉ số SPF 15, khả năng bảo vệ da là 94%; chỉ số SPF là 100 thì khả năng bảo vệ da là 99%. Tuy nhiên, người tiêu dùng không nên chọn sản phẩm có chỉ số SPF có chỉ số quá cao, vì nó có thể gây kích ứng da. Do đó, người tiêu dùng chỉ cần chọn ở mức 30, 50 là tốt nhất.
Bên cạnh đó, khi mua kem chống nắng, người tiêu dùng cũng chú ý chỉ số PA (được kí hiệu PA , ...) trên kem chống nắng. Dấu càng nhiều thì khả năng chống tia UV càng tốt.
Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng lưu ý, có thể loại kem chống nắng phù hợp với người này, nhưng lại kích ứng da với người khác. Vì thế, hãy cân nhắc trước khi lựa chọn sản phẩm bảo vệ da này.
Chuyên gia cảnh báo tác hại của kem chống nắng nếu sử dụng sai cách
Mới đây, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo kem chống nắng chỉ số SPF tối đa 50-60 bảo vệ da tốt nhất. Hai thành phần an toàn và hiệu quả trong kem chống nắng là oxit kẽm, titan dioxide. Trong khi đó, thành phần axit aminobenzoic (PABA) và trolamine salicylate được FDA cảnh báo là không an toàn.
FDA cũng yêu cầu các nhà sản xuất chứng minh tính an toàn của 12 thành phần trong kem chống nắng gồm: cinoxate, dioxybenzone, oblulizole, homosalate, meradimate, octinoxate, octisalate, octocrylene, padimate O, sulisobenzone, oxybenzone, avobenzone. Do đó, người tiêu dùng cần chú ý kỹ thành phần ghi trên nhãn sản phẩm khi lựa chọn loại kem chống nắng. Các dạng chống nắng an toàn được FDA thông qua gồm dạng xịt, dầu, lotion, kem, gel, dạng bơ, dạng hồ, thuốc mỡ, sáp. Cơ quan này cho biết cần thêm thông tin trước khi đưa ra kết luận với sản phẩm chống nắng dạng phấn.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo kem chống nắng chỉ số SPF tối đa 50-60 bảo vệ da tốt nhất
Để phòng ngừa ung thư da, Phó giáo sư, bác sĩ William W.Huang, Trường Y khoa Wake Forest, khuyên nên thoa kem chống nắng khoảng 30 phút trước khi ra nắng và bôi lại ít nhất hai giờ một lần. Da mặt là nơi nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi tia cực tím dẫn đến ung thư da, nên ưu tiên bôi kem ở vùng mặt.
Bác sĩ da liễu Amy Kassouf ở Ohio cũng lưu ý nên thoa kem chống nắng cho cả những vùng da nhỏ như mí mắt, môi và hai lỗ tai. Hầu hết mỹ phẩm dùng cho môi không chứa SPF. Vùng da ở mép quần áo cũng thường bị bỏng nắng, do đó cần được thoa kem chống nắng kỹ hơn, theo bác sĩ da liễu Jennifer Stein ở New York. Những người có làn da nhạy cảm nên dùng kem chống nắng chứa kẽm oxit và titan dioxide thay cho thành phần chống nắng hóa học.
Theo chuyên gia hóa học và là người sáng lập trang web làm đẹp The Beauty Brain - Perry Romanowski, những loại kem chống nắng khi hết hạn sẽ không còn đủ khả năng bảo vệ làn da mỏng manh của bạn. Lúc này kem chống nắng, dù là vật lý hay hóa học, đã không còn đạt được mức SPF như bao bì quảng cáo. Trong khi, các loại kem chống nắng hóa học với thành phần có chứa oxybenzone, avobenzone và homosalate có thể bị oxy hóa và trở nên kém hiệu quả. Còn kem chống nắng vật lý có thành phần kẽm oxit hoặc titanium dioxit dù không xảy ra tình trạng bị oxy hóa nhưng chúng vẫn bị giảm chất lượng và hiệu quả chống nắng. Hiểu đơn giản là: trong khi các thành phần kem chống nắng vẫn hoạt động thì chúng có thể không phát huy đúng chức năng bảo vệ da.
Cũng chia sẻ về tác hại của kem chống nắng, bác sĩ Erin Gilbert cho rằng khi bạn mở lọ kem chống nắng với đôi bàn tay bẩn, hoặc mở quá nhiều lần có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào sản phẩm". Điều này sẽ làm giảm chất lượng kem và khiến da bị nổi mụn khi sử dụng.
Bác sĩ Gilbert khuyến cáo, nếu để kem chống nắng ở nơi có nhiệt độ cao như trong xe hơi, hồ bơi hoặc trong túi xách thì nó sẽ hết hạn nhanh hơn do môi trường nhiệt độ cao. Trong trường hợp này, bạn nên thay thế vài tháng 1 lần để đảm bảo rằng kem chống nắng sẽ luôn hoạt động hiệu quả.
Bảo Thanh
Theo vietq.vn
Những điều bạn có thể chưa biết về kem chống nắng. Với khí hậu nóng bức hiện nay, kem chống nắng được coi là vật bất li thân để bảo vệ làn da. Cùng khám phá những thông tin xoay quanh kem chống nắng để từ đó tìm ra loại thích hợp cho làn da của bạn trong những ngày hè. 1. Kem chống nắng được nghiên cứu và phát triển mạnh từ thập...