Nhận biết bệnh van 2 lá do thấp
Mẹ cháu 46 tuổi, sức khoẻ bình thường. Gần đây mẹ cháu hay bị khó thở nhất là khi leo cầu thang. Cháu đọc báo thì thấy có thể mẹ cháu bị bệnh van 2 lá do thấp.
Xin bác sĩ cho biết cách nhận biết căn bệnh này.
Hoà Bình (Hải Phòng)
Ảnh minh họa
Bệnh van 2 lá là bệnh van tim phổ biến tại Việt Nam, đa số nguyên nhân do thấp tim. Nguyên nhân chính làm cho van 2 lá bị hỏng là do thấp tim không được điều trị triệt để, dẫn đến tổn thương van tim, khiến cho các lá van dầy lên, có thể lắng đọng canxi làm lá van cứng lại, hạn chế di động. Các mép van dính lại với nhau gây hẹp lỗ van, các dây chằng dầy dính lại với nhau thành một khối khiến van bị hở.
Người bệnh ban đầu thấy khó thở khi làm việc nặng hoặc khi gắng sức như lên cầu thang, sau đó mức độ khó thở sẽ tăng dần, chỉ cần làm việc nhẹ như sinh hoạt hàng ngày người bệnh đã thấy khó thở và sẽ đỡ khi nghỉ ngơi. Nếu bệnh không được điều trị, mức độ khó thở sẽ tăng hơn nữa, khiến người bệnh khó thở cả khi nghỉ không làm gì, ban đêm thường phải ngồi dậy để thở; bên cạnh dấu hiệu khó thở, đôi khi bệnh nhân có ho ra máu.
Rất nhiều bệnh nhân có những biểu hiện trên, nhưng do điều kiện khó khăn hoặc chủ quan không đến khám, khiến mức độ bệnh nặng dần lên. Vì thế đa số người bệnh đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Chính vì vậy khi thấy các dấu hiệu trên, bạn cần đưa mẹ đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và điều trị sớm.
Lá đinh lăng có tác dụng gì?
Đinh lăng là loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam. Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, làm rau gia vị và đặc biệt được dùng làm thuốc chữa trị các loại bệnh như: bệnh ho, ho ra máu, thông tiểu, thông tia sữa và trị kiết lỵ nặng,...
Đinh lăng (Ming aralia, tên khoa học là Polyscias fruticosa) là loại cây thuộc chi Đinh lăng, họ Cuồng cuồng. Xuất thân từ các nước Đông Nam Á và một số vùng đất nhiệt đới quanh Thái Bình Dương, đinh lăng thường có mặt trong các vườn cây cảnh bonsai nhiệt đới, hoặc xuất hiện dưới dạng gia vị trong các món ăn thường ngày.
Trong y học cổ truyền, đinh lăng được coi là một vị thuốc quý dùng để chữa các bệnh như mệt mỏi, biếng vận động, thông tia sữa, chữa đau tử cung, chữa viêm gan, đau lưng mỏi gối, liệt dương,... Trong khuôn khổ bài viết này sẽ đi sâu về giới thiệu các công dụng của lá đinh lăng đối với sức khỏe.
1. Thành phần dinh dưỡng
Theo USDA, lá đinh lăng có chứa những thành phần dinh dưỡng như sau:
Video đang HOT
2. Lá đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Với những thành phần dinh dưỡng trên, lá đinh lăng đem lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe của con người.
2.1. Nạp năng lượng và phục hồi sức khỏe
Khi ăn lá đinh lăng, cơ thể sẽ chuyển hóa chất bột đường và nước thành năng lượng, giúp đẩy lùi cơn mệt mỏi và giúp bạn tỉnh táo hơn. Đối với những trường hợp cơ thể bị mất nước và suy nhược, ăn lá đinh lăng cũng là một cách hữu hiệu để phục hồi và cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
Lá đinh lăng mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)
2.2. Ngăn ngừa và chữa trị ung thư
Các chất chống oxy hóa tự nhiên có trong lá đinh lăng giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do trong cơ thể và giảm thiểu khả năng mắc ung thư. Chính nhờ tác dụng kháng khuẩn mạnh này, lá đinh lăng thường được sử dụng cùng thuốc để chữa trị các chứng ung thư da, gan, phổi, ...
2.3. Tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Các dưỡng chất có trong lá đinh lăng có tác dụng nâng cao mức độ nhạy bén và khả năng hoạt động của hệ miễn dịch. Ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch, ăn hoặc sử dụng chiết xuất lá đinh lăng có thể đem nhiều kết quả tích cực trong việc hạn chế tác nhân gây bệnh và giảm tái phát triệu chứng.
2.4. Tăng cường tuần hoàn và điều trị bệnh thiếu máu
Lá đinh lăng cũng là một phương thuốc hữu hiệu giúp tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn, giúp cơ thể luôn tỉnh táo và minh mẫn. Hàm lượng vitamin cao trong lá cũng có tác dụng kích thích việc sản sinh ra hemoglobin để giảm thiểu các vấn đề sức khỏe do thiếu máu.
2.5. Tốt cho răng miệng và xương khớp
Hàm lượng khoáng chất cao có trong lá đinh lăng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe của xương khớp cũng như răng miệng. Các nghiên cứu về chiết xuất đinh lăng cũng chỉ ra những tiềm năng trong việc phòng tránh bệnh loãng xương và tình trạng thiếu xương ở người cao tuổi.
2.6. Phát triển não bộ và phòng chống bệnh thần kinh
Cao và chiết xuất đinh lăng có khả năng kích thích đồng bộ và hoạt hóa vỏ não, đẩy mạnh các chức năng tiếp nhận và tích hợp ở hệ thần kinh. Lượng protein phong phú trong lá đinh lăng còn có tác dụng hỗ trợ phòng chống các chứng bệnh về trí nhớ nói riêng và hệ thần kinh nói chung.
2.7. Ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân
Các hợp chất trong lá đinh lăng cũng có công dụng giúp cơ thể hấp thụ thức ăn nhanh hơn, và ngăn ngừa các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Trong y học phương Đông, nước sắc từ lá đinh lăng được coi là một phương thuốc đặc trị cho các bệnh như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.
Bên cạnh đó, thêm lá đinh lăng vào bữa ăn hàng ngày cũng là một cách hữu hiệu để giúp bạn giảm cân và nhanh chóng đạt được thân hình mong muốn
2.8. Dưỡng da
Các dưỡng chất có trong lá đinh lăng cũng có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy, mụn nhọt hoặc các vết loét trên da. Hàm lượng chất xơ và nước có sẵn giúp giữ cho độ ẩm của da ở mức ổn định, đẩy mạnh quá trình tẩy da chết và phòng chống khô da.
Bạn có thể thêm lá đinh lăng vào khẩu phần ăn hàng ngày để ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa sớm trên da như: các vết chân chim, các nếp nhăn,...
2.9. Điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ và chăm sóc sức khỏe thai nhi
Đối với sức khỏe phụ nữ, ăn lá đinh lăng sẽ có tác dụng điều hòa chu kì kinh nguyệt và hạn chế các cơn đau trước và sau kinh nguyệt. Vitamin B9 (folate) có trong lá đinh lăng cũng được cho là đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên lưu ý bổ sung đầy đủ lượng dưỡng chất này vào bữa ăn hàng ngày để thai nhi được khỏe mạnh nhất.
3. Một số lưu ý khác về tác dụng của lá đinh lăng và sức khỏe
3.1. Tác dụng phụ của lá đinh lăng
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được rõ ràng các trường hợp chống chỉ định hay những tác dụng xấu mà lá đinh lăng tự nhiên có thể gây ra đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm thực tế, ăn lá đinh lăng có thể đem lại một số tác dụng phụ như sau như sau:
Sử dụng lá đinh lăng trước khi ngủ có thể gây chứng mất ngủ, bởi tác dụng bổ sung năng lượng và kích thích cơ thể hoạt động.
Sử dụng quá liều lượng sẽ gây ra tác dụng phụ tương tự như ở nhân sâm, ví dụ như mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa và điển hình là tiêu chảy.
Ngoài việc sử dụng lá đinh lăng qua đường miệng (ăn hoặc uống thuốc), những người bị dị ứng tiếp xúc với lá đinh đăng qua da có thể bị kích ứng, dẫn tới phát ban, sưng tấy, ngứa.
3.2. Các đối tượng không nên sử dụng lá đinh lăng
Với những tác dụng phụ có thể xảy đến như trên, những đối tượng sau nên hạn chế liều lượng, hoặc ngừng sử dụng lá đinh lăng (tạm thời hoặc hoàn toàn) để đảm bảo sức khỏe:
Phụ huynh nên hạn chế hoặc tránh cho con trẻ sử dụng đinh lăng (đặc biệt là uống nước).
Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân chuẩn bị và đang phẫu thuật/điều trị thuốc, những người bị dị ứng, ...; việc sử dụng lá đinh lăng dưới dù dưới dạng thực phẩm hay thuốc đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Đối với những đối tượng khác, sử dụng lá đinh lăng một cách có khoa học, điều độ sẽ không đem lại tác dụng phụ nào đáng kể. Tuy nhiên, nếu có vấn đề sức khỏe nào phát sinh, nên ngừng việc sử dụng lá đinh lăng lại và đến cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị.
4. Cách sử dụng lá đinh lăng trong cuộc sống thường ngày
Với những công dụng như trên, bổ sung lá đinh lăng vào những bữa ăn hàng ngày là điều hoàn toàn nên làm. Theo văn hóa của người Việt Nam, loại lá này có thể dùng để ăn sống kèm với các loại đồ ăn (đặc biệt là gỏi), hoặc là thành phần bổ sung hương vị cho các món khác.
Bên cạnh đó, việc nấu nước với lá đinh lăng để uống thay trà hàng ngày cũng là tương đối phổ biến. Với phương thức này, cần lưu ý liều lượng để đảm bảo hiệu quả cao nhất cho cả gia đình bạn.
Ngoài ra, lá đinh lăng còn là thành phần chính của nhiều bài thuốc có tác dụng giải độc, trị chứng dị ứng, mẩn ngứa, ho, hen suyễn, thấp khớp, tắc sữa (ở bà bầu), lợi tiểu (ở người già). Trước khi sử dụng những bài thuốc này, phải tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế cũng như các tài liệu tin cậy về thành phần, cách thức pha chế và sử dụng.
Trên đây là những tác dụng mà lá đinh lăng có thể đem lại cho sức khỏe dưới dạng thực phẩm và thuốc. Mong rằng các bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích, và sẽ sử dụng những thông tin trong bài viết này theo cách hợp lý nhất.
Lộ lộ thông trị đau nhức xương khớp Lộ lộ thông còn có tên sau trắng, phong hương, bạch giao hương, cây thau, cổ yếm. Cây sau sau có nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Tinh dầu và nhựa được dùng trong công nghệ hóa mỹ phẩm. Bộ phận dùng làm thuốc là quả già của cây sau sau (lộ lộ thông), nhựa gọi là phong hương chi. Quả chứa acid...