Nhận biết 2 loại dậy thì sớm ở trẻ và nguyên nhân
Những năm gần đây, số lượng trẻ dậy thì sớm đến khám tại các bệnh viện ngày càng gia tăng.
Trong đó, một số ít trường hợp có thể là biểu hiện bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
1. Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì được định nghĩa là sự hiện diện của các đặc điểm sinh dục thứ cấp: vú phát triển ở trẻ em gái, lông mu, tinh hoàn và dương vật to ra ở trẻ em trai. Dậy thì sớm ở bé gái là khi cơ thể phát triển các đặc tính sinh dục nữ trước 8 tuổi hoặc có kinh nguyệt trước 9,5 tuổi. Ở bé trai độ tuổi xác định dậy thì sớm là trước 9 tuổi. Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng.
Dậy thì sớm ở bé gái có nghĩa là các dấu hiệu trưởng thành về mặt thể chất của trẻ phát triển quá sớm. Điều này bao gồm sự phát triển của vú, lông mu và thay đổi giọng nói. Bé có dấu hiệu phát dục như ngực to, kinh nguyệt xuất hiện… Tuy nhiên với các trường hợp đặc biệt này cũng cần phân biệt dậy thì thực thụ với chứng vú phát triển sớm – một rối loạn lành tính trong đó ngực phát triển đơn thuần không kèm theo các dấu hiệu dậy thì khác.
Dậy thì sớm ở bé gái là khi cơ thể phát triển các đặc tính sinh dục nữ trước 8 tuổi. (Ảnh minh họa)
Hầu hết trẻ em mắc chứng rối loạn này lúc đầu lớn nhanh. Nhưng chúng cũng ngừng phát triển trước khi đạt được tiềm năng chiều cao di truyền đầy đủ. Phần lớn những trẻ dậy thì sớm sẽ có chiều cao khá hạn chế khi trưởng thành, kèm theo nhiều hệ lụy.
2. Nguyên nhân gây dậy thì sớm
Trẻ dậy thì khi não bắt đầu thực hiện quá trình sản xuất một loại hormone có tên gọi là hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). Hormone này đi đến tuyến yên giúp kích thích quá trình sản xuất estrogen (hormone liên quan đến sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục ở nữ giới) và testosterone (hormone chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục ở nam giới). Do vậy chia làm 2 loại dậy thì sớm:
Dậy thì sớm trung ương (còn được gọi là dậy thì sớm gonadotropin). Đây là kiểu dậy thì sớm phổ biến nhất. Hầu hết các bé gái và một nửa số bé trai dậy thì sớm có kiểu này.
Tuổi dậy thì được bắt đầu bằng cách tiết ra sớm các hormone gọi là gonadotropins. Gonadotropins bao gồm hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Ở trẻ em gái, dậy thì sớm có thể do sự trưởng thành sớm của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, không thể tìm ra nguyên nhân. Hầu hết trẻ em mắc bệnh này, không có vấn đề y tế hoặc lý do nào khác dẫn đến dậy thì sớm.
Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân tiềm ẩn liên quan đến các vấn đề sức khỏe của não như:
U não.Nhiễm trùng não.Bức xạ đến não, chẳng hạn như điều trị ung thư.Chấn thương não.Các khuyết tật não khác.
Video đang HOT
Có nhiều trường hợp dậy thì sớm ở trẻ không rõ nguyên nhân.
Dậy thì sớm ngoại biên (ngoại vi): Đây là một dạng dậy thì sớm không bắt đầu bằng việc giải phóng các gonadotropin sớm và hiếm gặp hơn dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân là do sớm tiết ra nhiều hormone sinh dục, xuất phát từ sự giải phóng estrogen hoặc testosterone trong cơ thể do các vấn đề xảy ra ở buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên của trẻ.
Hầu hết các trường hợp dậy thì sớm xảy ra chỉ đơn thuần là sự tăng tốc của quá trình phát triển sinh lý bình thường. Đôi khi, dậy thì sớm có thể được gây ra bởi các khối u hoặc khối u trên buồng trứng, tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc não. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm các vấn đề về hệ thần kinh trung ương, tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc một số hội chứng di truyền hiếm gặp. Trong nhiều trường hợp, không tìm được nguyên nhân gây rối loạn.
3. Dậy thì sớm ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?
Theo BS. Lê Thị Minh Hường – Khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, trẻ dậy thì sớm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hệ lụy như: Giảm khả năng phát triển do đầu xương đóng khép sớm. Nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm thường có chiều cao thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Bé gái dậy thì sớm cũng có nguy cơ bị ung thư vú, bệnh lý tim mạch và tăng huyết áp hơn so với trẻ bình thường, rối loạn nội tiết sớm gây ra hội chứng buồng trứng đa nang, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Trẻ dậy thì sớm sẽ cảm thấy tự tin, mặc cảm do khác biệt về hình thể so với các bạn cùng tuổi.
4. Cha mẹ cần làm gì khi nghi ngờ con dậy thì sớm?
Theo số liệu thống kê của Trung tâm Nhi khoa quốc gia Hoa Kỳ, nhiều bậc phụ huynh đưa trẻ đến khám với tâm trạng lo lắng mà không có lý do chính đáng nào cả. Nhiều trẻ nhỏ đưa tới khám xuất hiện các dấu hiệu như phát triển ngực sớm hoặc mọc lông mu. Những trường hợp này không kèm theo các dấu hiệu khác do đó không được chẩn đoán là dậy thì sớm. Chỉ có khoảng 10% trong số các trẻ em được cha mẹ đưa đến khám thực sự có tình trạng dậy thì sớm.
Khi con có những biểu hiện dậy thì sớm, cha mẹ nên đưa con tới bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân và có hướng xử trí thích hợp.
Nếu bạn nghĩ con mình đang có dấu hiệu của dậy thì sớm thì đừng vội kết luận. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nội tiết nhi khoa để hiểu rõ hơn và được chẩn đoán xác định. Khi thấy con có biểu hiện dậy thì sớm, cha mẹ nên đưa bé đến khám ở bác sĩ nội tiết để có hướng xử trí.
Trẻ dậy thì trước 8 tuổi cần được kiểm tra kỹ bằng: Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp phát hiện hàm lượng hormone bất thường; chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u có thể là nguyên nhân gây dậy thì sớm; chụp Xquang cổ tay giúp xác định tốc độ trưởng thành của xương. Trong khi xét nghiệm kích thích hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) là một tiêu chuẩn chẩn đoán hiện nay, nghiên cứu hiện chỉ ra rằng siêu âm cũng có thể cung cấp thông tin chẩn đoán có giá trị.
Chụp Xquang bàn tay trái và cổ tay, được gọi là tuổi xương, có thể được thực hiện để biết rõ hơn về tuổi dậy thì bao xa, tiến triển nhanh như thế nào và nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến chiều cao mà con bạn đạt được khi trưởng thành. Nếu xét nghiệm máu cho thấy con bạn bị dậy thì sớm, thì có thể tiến hành chụp MRI não để đảm bảo rằng không có bất thường tiềm ẩn nào trong khu vực của tuyến yên.
Cơn bốc hỏa ở nam giới tuổi trung niên - nguyên nhân và cách cải thiện
Mọi người thường cho rằng phụ nữ mới gặp những cơn bốc hỏa vào tuổi trung niên nhưng thực tế nam giới cũng có thể gặp hiện tượng này.
1. Nguyên nhân gây bốc hỏa ở nam giới
Mặc dù ít phổ biến hơn so với phụ nữ nhưng bốc hỏa vẫn xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên. Hầu như các triệu chứng tương tự nhau ở cả hai giới. Bốc hỏa ở nam giới tuy không nguy hiểm nhưng tạo cảm giác bức bối, khó chịu...
Giống như việc phụ nữ trải qua những cơn bốc hỏa do mất cân bằng nội tiết tố, đàn ông cũng vậy. Ở nam giới, nguyên nhân của các cơn bốc hỏa chủ yếu là do thiếu hụt hormone testosterone. Khi tổng lượng testosterone của cơ thể giảm xuống dưới 300 ng/dL có thể được coi là có lượng testosterone thấp.
Đàn ông cũng bị bốc hỏa khi đến tuổi trung niên.
Sự thiếu hụt testosterone do mắc một số bệnh lý làm tinh hoàn mất đi khả năng sản xuất testosterone, các bệnh mạn tính, bị trầm cảm,... Một số phương pháp điều trị, cụ thể là liệu pháp điều trị thiếu hụt androgen, cũng làm tăng nguy cơ gây ra cơn bốc hỏa ở nam giới. Người ta ước tính rằng có đến 80% nam giới bị bốc hỏa sau khi điều trị bằng liệu pháp này.
Những người mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và nam giới đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt cũng cho biết họ gặp phải những cơn bốc hỏa. Theo Cancer.net, hơn 75% nam giới được điều trị ung thư tuyến tiền liệt đang gặp phải các triệu chứng bốc hỏa.
Lối sống thiếu khoa học, ăn uống kém điều độ hoặc thiếu hoạt động thể chất cũng có thể gây ra những cơn bốc hỏa. Nguyên nhân của 90% mức testosterone giảm mạnh do sự tương tác của các bệnh lý mạn tính, lối sống không lành mạnh, ăn uống không khoa học hoặc không vận động thể chất.
2. Bốc hỏa ở nam giới tuổi trung niên có nguy hiểm không?
Bốc hỏa là một giai đoạn đột ngột và thoáng qua được đặc trưng bởi cảm giác nóng bừng lan khắp cơ thể, đặc biệt tập trung ở vùng mặt, cổ và ngực. Về mặt lâm sàng được gọi là triệu chứng vận mạch, cảm giác này bắt đầu khi các tín hiệu sai được gửi đến vùng dưới đồi hoặc trung tâm kiểm soát nhiệt của não. Kết quả trực tiếp của việc này là sự giãn nở của các mạch máu gần bề mặt da, làm tăng lưu lượng máu và da đỏ lên - đó là dấu hiệu nhận biết của một đợt bốc hỏa.
Ở nam giới, đây là những triệu chứng cơn bốc hỏa phải đề phòng:
Cảm giác nóng đột ngột ở mặt, phần trên cơ thể hoặc cổĐỏ daĐổ mồ hôi dữ dộiLạnh run hoặc ớn lạnhTim đập nhanh
Mỗi cơn bốc hỏa ở nam giới thường sẽ kéo dài trung bình khoảng 4 phút, sau đó nhiệt độ cơ thể sẽ nhanh chóng trở về bình thường. Nếu bạn thường xuyên gặp phải những triệu chứng này (nam giới bị ảnh hưởng có cơn bốc hỏa từ 6-10 lần một ngày), thì tốt nhất nên nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của mình.
Cơn bốc hỏa liên tục và kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ.
Mặc dù cơn bốc hỏa không đe dọa tính mạng ngay lập tức nhưng nó có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe nếu không điều trị tình trạng cơ bản gây ra các cơn bốc hỏa. Dưới đây là một số nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn đi kèm với cơn bốc hỏa ở nam giới:
Đau timĐột quỵBệnh timGián đoạn giấc ngủCăng thẳngTrầm cảmGiảm chất lượng cuộc sống
Nếu các cơn bốc hỏa kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc bắt đầu khiến bạn suy nhược, điều quan trọng là phải giảm bớt các cơn bốc hỏa với sự trợ giúp của chuyên gia y tế.
3. Các lựa chọn điều trị cơn bốc hỏa ở nam giới
May mắn thay, những cơn bốc hỏa có thể khắc phục được nếu có kế hoạch quản lý phù hợp. Dưới đây là một số cách bạn có thể giữ các cơn nóng bừng ở mức tối thiểu:
- Sử dụng liệu pháp thay thế testosterone khá hiệu quả để giảm cơn bốc hỏa.
- Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh cũng có tác dụng tốt.
Các biện pháp này cần có sự thăm khám và kê đơn của bác sĩ và theo dõi quá trình điều trị. Không nên tự ý mua dùng.
Bên cạnh các kế hoạch điều trị ở trên, bạn cũng có thể áp dụng những thay đổi lối sống để chống lại những cơn bốc hỏa này. Bao gồm:
Mặc quần áo nhẹ, thoáng mátỞ trong môi trường mát mẻTránh đồ ăn cay nóng, thực phẩm sinh nhiệt, đồ ăn nhiều dầu mỡKiêng uống rượuHạn chế uống cà phêCắt bỏ thói quen hút thuốcGiảm cânGiải tỏa tâm lý căng thẳng, áp lực
Tập luyện sức đề kháng là hình thức tập luyện giúp tăng khối lượng cơ bắp có khả năng làm tăng mức testosterone, giống hình thức tập thể dục cường độ cao. Tuy nhiên, nên tránh tập cardio kéo dài hơn 1 giờ mỗi ngày vì điều này có xu hướng làm giảm nồng độ testosterone.
Nam giới nên tập thể dục thể thao đều đặn và vừa sức ngay từ khi còn trẻ để duy trì lượng testosterone.
Tuân thủ chế độ ăn lành mạnh bao gồm các thực phẩm giàu omega-3, protein động vật, thực vật, ngũ cốc nguyên hạt giàu vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm này chứa các chất chống oxy hóa, ít chất béo bão hòa giúp cân bằng nội tiết tố, có khả năng chống viêm và gián tiếp điều hòa nội tiết tố khỏe mạnh.
Một số loại thảo dược và chất bổ sung cũng giúp điều chỉnh tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bốc hỏa giúp tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể, làm giảm các cơn bốc hỏa do lưu thông tốt hơn. Vitamin E làm cho tuyến yên gửi tín hiệu đến tinh hoàn để tạo ra nhiều testosterone hơn. Vitamin D làm tăng testosterone bằng cách cải thiện chức năng của các vị trí thụ thể nhằm nhận diện hormone testosterone trong máu dễ dàng hơn. Kẽm là chất tăng cường testosterone mạnh, hoạt động bằng cách kích thích tuyến yên sản xuất nhiều testosterone hơn, giảm các cơn nóng bừng cũng có thể giúp giảm các cơn bốc hỏa ở nam giới.
Mong con đi khám hiếm muộn, phát hiện nguyên nhân do 'chưa dậy thì' Anh N.T.L (31 tuổi, ở Long An) mong chờ con gần 3 năm qua, anh thử nhiều phương pháp từ tây y đến đông y nhưng vẫn chưa có kết quả. Trong lần khám gần đây, bác sĩ nghi ngờ anh L. có biểu hiện chưa dậy thì. Ngày 23.11, bác sĩ Bùi Quốc Cường, Trung tâm sức khỏe Nam giới Men's Health,...