Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt lâu dài
Trong thời điểm này, trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, một bộ phận người lao động đã chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi trước mắt cũng như lâu dài của người lao động.
Nếu khó khăn về việc làm, người lao động cần cân nhắc khi lựa chọn bảo hiểm xã hội một lần (Ảnh minh họa: Duy Linh).
Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Chỉ giải quyết nhu cầu trước mắt
Lý do hiện nay, nhiều người lao động (NLĐ) lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần do khó khăn khi tìm lại việc làm trong thời điểm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) bùng phát. Vì gánh nặng mưu sinh, NLĐ mong muốn có một khoản chi tiêu trước mắt để trang trải cuộc sống.
Bên cạnh đó, một bộ phận NLĐ vẫn còn quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con”.Họ chưa hình thành thói quen tự bảo đảm an sinh xã hội khi về già. Nếu chọn đóng BHXH, khi hết tuổi làm việc, người lao động có lương hưu, chủ động với cuộc sống của mình, không phụ thuộc vào con cái.
Việc NLĐ ra khỏi hệ thống BHXH là thực trạng đáng quan tâm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân, không để ai ở lại phía sau. Nhận BHXH một lần chỉ có thể giải quyết nhu cầu kinh tế trước mắt, nhưng về lâu dài, sẽ rất thiệt thòi cho NLĐ khi hết tuổi lao động.
Video đang HOT
Năm hạn chế khi nhận bảo hiểm xã hội một lần
Khi lựa chọn hưởng BHXH một lần, các quyền lợi của NLĐ sẽ bị hạn chế hơn so với khi hưởng lương hưu. Cụ thể như:
Thứ nhất, nếu nhận BHXH một lần, sau này tham gia lại BHXH, NLĐ sẽ không được cộng nối thời gian đóng BHXH, mà tính thành thời gian đóng BHXH mới. Như vậy, NLĐ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu, không có thu nhập để bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động. Hoặc nếu khi nghỉ hưu vẫn đủ thời gian được hưởng lương hưu, do thời gian đóng BHXH ít nên số tiền lương hưu sẽ thấp, mất nguồn tài chính hỗ trợ và ổn định cuộc sống lâu dài khi bị suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động.
Thứ hai, trong toàn bộ thời gian hưởng lương hưu (độ tuổi dễ gặp bất trắc về sức khỏe nhất của mỗi người), NLĐ được quỹ BHXH trả kinh phí để cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí do người nghỉ hưu có lương hưu không phải tự mua thẻ BHYT. Đồng thời, được hưởng các quyền lợi về khám, chữa bệnh (KCB) BHYT. Khi người hưởng lương hưu không may qua đời, người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người hưởng lương hưu chết và thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc một lần.
Thứ ba, khoản tiền đóng vào quỹ BHXH là của để dành, vẫn được cơ quan BHXH quản lý và đầu tư tăng trưởng. Người tham gia có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia BHXH bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện với sự hỗ trợ đóng của Nhà nước. Trong thời gian bảo lưu, nếu chẳng may bị chết, gia đình được hưởng trợ cấp mai táng phí, thân nhân được hưởng trợ cấp tuất theo quy định.
Thứ tư, việc nhận BHXH một lần là phải chấp nhận sự thiệt thòi rất lớn khi với 22% mức tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương. Trong khi mức hưởng BHXH một lần cho mỗi năm đóng BHXH chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014 và hai tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Thứ năm, người tham gia BHXH, khi đã hưởng lương hưu, mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, khi NLĐ nhận BHXH một lần, NLĐ sẽ thiệt thòi khi chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già. Để đến khi về già, không được hưởng hưu trí, họ phải phụ thuộc vào con, cháu và xã hội; nếu không may bị bệnh, không có thẻ BHYT, họ còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí KCB chỉ sau một lần mắc bệnh và nằm viện thời gian dài, từ đó phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội.
Cân nhắc khi lựa chọn
BHXH Việt Nam khuyến nghị, người lao động cân nhắc, lựa chọn nhận BHXH một lần là điều hết sức quan trọng với mỗi NLĐ. Không nên vì lợi ích trước mắt, bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ BHYT để chăm sóc sức khỏe khi về già.
Trong thời điểm này, nếu không may bị thất nghiệp, NLĐ nên đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp học nghề; đăng ký nhận chế độ hỗ trợ từ Gói an sinh xã hội của Chính phủ hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đợi qua đợt khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, nền kinh tế tiếp tục được vận hành, NLĐ có cơ hội việc làm, trở lại thị trường lao động, tiếp tục đóng BHXH để cộng nối thời gian tính hưởng lương hưu sau này.
Trong thời gia qua, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tăng cường công tác truyền thông, để NLĐ và nhân dân thấy rõ hơn về ý nghĩa, vai trò, lợi ích của chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trong việc ổn định đời sống người dân, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp và khó khăn này.
PHƯƠNG CHI
Bảo đảm chi trả đầy đủ, kịp thời lương hưu, trợ cấp trong mùa dịch trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19
Ngày 25-3-2020, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 972/BHXH-TCKT gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp hằng tháng qua hệ thống bưu điện trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Nhân viên bưu điện và người hưởng đều phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình chi trả
Theo đó, cơ quan bưu điện thực hiện chi trả lương hưu tại các cơ sở bưu điện trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bắt đầu từ kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4-2020; người hưởng cần chủ động lựa chọn thời gian phù hợp theo thông báo của cơ quan bưu điện, mang theo thẻ chi trả đến các bưu cục để nhận tiền.
Đối với những người hưởng thuộc địa bàn cách ly do dịch bệnh, bưu điện phối hợp với chính quyền địa phương, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và cơ quan BHXH có phương án chi trả kịp thời, an toàn cho người hưởng, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn...
Ngoài ra, cơ quan bưu điện cũng sẽ tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp hằng tháng tận nhà đối với người hưởng lương hưu, người hưởng trợ cấp BHXH từ 80 tuổi trở lên; người hưởng dưới 80 tuổi ốm đau, đi lại khó khăn, không tự đến hoặc không ủy quyền cho người khác; người hưởng bị bệnh mãn tính đang được điều trị ngoại trú... Thời gian chi trả sẽ được thực hiện theo quy định và tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương.
BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với bưu điện báo cáo UBND các tỉnh, thành phố về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4-2020 và các tháng tiếp theo trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn và đề xuất giải pháp, thời gian chi trả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tránh tập trung đông người, bảo đảm an toàn cho người hưởng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chi trả, đảm bảo an toàn cho người hưởng; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp với bưu điện rà soát danh sách người hưởng từ 80 tuổi trở lên; người hưởng dưới 80 tuổi ốm đau, đi lại khó khăn, người hưởng bị bệnh mãn tính đang được điều trị ngoại trú để có thông báo cho cơ quan bưu điện để tổ chức chi trả tại nhà. Tiếp tục truyền thông cho người hưởng biết các nội dung thay đổi về phương thức, thời gian và địa điểm chi trả để người hưởng biết, thực hiện và yêu cầu người hưởng đến điểm chi trả nhận tiền phải đeo khẩu trang, tránh tập trung đông người để bảo đảm an toàn cho người hưởng trong thời gian phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, kiểm tra việc tổ chức chi trả của cơ quan bưu điện; phối hợp xử lý, giải quyết, phản ánh kịp thời vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Tăng cường, vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ BHXH, BH thất nghiệp qua tài khoản cá nhân theo Quyết định số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.
Đối với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, chỉ đạo bưu điện các tỉnh, thành phố phối hợp với BHXH tỉnh đề xuất, báo cáo UBND tỉnh, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4-2020 và các tháng tiếp theo trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại điểm chi trả như: Tổ chức phun khử khuẩn tại tất cả các điểm chi trả trước và trong thời gian cơ quan bưu điện tổ chức chi trả; thực hiện đeo khẩu trang tại tất cả các điểm chi trả; yêu cầu nhân viên bưu điện, người hưởng đeo khẩu trang trong suốt quá trình chi trả; trang bị nước rửa tay sát khuẩn tại tất cả các điểm chi trả; trường hợp người hưởng không đeo khẩu trang đến điểm chi trả, bưu điện cần phát khẩu trang miễn phí cho người hưởng.
Bên cạnh đó, tăng cường nhân viên chi trả, bố trí thêm bàn chi trả để giảm thời gian chờ đợi của người hưởng, không để người hưởng tập trung đông. Thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm nhân lực, an toàn tiền mặt khi tổ chức chi trả tại nhà cho người hưởng. Đặc biệt, bưu điện có phương án chi trả bảo đảm an toàn cho người hưởng trong trường hợp người hưởng đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tập trung đông trong cùng một thời điểm. Tăng cường công tác truyền thông để nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên bưu điện và người hưởng.
Đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động vượt dịch COVID-19 Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) gặp khó khăn, mất việc làm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phối hợp cùng các bộ ngành đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ cùng vượt khó. Người lao động chờ đợi làm thủ tục hưởng Bảo hiểm thất...