Nhận 12 năm tù vì đấm chết sếp của vợ
Sau khi nghe vợ tó tiếng với sếp qua điện thoại, Đức bức xúc và tới cơ quan tìm gặp. Người chồng trong phút nóng giận đã ra tay đấm một quả khiến nạn nhân ngã, chấn thương sọ não, tử vong.
Khoảng 10h ngày 7/9/2011, Đặng Minh Đức (SN 1982, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhận điện thoại của vợ là Phạm Thị Diễm H. Đức nghe thấy sếp của vợ là ông Trần Văn T. (SN 1963, cán bộ của Viện Dầu khí Việt Nam) to tiếng với H. Cuộc cãi vã liên quan đến công việc và sinh hoạt tại cơ quan của chị H. Sau khi nghe cuộc điện thoại đó, Đức đến Viện Dầu khí Việt Nam tìm ông T.
Đức trong phiên tòa phúc thẩm.
Nhìn thấy sếp của vợ trong nhà ăn, Đức vào gọi: “Chú ra đây nói chuyện một tý”. Hai người đàn ông nói chuyện ở hành lang, sau đó, Đức đấm vào hàm khiến ông T. ngã xuống đất, đầu đập mạnh vào thành ghế. Sau cú đấm đó, Đức bỏ đi.
Ông T. được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong. Cơ quan giám định kết luận, nạn nhân chết vì viêm hoại tử não diện rộng do chèn ép sau chấn thương. Đức bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”.
Trong phiên sơ thẩm xử Đức tại TAND quận Cầu Giấy hôm 28/2, Đức bị tuyên 10 năm tù.
Video đang HOT
Sau khi tòa tuyên án, bà S., vợ nạn nhân T. đã làm đơn kháng toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của TAND quận Cầu Giấy. Bà cho rằng, phải truy tố Đức tội giết người. Bà S. còn trình bày, tại tòa, chị H. khai chồng bà có hành động sàm sỡ chị là không đúng. Bà cho rằng, chị H. vu khống chồng mình vì không có bằng chứng gì cho việc sàm sỡ. Thêm nữa, bà S. đề nghị phải điều tra xem chị H. có đồng phạm với chồng hay không; cần truy tố chị H. tội “Không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng”…
Phía bị cáo cho rằng mức án 10 năm tù của mình là nặng nên xin giảm nhẹ.
Trong phiên phúc thẩm, đại diện VKSND TP Hà Nội cho rằng các cơ quan tố tụng đã không chứng minh được ý thức chủ quan của bị cáo là giết bị hại, nên truy tố bị cáo tội “Cố ý gây thương tích” là đúng pháp luật.
Qúa trình Đức phạm tội, người liên quan là chị H. không trao đổi với bị cáo về việc sẽ gây thương tích cho người bị hại, cũng không biết chồng mình đi gặp ông T. để ra tay đánh người, khi sự việc xảy ra, chị H. không có mặt tại hiện trường. Bên cạnh đó, khi ông T. ngã, nhiều người xúm vào giúp đỡ, ông T. còn tự đi ra xe cấp cứu nên không đủ căn cứ buộc tội chị H. phạm tội “Không cứu giúp người khác”. Cũng theo VKS, hành vi của chị H. không phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông T.
Với kháng cáo xin giảm nhẹ tội của bị cáo, VKS cho rằng mức án 10 năm tù giam mà TAND quận Cầu Giấy đã tuyên đối với bị cáo là chuẩn và cũng không có tình tiết mới để giảm nhẹ tội cho Đức.
Sau khi xem xét, HĐXX đã tăng hình phạt đối với Đức từ 10 năm tù lên 12 năm vì cho rằng hành vi của bị cáo đã để lại hậu quả nghiêm trọng.
nhật mai
Theo Infonet
Tranh cãi vụ 'đến Viện Dầu khí đấm chết sếp nghi sàm sỡ vợ'
Nước mắt ngắn dài, vợ người bị hại uất ức cho rằng, bị cáo phạm tội cố ý giết người chứ không phải là cố tình gây thương tích như HĐXX sơ thẩm đã tuyên án.
Ngày 1/6/2012, TAND thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Đặng Minh Đức sinh năm 1982, trú tại Thanh Xuân, Hà Nội về hành vi cố ý gây thương tích. Nạn nhân là ông Trần Văn Toại sinh năm 1963, trú tại khu tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội. Ông Trần Văn Toại và vợ bị cáo Đặng Minh Đức là chị Phạm Thị Diễm Hương cùng công tác tại Viện Dầu khí Việt Nam.
Tại phiên tòa sơ thẩm chiều 28/2, TAND quận Cầu Giấy đã tuyên phạt Đặng Minh Đức 10 năm tù về hành vi cố ý gây thương tích. Đồng thời, cơ quan điều tra xác định, không có căn cứ xử lý đối với chị Hương. Sau đó, bị cáo Đức gửi đơn kháng cáo, xin giảm nhẹ hình phạt. Đại diện hợp pháp bên bị hại, vợ ông Toại - bà Kiều Thị Sen viết đơn kháng cáo với các nội dung: cần thiết phải xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự với bà Phạm Thị Diễm Hương vì tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm tới tính mạng, xem xét bị cáo về tội cố ý giết người.
Bị cáo Minh Đức thành khẩn nhận tội trước tòa.
Tại phiên tòa ngày 1/6, bị cáo Đức khai nhận sáng ngày 7/9/2011, bị cáo thấy điện thoại của vợ, anh nghe máy nhưng vợ không nói gì với anh, mà nói với ông Toại: "Chú thôi cái trò bỉ ổi đó đi" và tiếng ông Toại: "Còn như thế thì đuổi khỏi cơ quan".
Bị cáo Đặng Minh Đức kể lại, ngay lập tức anh tắt máy và đi tới cơ quan vợ, tìm ông Toại. Lúc đó khoảng 11h, tới Viện Dầu khí Việt Nam, thấy ông Toại đang ở nhà ăn, bị cáo Đức đi đến và bảo: "Chú ra đây nói chuyện một tý", rồi cầm tay ông Toại kéo ra ngoài hành lang. Sau đó, bị cáo Đức dùng tay phải đấm mạnh vào hàm phía bên phải của ông Toại làm ông Toại ngã xuống đất. Đầu ông Toại đập mạnh vào thành ghế ở hành lang, bị chấn thương nặng phải đưa vào Viện 108 cấp cứu. Khoảng 22h30 ngày 11/9/2011, ông Toại tử vong tại bệnh viện. Bị cáo thành khẩn nhận tội.
Phía gia đình bị hại, bà Sen có đưa ra nhiều tình tiết cho rằng, bị cáo Đức đã cố tình giết người có chủ đích. Đoạn camera của Viện Dầu khí Việt Nam có ghi lại được hình ảnh, Đức kéo tay ông Toại vào chỗ khuất và đấm ông Toại một cái như lời Đức thú nhận. Tuy nhiên, sau đó khi hai người vào góc khuất thì camera không thể ghi được hình nữa. Phía gia đình ông Toại cho rằng, cần phải điều tra kỹ, liệu có phải Đức chỉ đấm ông Toại một cái như lời đã khai nhận, hay còn hành động nào sau đó nữa?
Thêm vào đó, họ cũng cho rằng, lúc xảy ra vụ án, vợ bị cáo Đặng Minh Đức - bà Phạm Thị Diễm Hương có mặt ở đó, biết ông Toại ở tình thế hiểm nguy mà không cứu giúp. Cho tới khi ông Toại được đưa tới bệnh viện, bác sĩ vẫn không được biết nguyên nhân hôn mê của ông Toại là do đầu bị đập mạnh vào vật cứng, mà vẫn cho rằng liên quan tới huyết áp, hoặc não. Chính vì vậy, dù cấp cứu tích cực nhưng ông Toại vẫn không thể qua khỏi.
Phía gia đình bị hại quả quyết, bị cáo Đức đã cố tình giết người, còn chị Hương là đồng phạm, cần truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không thể vô can trong vụ án này.
Tuy nhiên, vợ bị cáo là chị Phạm Thị Diễm Hương vắng mặt trong phiên tòa xét xử chiều nay.
Thỉnh thoảng, vợ và hai người con gái ông Trần Văn Toại lại khóc nấc lên khiến phiên tòa xét xử bị gián đoạn.
Sau khi nghe các bên đối đáp, đại diện VKSND Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa kết luận: phía bị hại không đủ chứng cứ để chứng minh Phạm Thị Diễm Hương là đồng phạm, cũng như không có đủ chứng cứ chứng minh Đặng Minh Đức cố ý giết người. Bị cáo Đức có thái độ khai báo thành khẩn hành vi phạm tội, nhân thân của bị cáo chưa có tiền án tiền sự, và sau ngày xử án, bị cáo đã đến cơ quan công an đầu thú. Việc xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Đức là đúng với các quy định của pháp luật.
Vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa cũng đề nghị giữ nguyên án phạt bị cáo 10 năm tù như trong phiên tòa sơ thẩm đã tuyên.
Không khí của phiên tòa xét xử khá căng thẳng và kéo dài tới chiều muộn với những cuộc tranh luận, chất vấn gay gắt. Phía gia đình bị hại đề nghị HĐXX điều tra lại nhiều tình tiết của vụ án, thậm chí cả việc đề nghị kiểm tra nội dung những cuộc điện thoại giữa vị cáo và vợ sau khi bị cáo đả thương ông Toại.
Thỉnh thoảng, vợ và hai người con gái ông Trần Văn Toại lại khóc nấc lên khiến phiên tòa xét xử bị gián đoạn. Tới chiều muộn, HĐXX tuyên bố sẽ điều tra thêm và tuyên án vào ngày 4/6 tới đây.
Theo Báo Đất Việt
Đấm chết sếp của vợ Chị Phạm Thị Diễm Hương, 38 tuổi, trú tại Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội nghẹn ngào trình bày, do bị sếp nhiều lần sàm sỡ, quấy rối nên chị đã tâm sự với chồng, hoàn toàn không có ý kích động anh này đến cơ quan hành hung gây ra cái chết cho nạn nhân... Chiều 28/2, TAND quận Cầu Giấy,...