Nhăm nhăm thử thai – nỗi khốn khổ của chị em tuổi 40
Người phụ nữ mới bước vào tuổi 40 lo sợ không biết mình mắc bệnh gì mà “mấy ngày lại thấy ra kinh nguyệt”. Trong khi rất nhiều người mãi chẳng thấy có kinh. Họ ngỡ “dính bầu” nên suốt ngày đi mua que thử thai….
TS. BS Lê Thị Anh Đào, trưởng khoa Phụ ngoại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Giai đoạn khủng hoảng
Chia sẻ với phóng viên, TS. BS Lê Thị Anh Đào, trưởng khoa Phụ ngoại, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, tuổi tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển giao nối tiếp giữa thanh xuân và thời mãn kinh. Thông thường bắt đầu từ tuổi 40 đến khoảng 49 tuổi.
Sau tuổi 40 nội tiết tố của người phụ nữ giảm nhanh. Thông thường nội tiết tố nữ – estrogen do nang noãn của buồng trứng tiết ra, khi phụ nữ tuổi 35 – 40 nội tiết nữ bắt đầu giảm nhưng sang tuổi 40 thì giảm rất nhanh với tốc độ từ 5-10%/năm và đến thời kỳ mãn kinh thì lượng nội tiết tố chỉ còn 10% so với tuổi 20.
“Nỗi ám ảnh nhất của chị em ở giai đoạn TMK là giảm nội tiết tố. Vì giảm nội tiết tố (estrogen) này dẫn tới rất nhiều rối loạn thậm chí dẫn tới những bệnh lý mà bất kỳ chị em nào cũng phải đối mặt”, TS. BS Anh Đào nêu.
Theo đó, biểu hiện hay gặp nhất đối với chị em ở tuổi này là bốc hoả, khó ngủ, khó ngủ sâu thậm chí mất ngủ. Đây là những biểu hiện điển hình của chị em tuổi TMK. TS. BS Anh Đào cho biết, tình trạng bốc hoả thường xảy ra vào ban đêm kèm theo vã mồ hôi. Mức độ, tình trạng bốc hoả nặng hay nhẹ tuỳ theo từng người, có người rất nặng nề.
Nguyên nhân của tình trạng này là do rối loạn vận mạch, các mạch ngoại vi giãn đột ngột làm cho lượng máu dồn tới làm nhiệt độ ngoài da tăng lên 10- 15 độ. Tình trạng này chỉ diễn ra trong vài ba phút khi vã mồ hôi thì cơn bốc hoả hết.
Biểu hiện thứ hai, được TS. BS Anh Đào nêu ra đó là tình trạng rối loạn kinh nguyện của chị em tuổi TMK. Theo đó, có tới 50% phụ nữ tiền mãn kinh không có kinh nguyệt đều. Điều này khiến nhiều chị em rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười”.
BS Anh Đào kể, có trường hợp bệnh nhân đến gặp chị với tâm trạng căng thẳng. Người phụ nữ mới bước vào tuổi 40 căng thẳng lo sợ không biết mình mắc bệnh gì mà “cứ mấy ngày lại thấy ra kinh nguyệt một lần”. Bệnh nhân than phiền với bác sĩ “suốt ngày phải đi mua băng vệ sinh mà không làm được việc gì”.
Video đang HOT
Trong khi đó, rất nhiều bệnh nhân mãi chẳng thấy có kinh. Họ ngỡ “dính bầu” nên suốt ngày đi mua que thử thai. “Có những người bạn của tôi, ngoài 40 tuổi khi con cái đã lớn, bỗng dưng tháng này thấy chậm kinh liền hớt hải gọi điện hỏi… liệu có bầu không?. Thậm chí họ còn nghĩ đến tình huống nếu có bầu thì sẽ làm gì. Tôi phải khuyên thử thai trước vì đó là những biểu hiện của độ tuổi TMK”, BS Anh Đào kể.
“Sợ” chồng
Đi kèm rối loạn kinh nguyệt, theo BS Anh Đào, phụ nữ tuổi TMK còn dễ gặp phải một số các bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, polyp niêm mạc tử cung, quá sản niêm mạc tử cung thậm chí nguy cơ ung thư ung thư cổ tử cung bắt đầu nhen nhóm xuất hiện..
Nguyên nhân là do ở giai đoạn này không có nhiều vòng kinh phóng noãn, không có progesterone nên lượng estrogen trong cơ thể trở nên tăng tương đối dẫn đến quá sản niêm mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp…
Đặc biệt, phụ nữ TMK còn rất hay bị viêm nhiễm đường sinh dục. Nguyên nhân là do thiếu hụt nội tiết tố, giảm estrogen nên glycogen trong tế bào âm đạo không chuyển thành axit lactic, là hàng rào hóa học bảo vệ giúp môi trường âm đạo có pH axit tiêu diệt các vi khuẩn thông thường. Một nguyên nhân khác là do ở giai đoạn này, người phụ nữ thường ít tiết dịch âm đạo hơn thông thường do giảm nội tiết tố. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng “khô hạn” ở chị em.
Nhăm nhăm thử thai, lai rai kinh nguyệt – nỗi khốn khổ chị em tuổi 40. (Ảnh minh họa).
“Đi kèm việc giảm nội tiết tố, chị em còn giảm ham muốn tình dục. Giai đoạn này, chị em vừa khô hạn, vừa dễ viêm lại không còn ham muốn tình dục dẫn tới vòng luẩn quẩn ít có nhu cầu, ngại quan hệ tình dục hay nói cách khác là “sợ chồng”. Điều này nhiều khi ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống”, TS. BS Anh Đào cho hay.
Không chỉ gặp những biểu hiện trên trong giai đoạn TMK, ở tuổi này chị em còn gặp rất nhiều rối loạn khác, trong đó kể đến bệnh tim mạch. BS Anh Đào cho biết, phụ nữ TMK dễ mắc các bệnh tim mạch hơn nam giới cùng tuổi. Nguyên nhân tử vong hàng đầu của phụ nữ mãn kinh là bệnh tim mạch chứ không phải là ung thư vú. Ngoài ra, ở độ tuổi này, phụ nữ có thể mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như loãng xương, hoặc suy giảm trí nhớ.
Để vượt qua khủng hoảng TMK, các chuyên gia khuyến cáo, chị em cần xác định đây là quy luật của cuộc sống. Vì thế, thay vì buông xuôi hay quyết liệt không thừa nhận những thay đổi mang tính quy luật này, người phụ nữ khôn ngoan hãy học cách để đối diện và vượt qua khủng hoảng. Có như thế, người phụ nữ mới có thể nhanh chóng lấy lại sự lạc quan, yêu đời cùng những niềm vui trong cuộc sống.
“Bên cạnh sự lạc quan, yêu đời, chị em ở tuổi TMK cũng cần thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và bổ sung nội tiết tố nữ. Đặc biệt nếu có những biểu hiện bất thường về sức khoẻ (ra máu, viêm nhiễm âm đạo…) thì chị em cần đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản để được thăm khám và điều trị kịp thời”, BS Anh Đào nêu.
“Phụ nữ TMK do thiếu hụt nội tiết tố làm da xấu, độ đàn hồi của da kém, nhiều vết nám xuất hiện. Thiếu hụt thiếu estrogen cũng làm cho phụ nữ giảm tiêu hao năng lượng, giảm chuyển hoá…dễ dẫn đến tình trạng thừa cân và béo không đều. Vì vai trò của estrogen giúp phân bố mỡ chuẩn. Khi còn trẻ mỡ sẽ tập trung ở vòng 1, vòng 3 nhưng đến tuổi TMK thiếu estrogen sẽ khiến mỡ chỉ tập trung vào bụng và đùi (rất xấu). Do đó, thiếu estrogen ảnh hưởng rất nhiều đến sắc đẹp của chị em”, TS. BS Lê Thị Anh Đào nhấn mạnh.
Stress vì tình trạng "khô hạn" của chị em sau tuổi 35
Bốc hỏa, mất ngủ, khô hạn... là hàng loạt vấn đề chị em phải đối mặt khi nội tiết tố bị suy giảm, chức năng sinh lý cũng suy giảm có thể ảnh hưởng tới đời sống của rất nhiều chị em.
Stress vì khô hạn
Chị Nguyễn Thị Mỹ Anh - 38 tuổi, trú tại Hà Nội tâm sự chi thương đươc khen trẻ hơn tuổi rất nhiều, thân hình quyến rũ, dù công việc bận rộng vẫn giữ được vóc dáng.
Tuy nhiên, đằng sau tư hao ngoại hình, mỗi khi cánh cửa phòng ngủ khép lại chị Mỹ Anh lại thấy sợ hãi. Chị bước vào tình trạng tiền mãn kinh khoảng hơn 1 năm nay.
Chị đã đi khám, siêu âm buồng trứng bác sĩ cho biết buồng trứng bị suy. Hai, ba tháng "bà dì" mới ghé thăm một lần nhưng mỗi lần cũng rất ít. Chị Mỹ Anh được bác sĩ kê thuốc tăng nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, việc điều trị cũng không cải thiện được nhiều, trong khi đó, chồng chị Mỹ Anh lại đang tuổi hừng hực khí thế.
Mỗi lần ân ái, hai vợ chồng lại như đánh vật. Có lúc anh cũng chán. Khúc dạo đầu cũng mất rất nhiều thời gian. Chuyện đó vẫn không còn thú vị với chị Mỹ Anh mà nó trở nên mệt mỏi, chán nản. Chị luôn có tâm lý phải chiều chồng vì sợ anh sẽ tòm tem bên ngoài. Càng áp lực thì "cô bé" càng phập phù.
Chị Mỹ Anh nghe quảng cáo rất nhiều thuốc nội tiết tố nữ giúp lấy lại thanh xuân. Ngoài thuốc bác sĩ kê, chị không ngại chi tiền mua đủ các loại thực phẩm chức năng về uống. Hơn 1 năm qua, chị cứ chứng kiến chuyện ấy của mình lão hoá, níu giữ cũng cải thiện rất chậm chạp.
Chị Đồng Thị Hồng, Nam Trung Yên, Hà Nội cũng dở khóc dở cười khi vừa bước vào tuổi 40 đã mãn kinh sớm. Những cơn bốc hoả xuất hiện hàng đêm. Nếu trước kia, nhu cầu chuyện ấy của chị rất cao thì hiện tại chị chẳng còn thích thú. Chồng chị động vào là chị đẩy ra.
Vì vậy, hơn 2 năm nay vợ chồng chị không ngủ chung. Chị Hồng rất muốn cải thiện nhưng chị vẫn không thể chiu được mỗi lần gần gũi cùng chồng.
Đi tìm bác sĩ để xác định nguyên nhân. Bác sĩ cho biết chị bị suy giảm nội tiết tố mạnh.
Ảnh minh hoạ
Vì sao suy giảm?
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Hưng - Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, nội tiết tố nữ là hormone quyết định giới tính và sắc đẹp của người phụ nữ, có tên gọi là estrogen.
Nội tiết tố nữ estrogen giúp chị em phụ nữ ngực nở, eo thon, hình thành các đường cong mềm mại, giúp mái tóc chắc khỏe, làn da tươi sáng, mịn màng, chống nám sạm, tham gia vào quá trình rụng trứng giúp người phụ nữ làm mẹ. Nội tiết tố nữ còn giúp tăng ham muốn, hưng phấn tình dục, tiết dịch nhầy, giúp giảm stress, duy trì giấc ngủ ngon, bảo vệ tim mạch.
Có rất nhiều vai trò nhưng nội tiết tố nữ lại không ổn định mà thay đổi. Sau tuổi 35, trung bình cứ 10 năm thì giảm 15%, sự giảm sút trở nên nghiêm trọng sau tuổi 40.
Phụ nữ bước vào quá trình suy giảm nội tiết tố thì hoạt động của tuyến sinh dục lúc này cũng giảm hơn. Sự liên kết của các tế bào không được chặt chẽ, các niêm mạc tuyến tinh dục suy giảm đi, nhiều hoạt động suy giảm nên gây nên tình trạng khô hạn ở chị em phụ nữ.
Theo BS Hưng, khi có dấu hiệu này, chị em cũng cần quan tâm tới sức khoẻ của mình để có hướng duy trì tuyến sinh dục của mình được dài lâu.
Hiện nay, chị em quan tâm và chăm sóc sức khoẻ của mình tốt hơn nhưng việc dùng thuốc, các thực phẩm sức khoẻ bồi bổ cần có hiểu biết về thuốc để tránh rủi ro.
Thuốc như con dao hai lưỡi nhất là thuốc nội tiết của nữ có thể tạo ra nguy cơ ung thư, rối loạn đông máu.
Thực phẩm chức năng cũng co loai là đông dược, co loai trộn tân dược nên nêu dung vân cần sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Để giảm tình trạng "điện nước phập phù" cho chị em, bác sĩ Hưng cho rằng chị em cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa, xét nghiệm nội tiết tố nữ, tìm hiểu nguyên nhân để có các biện pháp điều trị lâu dài. Đặc biệt, chị em cần nhớ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào liên quan tới nội tiết tố cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Vì sao phụ nữ tiền mãn kinh nên ăn nhiều chất xơ? Tỷ lệ mắc trầm cảm của nữ thường cao hơn nam, một phần là vì nữ giới có sự biến động nồng độ hoóc-môn nhiều hơn, đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh. Một nghiên cứu mới cho thấy việc dung nạp đủ chất xơ có thể giúp phụ nữ giảm trầm cảm trong giai đoạn tiền mãn kinh. Các thực phẩm...