Nhắm mắt lấy anh họ làm chồng, mẹ đau thắt lòng khi nhìn mặt 3 con lần lượt ra đời
Hôn nhân cận huyết luôn kéo theo những nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thế hệ sau nhưng nhiều người vẫn chấp nhận.
Tại nhiều quốc gia và kể cả Việt Nam, hôn nhân cận huyết trong vòng 3 đời đều bị cấm, vừa để duy trì đạo đức, thuần phong mỹ tục, vừa để đảm bảo thế hệ tương lai sinh ra khỏe mạnh, không dị tật. Vậy nhưng vẫn có không ít những trường hợp anh em họ gần cố tình hoặc bị ép kết hôn với nhau. Nếu may mắn và nhờ can thiệp sàng lọc, họ vẫn có thể sinh con khỏe mạnh nhưng nếu không may cả 2 đều mang gen bệnh di truyền thì các con sẽ phải “lãnh hậu quả”.
Anh em họ bị ép lấy nhau, sinh 3 con đều không sống nổi 3 năm
Đây là trường hợp của bà mẹ tên Ruba Bibi (hiện tại 29 tuổi, sống tại Bradford, Anh). Cô là người gốc Pakistan và cách đây 12 năm đã chấp nhận kết hôn với người anh họ hơn 10 tuổi sống tại quê hương theo sắp xếp của bố mẹ. Dù chưa từng yêu hay thậm chí là hẹn hò với Saqib nhưng Ruba vẫn đồng ý làm theo truyền thống của gia đình.
Vậy nhưng Ruba không ngờ quyết định này đã khiến cô lâm vào ngõ cụt khi đau thắt lòng khi nhìn mặt 3 con lần lượt ra đời bởi cả 3 bé đều bị dị tật và qua đời sau vài năm. Không chỉ vậy, Ruba còn phải chịu 6 lần sảy thai đau đớn và bác sĩ cho biết dù có sinh thêm con thì cơ hội có em bé khỏe mạnh cũng rất thấp.
Ruba và anh họ bị ép kết hôn theo truyền thống gia đình và các con của họ là người “lãnh hậu quả”.
Cơn ác mộng” bắt đầu khi Ruba sinh em bé đầu lòng sau khi kết hôn 1 năm. Ban đầu, Ruba vẫn nghĩ con mình là một đứa trẻ bình thường mặc dù em bé dường như ngủ rất nhiều và gặp khó khăn khi cho ăn. Nhưng rồi sau đó bác sĩ phát hiện ra rằng cậu bé Hassam này bị cứng xương hông và còn có vấn đề nghiêm trọng hơn.
Vấn đề của Hassam chính là căn bệnh tế bào I (I-cell disease) hay còn được gọi là mucolipidosis II, một bệnh có tính chất di truyền. Trẻ mắc bệnh có nguy cơ cao tử vong trong thời thơ ấu và đây là bệnh không thể chữa được.
Những em bé bị bệnh ban đầu sẽ không có biểu hiện gì nhưng càng lớn càng bộc lộ rõ.
Mặc dù Hassam trông như một đứa trẻ bình thường nhưng Ruba nhận ra sự khác biệt về thể chất và phát triển giữa con trai cô với những đứa trẻ khác cùng tuổi. Cậu bé phát triển chậm và liên tục phải đến bệnh viện vì bị nhiễm trùng. Đặc điểm thể chất đáng chú ý nhất là đầu cậu bé phát triển không cân xứng với phần còn lại của cơ thể. Năm 2012, Hassam đã qua đời.
Năm 2010, Ruba sinh đứa con thứ 2 là Alishbah. Cô bé cũng mắc bệnh di truyền tương tự anh trai và qua đời khi mới 3 tuổi. Sau đó, Ruba mang thai đứa con thứ ba, Inara, vào năm 2015 và từ chối thực hiện sàng lọc rối loạn tế bào I do vấn đề đức tin. Thật không may, bé cũng không có cuộc sống khả quan hơn anh chị và ra đi vào năm 2017. Cùng với việc mất 3 đứa con, Ruba cũng đã trải qua 6 lần sảy thai.
Video đang HOT
Cả 3 đứa con của Ruba đều không sống được quá 3 năm.
Đến lúc này, Ruba phải chấp nhận sự thật rằng cô và chồng sẽ không thể có một đứa con chung khỏe mạnh vì cả 2 đều mang mầm bệnh di truyền tế bào I và hôn nhân giữa họ là hôn nhân cận huyết. Nhiều người, kể cả gia đình của Ruba đã khuyên cả 2 nên “chia tay trong hạnh phúc” và tái hôn với người khác. Vậy nhưng sau hơn 10 năm chung sống, Ruba và chồng đều không muốn chia tay nhau. Hiện tại, cô đang tiến hành IVF để bác sĩ có thể sàng lọc loại bỏ phôi bị bệnh tế bào I và chọn phôi khỏe mạnh để cấy vào tử cung Ruba. Tuy nhiên, quy trình này sẽ khá tốn thời gian và Ruba lo lắng mình sẽ có thai tự nhiên trong thời gian chờ đợi.
Anh em họ bất chấp đòi ở bên nhau, khẳng định mang bầu con khỏe mạnh
Khác với Ruba và Saqib, cặp đôi anh em họ Angela Peang và Michael Lee (đều 38 tuổi, hiện đang sống tại Utah, Mỹ) đã tự nguyện ở bên nhau, bất chấp sự phản đối từ gia đình.
Bố của Angela là anh trai ruột của mẹ Michael, tức là cả hai có quan hệ anh em họ gần. Vậy nhưng bất chấp mọi lời ngăn cản, hai người vẫn đến với nhau và còn quyết định kết hôn, sinh con.
Angela cho biết cô và Michael đã “nảy sinh tình cảm” với nhau từ khi 7 tuổi và có những hành động âu yếm quá mức khiến người lớn trong nhà không yên tâm. Sau đó, cả hai bị tách ra và khi trưởng thành đều đã kết hôn, có gia đình riêng. Nhưng rồi sau khi ly hôn, họ gặp lại trong một bữa tiệc gia đình hồi cuối năm 2018 và tình cảm lại bùng cháy lên một lần nữa.
Cặp đôi anh em họ này thì bất chấp sự phản đối của gia đình và luật pháp để ở bên nhau.
Do luật pháp bang Utah không cho phép kết hôn cận huyết nên cả hai đã đến Colorado du lịch và kết hôn vào năm ngoài.
Mới đây, Angela còn tuyên bố mình đã mang thai con chung của cả hai được 5 tháng. Cô cũng quả quyết rằng mọi kết quả kiểm tra đều cho thấy đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất thường gì. Vì vậy, cả hai cho rằng lý thuyết anh em họ cưới nhau sẽ sinh con dị tật là vô căn cứ và sự phát triển của y học sẽ giải quyết vấn đề đó.
“Chúng tôi tin rằng luật pháp đã lỗi thời và cần được thay đổi”, Michael chia sẻ.
Hiện Angela đang mang thai con chung với anh họ và khẳng định bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Tuy vậy, các bác sĩ cho rằng việc họ có được đứa con khỏe mạnh hoàn toàn là do may mắn vì cả hai đều không cùng mang một gen bệnh nào. Tuy vậy, họ vẫn phải đối mặt với nguy cơ bị phạt nặng hoặc thậm chí đi tù vì quan hệ tình dục giữa anh em họ là bất hợp pháp tại nơi họ sinh sống.
Bố me kết hôn cận huyết, con sinh ra có nguy cơ dị tật gì?
Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ. Theo thống kê, những đứa trẻ được sinh ra từ những ông bố bà mẹ có hôn nhân cận huyết thống có nguy cơ mắc các bệnh máu cao gấp 10 lần so với những trẻ bình thường khác. Điển hình của các bệnh máu này là Thalassemia (tan máu di truyền) và Hemophilia ( rối loạn đông máu di truyền).
Nguyên nhân gây những bệnh này là do những người trong cùng dòng họ có khả năng mang gen bệnh cao hơn bình thường mà bản thân họ không biết mình mang gen bệnh nên kết hôn cận huyết thống sẽ xảy ra hiện tượng kết hợp các gen mang bệnh của bố mẹ và gây bệnh cho con. Khả năng di truyền Thalassemia là bệnh di truyền dạng lặn của nhiễm sắc thể thường, đối với những cặp vợ chồng mang gen bệnh sẽ gây bệnh cho tất cả các con ở thế hệ tiếp theo với những dấu hiệu đặc trưng như da xanh xao (do thiếu máu), mũi tẹt, khuôn mặt bị biến dạng, bụng phình to, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị sớm, đúng liệu trình.
Đối với bệnh Hemophilia thì người mẹ mang gen bệnh chỉ truyền cho con trai và con gái mang gen lặn với biểu hiện dễ nhận biết nhất là chảy máu nhiều hơn và lâu hơn bình thường. Cả hai bệnh lý về máu này đều đòi hỏi người bệnh phải điều trị suốt đời để có cuộc sống bình thường.
Ngoài những bệnh lý về máu, hôn nhân cận huyết thống còn gây ra một số bệnh lý khác như mù màu, bạch tạng, da vảy cá… làm suy giảm chất lượng giống nòi và gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Bảo đảm tính khoa học, khả thi khi tích hợp giữa chương trình giáo dục Việt Nam với nước ngoài
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BGDĐT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Trong đó, quy định chi tiết việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài; nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Tích hợp chương trình giáo dục phù hợp điều kiện Việt Nam
Chương trình dạy học trên truyền hình cho học sinh. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Thông tư quy định nguyên tắc tích hợp chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học, hợp lý, khả thi và phù hợp điều kiện thực hiện tại Việt Nam. Nội dung, thời lượng chương trình giáo dục tích hợp phải phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, thuần phong mỹ tục và truyền thống của Việt Nam; không có định kiến xã hội về giới, sắc tộc, tôn giáo, địa vị xã hội.
Chương trình giáo dục tích hợp phải có định hướng về phương pháp, hình thức giáo duc và đánh giá kết quả giáo dục, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường. Đồng thời, phải có quy định điều kiện thực hiện, bao gồm: tổ chức và quản lý thực hiện chương trình; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
Đối với giáo dục mầm non, chương trình giáo dục tích hợp phải được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo duc mầm non của Việt Nam, bổ sung các lĩnh vực phát triển, nội dung, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục mầm non nước ngoài mà chương trình của Việt Nam không có; tích hợp các lĩnh vực phát triển có trong cả hai chương trình để bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục Việt Nam và chương trình giáo dục của nước ngoài.
Đối với giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục tích hợp cũng phải được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, bổ sung các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông nước ngoài mà chương trình của Việt Nam không có; tích hợp các môn học có trong cả hai chương trình.
Các nội dung giáo dục bắt buộc
Thông tư lần này cũng quy định nội dung giáo dục bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, người học là công dân Việt Nam học tập chương trình giáo dục nước ngoài trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài phải học nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, chương trình Tiếng Việt, chương trình Việt Nam học.
Học sinh mầm non phải được học tập nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giúp các cháu hình thành vốn từ vựng và có khả năng sử dụng tiếng Việt phù hợp với lứa tuổi, có khả năng lắng nghe, nói, sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày và làm quen với việc đọc và viết bằng tiếng Việt. Thời lượng không ít hơn 2 lần/tuần, mỗi lần từ 25-35 phút.
Học sinh tiểu học phải được học nội dung chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học. Nội dung chương trình tiếng Việt giúp học sinh hình thành và phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi; cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con người Việt Nam. Thời lượng không ít hơn 140 phút/tuần, học ở tất cả các khối lớp tiểu học.
Nội dung chương trình Việt Nam học giúp học sinh hiểu biết cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu và những truyền thống, phong tục, tập quán Việt Nam; hiểu biết đơn giản về vị trí địa lý, lãnh thổ, lãnh hải.... của Việt Nam, qua đó giúp học sinh hình thành tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc. Thời lượng không ít hơn 70 phút/tuân, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.
Học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông phải được học tập nội dung chương trình Việt Nam học nhằm cung cấp kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lí, văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam. Thời lượng không ít hơn 90 phút/tuần.
Việc tổ chức dạy học đối với các nội dung giáo dục bắt buộc phải bảo đảm giáo viên là người Việt Nam, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt.
Thông tư cũng quy định công dân Việt Nam học chương trình đào tạo được cấp bằng của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải học các môn học bắt buộc theo quy định chung đối với các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 5/5/2020.
TTXVN/Báo Tin tức
Những loại thực phẩm bệnh nhân mắc cục máu đông nên sử dụng Cục máu đông rất nguy hiểm vì ngăn chặn lưu lượng máu, thậm chí có thể gây tử vong, tuy nhiên chế độ ăn uống hợp lý có thể cải thiện tình trạng này. Các cục máu đông sâu trong tĩnh mạch chân con người được gọi là khối huyết tĩnh mạch sâu hay DVT, và chúng có thể gây tử vong. Các...