Nhái thương hiệu bị phạt thế nào?
Tôi muốn mở cửa hàng thời trang nhưng trước đó, trên thị trường có thương hiệu na ná như thế nên không biết phải làm sao?.
Tôi muốn mở cửa hàng thời trang trên phố Tôn Đức Thắng ở quận Đống Đa, Hà Nội. Tuy nhiên, trước đó, trên thị trường có thương hiệu na ná như thế. Xin hỏi như vậy có vi phạm pháp luật không?
Giang Trần (Hà Nội)
Nếu nhãn hiệu hàng hóa mà bạn dự định đặt tên na ná nhãn hiệu đã có sẵn trên thị trường thì sẽ có 2 trường hợp:
1. Nếu nhãn hiệu hàng hóa đó không phải là nhãn hiệu nổi tiếng (ví dụ như: Nike, Adidas, Levis,..) và nhãn hiệu đó chưa xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì bạn có thể sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa.
2. Nhãn hiệu hàng hóa đó đã được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Video đang HOT
Trong trường hợp này, nếu bạn sử dụng nhãn hiệu đó thì hành vi đã bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo qui định tại khoản1, điều 129 Luật sở hữu trí tuệ.
Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Điều 199. Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo_Zing News
Công an sẽ trả lời vụ 5 triệu Yen trong vài ngày tới
Trễ nhất 1 tuần công an quận Tân Bình sẽ trả lời bằng văn bản đến chị Huỳnh Thị Ánh Hồng, người phát hiện 5 triệu Yen trong chiếc loa về quyền sở hữu số tiền này.
Chiều 5-5, chị Hồng đã làm giấy tờ ủy quyền cho luật sư Hà Hải (Đoàn Luật sư TP HCM) để hỗ trợ pháp lý miễn phí.
Cùng ngày, luật sư Hải đã có buổi làm việc với công an quận Tân Bình yêu cầu trả lại 5 triệu Yen cho thân chủ của mình.
Chị Hồng vẫn tiếp tục bán nghề ve chai để mưu sinh.
Luật sư dẫn ra các văn bản pháp lý để yêu cầu công an quận Tân Bình bác lá đơn của bà Phạm Thị Ngọt (người tự nhận số tiền 5 triệu Yen là của chồng mình). Đồng thời, ông Hà cho rằng vụ việc này không có dấu hiệu tranh chấp dân sự nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa.
Luật sư Hải cho biết công an quận Tân Bình đang nhờ lãnh đạo cấp quận tham mưu, sau đó sẽ trả lời tường tận vụ việc bằng văn bản cho chị Hồng, trễ nhất là ngày 12-5.
Trao đổi với Báo, bà Phạm Thị Ngọt thông tin rằng vẫn đang tiếp tục tìm thêm bằng chứng nhưng phải mất rất nhiều thời gian, bởi vừa liên hệ trong và ngoài nước. Trong khi đó, chồng bà, ông Afolayan Caleb (48 tuổi, quốc tịch Nam Phi) vẫn đang chăm sóc mẹ già bệnh nặng nên khả năng quay sang Việt Nam rất khó, ông chỉ có thể ủy quyền cho bà bằng giấy tờ.
Theo Ngươi lao đông
Mua chung cư của cán bộ nay bị thu hồi, có đòi lại được tiền? Nhà nước có quyết định thu hồi căn hộ mà vợ chồng tôi đã mua với một cán bộ. Xin hỏi chúng tôi có thể đòi lại được tiền đã mua nhà không? Vợ chồng tôi từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng lập nghiệp, do không có chỗ ở nên năm 2011 đã mua lại căn hộ chung cư của một công chức...