Nhạc Việt đang trong giai đoạn ‘thoát Hàn’?
Ảnh hưởng nhạc Hàn, phong cách sao Hàn trong âm nhạc của giới trẻ Việt là điều có thật.
Nếu sức ảnh hưởng ấy ngày càng mạnh lên, có khả năng nhạc trẻ Việt sẽ đánh mất đi bản sắc vốn có của mình. Đó là điều rất đáng tiếc trong khi nghệ sĩ trẻ Việt cũng sở hữu tài năng và cá tính nghệ thuật chẳng kém cạnh ai.
Sơn Tùng MTP, thần tượng giới trẻ Việt có tạo hình và cá tính âm nhạc rất giống các thần tượng xứ Hàn.
Người bước ra, ta bước vào
Mới đây, công văn của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc đưa ra khiến dư luận Hàn Quốc xôn xao: các đài truyền hình nên hạn chế phát sóng các ca sĩ thần tượng na ná giống nhau trong cùng chương trình.
Lý do Bộ này đưa ra là các ca sĩ thần tượng trẻ hiện nay rất giống nhau từ gương mặt đến cách trang điểm, phong cách ăn mặc và phong cách âm nhạc. Điều này có thể gây nhàm chán, đồng thời khiến tư duy thẩm mỹ trong giới trẻ bị rập khuôn, cứng nhắc, thiếu sự phong phú và đa dạng.
Công văn này chính là sự thừa nhận một vấn đề đã được dư luận xứ Hàn tranh cãi trong thời gian qua, đó là sự bùng nổ của thần tượng Hàn Quốc với hàng trăm nghệ sĩ thần tượng “ra lò” mỗi năm, tuy nhiên, cá tính đặc sắc thì chẳng bao nhiêu.
“Phong cách kiểu Hàn” được sao chép thì lứa này đến lứa khác, cho ra những thần tượng như các “bản sao” của nhau. Nếu như trước kia, sự hâm mộ lên đến đỉnh điểm bất chấp sự thiếu đa dạng về cá tính nghệ thuật, nhưng giờ đây, khán giả Hàn Quốc bắt đầu cảm thấy nhàm chán và mong muốn tìm kiếm những điều mới mẻ, phá cách hơn thay vì những nghệ sĩ “sinh đôi, sinh ba” như hiện nay. Làng giải trí Hàn Quốc đồng thời cũng đứng trước một thách thức về sự thay đổi.
Lại nói về thị trường giải trí Việt. Trong những năm qua, phong cách Hàn Quốc chính là một làn sóng ngầm, đặc biệt là trong âm nhạc. Người ta thấy những nghệ sĩ trẻ Việt ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ sĩ Hàn, từ cách trang điểm, ăn mặc đến cách sáng tác hay giọng hát.
Nhiều MV Việt làm ra, nếu không hát bằng tiếng Việt, khán giả còn ngỡ như mình đang xem MV ca sĩ xứ Hàn. Sơn Tùng MTP, nam ca sĩ thần tượng đứng top đầu giới trẻ hiện nay, cũng là một “phiên bản” nghệ sĩ nam thần tượng kiểu Hàn chính hiệu. Những MV anh cho ra mắt cũng liên tục bị tố đạo ý tưởng, đạo nhạc Hàn Quốc.
Video đang HOT
Cạnh đó, không ít nhạc sĩ trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi nhạc Hàn đến mức khi bị các công ty âm nhạc Hàn Quốc dọa kiện, họ giải thích là do “tình cờ trùng hợp khi nghe quá nhiều nhạc Hàn” (!).
Hành trình đi tìm chính mình
Sự ảnh hưởng của âm nhạc và giải trí Hàn Quốc không phải không có lý do. Từ những thập niên trước, những người làm nghệ thuật xứ kim chi đã xác định cho mình con đường chuyên nghiệp. Các công ty giải trí được lập ra không đi theo con đường “ăn mảnh” mà họ đưa nghệ sĩ đi đào tạo tại các quốc gia có âm nhạc phát triển như Mỹ, châu Âu.
Tuy nhiên, cái hay của giải trí xứ Hàn là mặc dù học hỏi từ những nơi hơn mình, nhưng khi áp dụng vào trong nước, Hàn Quốc lại có bản sắc văn hóa cũng như tâm thế gìn giữ văn hóa đủ mạnh để biến những điều đã học thành “của riêng”. Không chỉ thế, với sự phát triển vũ bão của ngành giải trí, Hàn Quốc còn gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền giải trí các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Thái Lan…
Nhưng một vài năm gần đây, Thái Lan đã bắt đầu khẳng định được cá tính nghệ thuật của mình. Có thể thấy rõ điều này trong âm nhạc cũng như các lĩnh vực giải trí khác như điện ảnh… Thái Lan bắt đầu có những nhóm nhạc vươn ra tầm châu lục.
Đồng thời, khi Việt Nam đang loay hoay với các sản phẩm điện ảnh, truyền hình remake bản Hàn, Thái Lan cũng đã có những phim điện ảnh, truyền hình xuất khẩu và được các nước trong khu vực đón nhận. Cạnh đó, âm nhạc, điện ảnh Trung Quốc sau một thời gian bị mờ nhạt trước Hàn Quốc, nay cũng đã trỗi dậy, kéo về mình một lượng fan quốc tế đáng kể với các bộ phim, các ban nhạc đình đám…
Có thể thấy, chuyện ảnh hưởng lẫn nhau trong nghệ thuật, giải trí giữa các nước trong khu vực là chuyện khá thông thường, dễ hiểu, đặc biệt là khi có những nền giải trí vượt trội mạnh mẽ hơn hẳn. Tuy nhiên, chuyện ảnh hưởng, sao chép chỉ nên là nhất thời, trào lưu. Một nền giải trí muốn phát triển chắc chắn cần cho mình cá tính, bản sắc riêng.
Để làm được điều đó, ngành giải trí ấy phải có một nền tảng vững, ít ra ở mức căn bản. Làng giải trí Việt không thiếu những tài năng trẻ, có cá tính đặc sắc, có khả năng thu hút khán giả. Nhưng cái thiếu của showbiz Việt đó là sự chuyên nghiệp.
Tinh thần nghiêm túc trong âm nhạc, nghệ thuật đến từ những nhà sản xuất, những bầu show, công ty giải trí cho đến nhạc sĩ, ca sĩ Việt là có, nhưng còn khá thất thường. Sự đào tạo cũng hầu hết ở mức tay ngang chứ chưa thực sự có nền tảng.
Trong giai đoạn nền giải trí Hàn Quốc đang mong muốn “bước ra” sự một màu, rập khuôn, thì cũng chính là thời điểm cần để nền giải trí Việt nhìn nhận lại và có thể “thoát” được những ảnh hưởng từ xứ sở kim chi, tìm cho mình một con đường riêng, phát triển mạnh mẽ.
Theo Pháp Luật VN
2018: Thị trường di động sụt giảm vì thiếu smartphone bản sắc riêng
Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục, lần đầu tiên thị trường smartphone đối mặt với tình trạng doanh số giảm sút trong năm 2018.
Điều này vừa phản ánh hậu quả của xu hướng thiết kế rập khuôn, nhàm chán trên nhiều mẫu smartphone, vừa là tín hiệu cho thấy đã đến lúc cần bứt phá để tạo nên bản sắc riêng của nhiều hãng di động.
Tăng trưởng âm, báo động đỏ
Theo số liệu mới nhất từ hai công ty nghiên cứu thị trường công nghệ gồm Canalys và Counterpoint Research, doanh số smartphone toàn cầu đã giảm 1% trong năm 2018. Đáng buồn hơn, một công ty khác là IDC thậm chí còn cho rằng mức giảm thực tế lên đến 3%. Sau khi duy trì mức tăng trưởng trung bình 16% suốt 5 năm qua, lần đầu tiên thị trường smartphone phải đối mặt với một cú "lao dốc" doanh số. Trong bối cảnh đâu đâu cũng bắt gặp những chiếc smartphone với thiết kế "tai thỏ" nhàm chán thì việc người dùng thờ ơ với thị trường cũng là điều dễ hiểu.
Dù xuất hiện nhiều sản phẩm nổi bật, thị trường smartphone toàn cầu đối diện với tình trạng tăng trưởng âm trong năm 2018
Tại thị trường Việt Nam, năm 2018 cũng chứng kiến sự biến mất của hàng loạt thương hiệu lớn trên kệ hàng của nhiều nhà bán lẻ. Theo chia sẻ của đại diện FPT Shop, Thế Giới Di Động, CellphoneS,... với truyền thông, nhiều mẫu smartphone đình đám đã không còn được họ phân phối trong vòng 2 năm trở lại đây. Việc chậm đổi mới công nghệ, thiết kế sao chép rập khuôn, chiến lược giá sai lầm,... đã khiến nhiều nhà sản xuất "sa chân" trong cuộc đua khốc liệt của thị trường di động Việt.
Năm 2018: Cạnh tranh nóng nhưng... nhàm
Samsung và Apple tiếp tục là những tên tuổi dẫn đầu, trong khi các hãng công nghệ đến từ Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, các hãng công nghệ dường như vẫn chưa thoát khỏi vòng xoáy về thiết kế, hiệu năng và trí thông minh nhân tạo (AI) na ná nhau, chưa có sự đột phá trong lòng người dùng.
Tuy nhiên, khi bối cảnh thị trường sa sút nghiêm trọng, vẫn có một số điểm sáng. Trong khi iPhone XS/XS Max vẫn tiếp tục với trào lưu "tai thỏ" đang dần mất đi vị thế, thì bộ đôi flagship của Galaxy S9 và Galaxy Note9 vẫn trung thành với khẳng định dấu ấn riêng với màn hình vô cực cùng các công nghệ dẫn đầu thị trường, tạo nên một "mảng xanh" ấn tượng trong bức tranh đầy "sắc đỏ" của làng công nghệ.
Samsung là nhà sản xuất hiếm hoi duy trì phong độ với sự khác biệt đến từ dòng Galaxy S
Kết thúc năm 2018, Samsung vẫn là nhà sản xuất di động đứng đầu thế giới, cả về doanh số (chiếm 19% thị phần) và độ phổ biến (chiếm 27% số smartphone đang được sử dụng theo báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu di động Newzoo). Điều này tiếp tục khẳng định chiến lược đúng đắn của Samsung trong việc "định chuẩn riêng, tạo khác biệt" giữa một thị trường đang dần bão hòa.
Năm 2019, kỳ vọng ở sự khác biệt
Sau một năm chững lại với hàng loạt smartphone thiếu đột phá, thị trường đang khao khát hơn bao giờ hết những nhân tố khác biệt rõ rệt. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ nói chung, thị trường smartphone 2019 có thể sẽ chứng kiến các xu hướng mới, làm thay đổi sự cạnh tranh nhàm chán.
Khi đã bỏ ra một số tiền lớn, đa số người dùng đều muốn sở hữu những thiết bị giúp họ nổi bật, không bị nhầm lẫn ngay cả khi nhìn thoáng qua. Với tâm lý này, Galaxy S10 có thể là lựa chọn trong tầm ngắm của rất nhiều người. Theo tin đồn từ nhiều tạp chí công nghệ, flagship mới của Samsung sẽ sở hữu màn hình tràn cả 4 cạnh, với phần viền mỏng đến vô hình cùng thiết kế camera "đục lỗ" lạ mắt.
Tin đồn về thiết kế tuyệt đẹp của Galaxy S10 liệu có thỏa mãn niềm hy vọng về một năm 2019 đầy khởi sắc của thị trường di động?
Sau hàng loạt cú phốt liên quan đến sai sót của bảo mật khuôn mặt, người dùng toàn cầu đang cần lắm một phương thức bảo vệ an toàn và tiện lợi hơn giữa thời đại mọi thông tin tài chính, riêng tư nằm hết trong điện thoại.
Nếu tin đồn là thật, Galaxy S10 cũng sẽ hóa giải nỗi lo trên bằng công nghệ quét vân tay siêu âm đi trước thời đại. Suốt nhiều năm liền, các thiết bị Galaxy S đã thay phiên nhau nắm giữ danh hiệu "Smartphone sở hữu camera tốt nhất", "Smartphone có thời lượng sử dụng ấn tượng nhất" nên người dùng hoàn toàn có quyền kỳ vọng vào những công nghệ nhiếp ảnh và pin mới trên mẫu điện thoại này.
"Bức tranh" doanh số smartphone toàn cầu năm 2018 đã gióng một hồi chuông cảnh tỉnh đến nhiều nhà sản xuất. Để không tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái, việc cần làm nhất là phải tạo ra bản sắc riêng, tương tự như những gì Samsung đã làm suốt nhiều năm qua.
Theo viet nam net
Samsung ra mắt RAM LPDDR5, tốc độ gấp đôi LPDDR4 Sau nhiều đồn đoán trước đó, cuối cùng Samsung cũng tung ra thị trường dòng RAM LPDDR5 với những cải tiến vượt trội, đặc biệt là có tốc độ truy xuất dữ liệu lên đến 6.400MT/s, cao gấp đôi thế hệ RAM LPDDR4. Gần hai năm sau khi dòng RAM LPDDR4x của Samsung ra mắt thị trường, vừa mới đây Hiệp hội Công...