Nhạc số và những nghịch lý
Việc nhóm HKT, Phạm Trưởng đứng đầu danh sách tải nhạc, nhạc chuông nhạc chờ của một nhà mạng trong năm 2011 đã khiến không ít người “ngã ngửa”. Thực tế, nhiều người sẽ còn “ngã ngửa” hơn nữa nếu biết số tiền mà những cái tên lạ hoắc này thu về trong năm là vài tỷ đồng.
Đây cũng là năm lên ngôi của nhạc số trên thế giới, khi doanh thu nhạc số tăng 8,4% còn doanh thu băng đĩa giảm 5% – theo số liệu của Nielsen và Billboard.
Không giống với xu hướng thế giới, theo một số đơn vị kinh doanh nhạc số tại Việt Nam, doanh thu trong năm 2011 lại giảm từ 10 – 20% so với năm trước. Sự sụt giảm này cũng cho thấy tại thống kê của Trung tâm bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC) với số tiền tác quyền thu về được trong năm khoảng 850 triệu đồng (đối với nhạc chuông) và gần 2,5 tỷ đồng (đối với nhạc trực tuyến trên các website). Tuy nhiên, sự sụt giảm được cho chỉ là một cú chững tạm thời, sau thời gian choáng ngợp vì sự mới mẻ của nhạc số của người nghe Việt Nam. Riêng với VCPMC, doanh thu giảm bởi nhiều ca sĩ đã chọn cách tìm đến thẳng với CP (đơn vị cung cấp nội dụng cho các mạng điện thoại) mà không qua đơn vị này.
Phạm Trưởng, một ca sĩ mới nhưng lại nằm trong top 3 ca sĩ có ca khúc được tải nhiều nhất.
Thực tế, nhạc số vẫn là miếng bánh cực kỳ béo bở ở hiện tại và tương lai, nếu không muốn nói là hoàn toàn đủ khả năng thay thế nhạc đĩa. Và theo đại diện một CP, thị phần nhạc chuông nhạc chờ tại các tỉnh cao hơn nhiều so với tại thành phố lớn. Đó cũng chính là lý do khiến bí quyết để “ăn” nhạc chuông nhạc chờ là phải có nhiều sô diễn tại tỉnh, và những cái tên xa lạ và liệt vào hàng “thảm họa” như HKT, Phạm Trưởng, Saka Trương Tuyền… trở thành những từ khóa hot được tìm kiếm nhất của nhạc số.
Theo đại diện của ca sĩ Nam Cường – người đứng trong top 3 ca sĩ có số người tải về (cùng HKT và Phạm Trưởng), số tiền ca sĩ này nhận được trong năm 2011 từ nhạc chuông nhạc chờ khoảng vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, con số nhà mạng thu về từ việc tải nhạc chuông nhạc chờ lên đến hàng tỷ, và với nhóm HKT là hàng chục tỷ đồng. Tùy theo hợp đồng và hình thức bán (thời gian bao lâu, độc quyền hay không độc quyền?…) sẽ quyết định tỷ lệ ăn chia giữa ca sĩ và các CP, giữa các CP và nhà mạng. Tuy nhiên, thường thì con số thực mà các ca sĩ nhận được là rất ít so với doanh thu thực tế mà nhà mạng đạt được. Bởi lẽ, các CP có thể giám sát được lượt tải của các nhà mạng, nhưng ca sĩ thì lại không. Con số mà ca sĩ biết được hoàn toàn phụ thuộc vào CP – một rủi ro không có khả năng kiểm soát.
Video đang HOT
Một điều đáng suy ngẫm khác là nếu như với các nước trên thế giới, nhạc trực tuyến được xem là xu hướng tương lai chứ không phải nhạc chuông nhạc chờ, thì tại Việt Nam, hiện tại nhạc trực tuyến vẫn là con số không to tướng: không doanh thu, không kiểm soát bởi do người nghe tự do đăng tải.
Theo Báo Đất Việt
Nhạc Việt: Sến-sang bất phân thắng bại
Trong năm 2011, các thảm họa V- pop bùng nổ với rất nhiều hình thức quái dị. Tuy nhiên, cũng có không ít những chương trình nghệ thuật đích thực ra đời.
Thảm họa V-Pop tái xuất
Không phải tới năm 2011 các ca khúc được coi là thảm họa V-Pop mới xuất hiện. Tuy nhiên, có lẽ đây là năm mà các thảm họa ra đời một cách ồ ạt nhất. Hàng loạt những cái tên như Phi Thanh Vân, Phương My, HKT, Lê Kiều Như, Vĩnh Thiên Kim...ra sức tác oai tác quái. Họ hát những ca khúc mà chỉ nghe tên thôi cũng đủ khiến không ít người sởn da gà, nào là Nàng kiều lỡ bước, Cấm trẻ em dưới 18 tuổi, Kiếp đàn bà thân xác đàn ông, Buông xuôi cho số kiếp, Người ấy và con cha phải chọn...hay độc hơn là những cái tên (có vẻ) mỹ miều như Tâm hồn vĩnh cửu, Huyền thoại tình yêu...
HKT có lẽ là thảm họa được nhắc tới nhiều nhất trong năm 2011
Điều đáng nói là nếu như trước đây, những thảm họa V-pop ra đời theo kiểu tự phát và nhỏ lẻ thì nay nó được lên kế hoạch cụ thể và có chiến lược rõ ràng. Nếu các thảm họa trước đây ra đời rồi nhanh chóng chết yểu thì nay nó là đòn bẩy đưa không ít người bước chân vào con đường ca hát chuyên nghiệp. Nhóm HKT, ngoài việc tung ra các ca khúc thảm họa còn gây chú ý với những phát ngôn chê bai nhóm nhạc Hàn Quốc có nhiều fan vào dạng bậc nhất Việt Nam - nhóm Suju. Sốc hơn nữa, họ còn kéo cả đại thi hào Nguyễn Du vào cuộc với những phát ngôn ngang ngược như: Cụ Nguyễn Du phải cảm ơn chúng tôi vì đã đưa nào Kiều vào âm nhạc hay: Nếu các bạn cho rằng đạo nhạc là có tội thì Nguyễn Du cũng có tội, các bạn cũng biết Truyện Kiều do Thanh Tâm Tài Nhân (người TQ) sáng tác nhưng Nguyễn Du đã "ăn cắp" tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân rồi biến thành của ông. Có thể gọi Nguyễn Du đã ĐẠO VĂN của Thanh Tâm Tài Nhân mà ĐẠO VĂN và ĐẠO NHẠC cũng giống nhau nên nếu đạo nhạc có tội thì đại thi hào Nguyễn Du cũng có tội".
Phi Thanh Vân khiến công chúng tẩu hỏa nhập ma với việc "Đọc những con chữ vô nghĩa trên nền những nốt nhạc bị loạn, bị méo hay lỗi về thu thanh"
Những phát ngôn ngông cuồng đó cùng với những ca khúc vô nghĩa đã giúp HKT từ một nhóm hát nhỏ tầm phủ sóng gói gọn trong các tỉnh miền Tây thì giờ đã đi diễn khắp các tỉnh trong cả nước. Phương My đã từng gõ cửa cuộc thi Vietnam Idol với lời nguyện ước được trở thành ca sĩ nhưng không thành, thế nhưng chỉ với MV Nói Dối, Phương My đã được rất nhiều người biết tới. Gần đây nhất, Karik với thảm họa Rắc rối còn bất ngờ vượt mặt hàng loạt ca sĩ khác như Văn Mai Hương, Phương Vy, Uyên Linh, V.Music để nhận giải MV xuất sắc nhất tại giải thưởng Video âm nhạc Việt Nam (VMVC) 2011.
Vietnam Idol không thể biến ước mơ làm ca sĩ của Phương My thành hiện thực nhưng thảm họa V-pop thì lại làm được
Cho tới thời điểm cuối năm, các thảm họa V-pop có vẻ như tạm thời yên ắng. Tuy nhiên, chẳng ai dám chắc là chúng đã bị dẹp hay đang tạm "nghỉ đông" và cũng chẳng ai biết được trong lần tái xuất tiếp theo, các thảm họa này sẽ còn tung ra các chiêu trò quái dị nào.
Tùng Dương - Lê Cát Trọng Lý gây tiếng vang khi xuất hiện trong Không gian âm nhạc
Show nghệ thuật: Liệu có chết yểu?
Xét về khía cạnh các hoạt động âm nhạc, Hà Nội vốn được đánh giá là nơi kém sôi động hơn so với Sài Gòn. Nếu người Sài Gòn có thói quen vào các buổi tối đi xem kịch, xem ca nhạc thì Hà Nội gần như chỉ có ngày cuối tuần. Không những thế, những hoạt động này cũng không thực sự nhiều. Tuy nhiên, điểm đáng mừng trong năm 2012 là tại Hà Nội đã xuất hiện những chương trình ca nhạc có tính nghệ thuật cao và mang tính chất định kỳ hàng tháng. Ban đầu là Music on the roof với sự chỉ đạo nghệ thuật của nhạc sĩ Huy Tuấn, tiếp đến là Không gian âm nhạc của đạo diễn Việt Tú...Những chương trình này ra đời thực sự đã được cả công chúng và giới chuyên môn háo hức đón nhận. Không gian âm nhạc đã tạo cơ hội cho khán giả được thưởng thức những giọng ca hàng đầu của Việt Nam như Tuấn Ngọc, Thanh Lam, Ngọc Anh, Thu Phương, Tùng Dương, Nguyên Thảo...Còn Music on the roof cũng khiến khán giả Hà Thành choáng váng với đêm nhạc Quê Nhà của nghệ sĩ người Pháp gốc Việt, người được coi là nhân vật quan trọng nhất của dòng nhạc world music trên thế giới - Nguyên Lê...Không hẹn mà gặp, các chương trình này đều có chung mục đích tạo cơ hội cho khán giả được NGHE ca nhạc một cách đích thực, nơi ca sĩ hát và tung hứng với ban nhạc.
Music on the roof "chơi sang" khi mời Nguyên Lê về Việt Nam biểu diễn
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là các chương trình ca nhạc này có vẻ như đang hoạt động không mấy suôn xẻ. Music on the roof chưa thấy có thêm đêm nhạc nào kể từ sau Quê nhà hồi tháng 7/2011. Không gian âm nhạc số 10 dự kiến diễn ra vào ngày 26 - 27/1/2012 cũng đã bị hoãn lại vô thời hạn. Trước đó, chương trình số 9 của Thu Minh - Phạm Anh Khoa đã bị rút ngắn xuống còn một đêm thay vì hai đêm như thường lệ.
Theo VNN
Trần Tuấn Lương lần thứ 2 nhận giải thưởng âm nhạc Bất ngờ vượt mặt đàn anh, ca sĩ trẻ Trần Tuấn Lương đoạt giải thưởng nam ca sĩ triển vọng 2011 của Zing Music Advard (ZMA). - Cảm giác của Lương như thế nào khi nhận giải thưởng ZMA lần này? Tất nhiên là rất vui và bất ngờ khi được sướng tên trong đêm trao giải. Bên cạnh đó Lương còn rất...