Nhạc sĩ Vinh Sử tiết lộ về cảm hứng sáng tác khi yêu
Tác giả được mệnh danh “ông vua nhạc sến” tiết lộ về chất xúc tác giúp ông viết nên những ca khúc “để đời”.
Trong số những ca khúc nằm trong kho gia tài sáng tác của mình, có một bài hát được ông viết từ khi còn là cậu bé con 9 tuổi. Nhớ lại, ông kể, ngày đó gia đình ông ở trong một khu xóm nghèo của thành phố, có rất nhiều cầu tre. Mỗi lần đi học về, ông thường đi theo các bạn gái qua cầu.
Một lần, đi không quen nên ông bị ngã xuống dưới mé sông. Chứng kiến cảnh này, cô bạn gái đi phía trước vừa thương vừa buồn cười cậu bạn, nhưng ngại ngần nên không hỏi han hay đoái hoài gì. Còn ông thi vừa xấu hổ, vừa buồn vì không được cô bạn kia hỏi thăm nên đành lủi thủi leo lên bờ rồi đi về. Thời gian sau đó, nhớ lại câu chuyện này, ông viết nên ca khúc “Cầu tre kỷ niệm”.
Ca khúc nào của nhạc sĩ Vinh Sử cũng có bóng dáng của một “bóng hồng”
Cũng theo lời kể của nhạc sĩ Vinh Sử, khi còn trẻ, ông có mối tình với một cô gái đẹp. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh nghèo khó của cả hai nên cô gái này sau đó đã nói lời chia tay ông để lấy chồng nước ngoài với mong muốn giúp đỡ gia đình. Quá đau khổ về cuộc chia ly này, ông viết nên ca khúc “Làm dâu xứ lạ”. Cô gái tiếp thep đến với ông sau đó lại là một người rất thích ăn quả trứng cá. Trong sân vườn của nhà cô cũng trồng loại cây này. Thời gian yêu cô gái này, mỗi lần đến nhà chơi mà mẹ cô không có nhà, ông lại trèo lên cây hái quả trứng cá cho bạn gái ăn. Những kỷ niệm ngọt ngào này được ông mang vào sáng tác “Nhành cây trứng cá”.
Đặc biệt, có một ca khúc đã giúp ông mới bước vào nghề sáng tác đã mua được cả chiếc xe hơi bằng tiền tác quyền cao chót vót. Đó là bài “Nhẫn cỏ cho em” được ông viết năm 17 tuổi. Ngày ấy, ông yêu thầm một người con gái, một mối tình cảm rất trong sáng và đầy lãng mạn. Nhiều lần đi chơi với nhau, muốn ngỏ lời nhưng mỗi lần định nói, ông lại ngập ngừng rồi thôi vì chẳng biết bắt đầu giãi bày tình yêu từ phía mình thế nào.
Có lần, cả hai hẹn nhau đi dạo công viên, ông cứ ấp úng mãi không dám tỏ bày, khi chuẩn bị ra về, ông cúi xuống bứt cọng cỏ kết thành chiếc nhẫn rồi đeo vào ngón tay cô bạn gái này mà không nói gì. Cô gái nhận chiếc nhẫn với tâm trạng vô cùng thích thú. Tình cảm này tuy không đi đến đâu nhưng lại là cảm xúc giúp ông sáng tác nên ca khúc “Nhẫn cỏ cho em”.
Video đang HOT
Nhạc sĩ Vinh Sử đã giới thiệu rộng rãi với khán giả gần 200 ca khúc nhạc “sến”
Một “bóng hồng” khác giúp ông viết nên sáng tác “để đời” là một phụ nữ người gốc Hoa. Cô gái này không chỉ đẹp mà còn rất giỏi, là chủ của một nhà hàng ăn uống tại TP.HCM. Cả hai “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” ngay từ khi mới gặp. Sau đó, tình cờ một lần cô nhìn thấy ông đi trên đường và chở phía sau một cô ca sĩ và dứt khoát đòi chia tay. Thời gian sau, ông cứ kiên trì đến nhà hàng của cô để ăn, thực chất là để được có cơ hội gặp và nói chuyện giải thích rõ ràng với cô. Song lần nào cũng thế, cứ nhìn thấy ông là cô lại quay lưng bỏ đi. Trở về trong nỗi buồn vô vọng, ông viết nên ca khúc “Đêm lang thang”.
Tác giả của hàng trăm bản nhạc “sến” thổ lộ, mỗi ca khúc mà ông đặt bút sáng tác đều gắn với một chuyện tình, có khi chỉ mới chớm rung động, có khi lại sâu sắc, ngọt ngào và cay đắng đều đủ cả. Tới giờ, số lượng ca khúc mà ông sáng tác rơi vào khoảng 200 bài.
Nhạc sĩ Vinh Sử với niềm vui mới khi ngồi “ghế nóng”
Ở tuổi 75, nhạc sĩ Vinh Sử giờ chỉ còn lại một mình sau khi đã đi qua cả một quãng đời với rất nhiều mối tình đáng nhớ. Thời gian gần đây, ông bất ngờ xuất hiện với vai trò giám khảo của một số chương trình ca nhạc. Chia sẻ về sự xuất hiện thú vị này, “vua nhạc sến” thổ lộ, ông từng nhiều lần từ chối lời mời tham gia các gameshow phần vì không có thời gian, phần vì ngại mình không biết nhận xét thế nào nếu làm giám khảo.
Bản thân nhạc sĩ Vinh Sử tự nhận mình viết nhạc, làm nhạc sĩ chứ “ca không hay” mà “đàn cũng dở” nên nếu đứng trước công chúng mà đưa ra nhận định, đánh giá về người khác, ông thấy ngại mà nhỡ lại đưa ra phát ngôn nào “động chạm”. Song, xuất phát từ lời mời chân thành của một cậu học trò, ông tặc lưỡi thử làm xem sao với suy nghĩ, ai hỏi gì thì mình trả lời nấy. Cũng từ chương trình đầu tiên này, ông không còn cảm thấy ngại với việc làm giám khảo nên nhận lời ngồi “ghế nóng” một vài sân chơi khác. Gần nhất là chương trình “Người kể chuyện tình ca”.
Nói thêm về cuộc sống hiện tại, nhạc sĩ Vinh Sử cho biết, mỗi tháng ông vẫn nhận được tiền tác quyền mà các sáng tác của mình đem lại. Số tiền có được, ông dùng để tự trang trải cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vị nhạc sĩ hào hứng kể, giờ ông cũng biết dùng mạng xã hội và thỉnh thoảng còn đặt hàng “online”, có khi chỉ để mua vài thứ lặt vặt, chủ yếu là các thiết bị về điện hay công nghệ.
Theo anninhthudo
Ca sĩ nào ở Việt Nam hát Bolero hay nhất?
Tại Việt Nam, ngày càng nhiều ca sĩ chuyển hướng hát nhạc bolero. Có điều để đánh giá ai là người hát hay và phù hợp với bolero nhất, lại không phải dễ và còn nhiều tranh cãi.
Giữa sự lên ngôi của nhạc trẻ, nhạc hiện đại, Bolero vẫn có chỗ đứng riêng, có sự đồng điệu sâu sắc với nhiều tầng lớp khán giả. Với ca từ giản dị, giai điệu sâu lắng khiến nhạc Bolero được nhiều người nghe và hát theo.
Nhưng cách dàn hơi, nhả chữ, chuyển giọng khi biểu diễn thể loại này lại là một thách thức với nhiều ca sĩ. Chính kỹ thuật dàn hơi và nhả chữ khi hát Bolero tạo nên ở mỗi ca sĩ phong cách khác nhau.
Người được khen hát ngọt ngào, truyền cảm, người được khen hát sáng tạo,cách tân. Mỗi ca sĩ có một lượng khán giả riêng, đánh giá hay dở ra sao cũng tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người.
Việc so sánh giọng ca nọ với giọng ca kia cũng được coi là "nhạy cảm", gây tranh cãi nên ít người đưa ra đánh giá.
Tuy nhiên mới đây, nhạc sĩ Vinh Sử - người được mệnh danh là "ông hoàng nhạc sến" đã đưa ra những nhận xét rất thẳng thắn về một số ca sĩ đang được nhiều khán giả yêu mến khi hát bolero.
Theo Vinh Sử, giọng hát của Lệ Quyên chỉ ở mức dễ nghe, chỉ nổi lên như một ca sĩ thị trường của dòng nhạc bolero.
Lần đầu tiên có một nhạc sĩ thẳng thắn đánh giá về giọng hát của Lệ Quyên chỉ ở mức dễ nghe chứ hát bolero không hay.
Vinh Sử cũng không đánh giá cao giọng hát của Đàm Vĩnh Hưng, dù năm 2017, anh tổ chức một liveshow về Bolero nhận được đánh giá cao của dư luận.
Tác giả "Nhẫn cỏ trao em" cho rằng, trong tất cả các giọng ca bolero, Quang Lê là người hát có nhiều cảm xúc, giàu chất trữ tình nhất. Còn nhiều ca sĩ trẻ hiện nay cố hát nhưng không ra chất bolero.
Năm 2017, hàng loạt sản phẩm âm nhạc về Bolero được giới thiệu đến công chúng. Hay có, dở có, đặc biệt, bất cứ nhận xét nào về bolero cũng gây tranh cãi. Chính vì vậy, ngay sau phát ngôn của nhạc sĩ Vinh Sử đã có nhiều ý kiến khác nhau.
Không ít người đồng tình quan điểm với nhạc sĩ Vinh Sử. "Đúng vậy, Lệ Quyên hát bolero mà nghe như sắt thép, chả có 1 chút trữ tình nào cả", "Những bài bolero qua giọng hát Lệ Quyên đôi khi bi thương quá đáng"... là các ý kiến của khán giả trước lời góp ý thẳng thắn của Vinh Sử.
Ở một góc độ khác, khi được chọn đảm nhận vị trí giám khảo trong một chương trình về Bolero và có ý kiến cho rằng không phù hợp, vì hát không ra chất bolero, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã "phản pháo" rằng: Anh và Lệ Quyên là hai trường hợp khá đặc biệt, từ giọng ca nhạc nhẹ chuyển sang hát bolero. Khán giả thấy lạ và đón nhận.
Những người quen cách hát bolero xưa có thể sẽ chê, còn những người thích cái mới, sự cách tân lại rất hâm mộ và đón nhận.
Theo Bích Hà (Lao động)
Nhạc sĩ Vinh Sử nặng lời chê cả Mr Đàm, Lệ Quyên Nhạc sĩ Vinh Sử nhận xét thẳng về hai ca sĩ hát Bolero nổi tiếng thời gian qua là Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên. Năm qua làng giải trí ồn ào với những liên quan tới dòng nhạc Bolero khi Tùng Dương nhận không ít chỉ trích vì cho rằng nghe Bolero là một sự thụt lùi từ các đồng nghiệp như...