Nhạc sĩ Vinh Sử: “Nhận định của Tùng Dương về Bolero quá tự cao tự đại”
Nhạc sĩ Vinh Sử cho rằng nhận định của Tùng Dương về Bolero cho thấy sự tự cao tự đại của nam ca sĩ. Ông nhắn nhủ: “Một ca sĩ phải có trình độ văn hóa để không phát biểu tầm bậy…”
Chỉ trong 3 năm, truyền hình thực tế Việt sản sinh rất nhiều cuộc thi riêng biệt về bolero: Solo cùng Bolero, Tình Bolero, Kịch cùng Bolero, Tuyệt đỉnh song ca, Thần tượng Bolero, Người hát tình ca, Tuyệt đỉnh song ca… Chưa kể, nhiều game show khác cũng sử dụng phần lớn các ca khúc nổi tiếng của bolero như Ban nhạc quyền năng, Thần tượng tương lai, Hát mãi ước mơ, Hãy nghe tôi hát… Sự “sống lại” của bolero đã lan tỏa rộng rãi đến mọi ngóc ngách của đời sống thường nhật. Không chỉ có game show, nhiều đêm nhạc bolero cũng nở rộ ở khắp các thành phố lớn. Ca sĩ đều chạy theo trào lưu để hâm nóng tên tuổi. Vậy, “sự trỗi dậy” của thể loại này đã tác động thế nào đến thị trường âm nhạc những năm qua? Những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của Bolero sẽ được mổ xẻ trong chuyên đề: Bùng nổ Bolero: Bước lùi của nhạc Việt?
Trước những tranh luận gay gắt xoay quanh việc Bolero hưng thịnh, tác động đến thị trường âm nhạc Việt Nam, nhạc sĩ Vinh Sử vốn được yêu thích bởi các sáng tác dung dị, cũng nêu cao quan điểm của mình.
Ông cho rằng nhận định của Tùng Dương về Bolero cho thấy sự tự cao tự đại của nam ca sĩ. “Một ca sĩ phải có trình độ văn hóa để không phát biểu tầm bậy. Bởi trong âm nhạc chỉ có nhạc lý cơ bản, đừng phân biệt để tạo sự kỳ thị không đáng có. Từ thập niên 1960, đất Sài Gòn đã có nhiều ca khúc Bolero nổi tiếng như Đập vỡ cây đàn, Căn nhà ngoại ô… Đến 50 năm sau những ca khúc đó vẫn được yêu thích, được hát tới hát lui. Như vậy đâu có nghĩa thụt lùi”, ông lập luận.
Nhạc sĩ Vinh Sử phản đối việc Tùng Dương chê Bolero thụt lùi.
Nhạc sĩ Vinh Sử nói thêm rằng chỉ có những người phát biểu như thế mới thụt lùi. Ông bảo âm nhạc là những tâm hồn nhạy cảm, nếu ca sĩ còn hát và khán giả vẫn còn nghe thì không nên nói thụt lùi. Tác giả Nhẫn cỏ cho em cũng khẳng định “50 năm sau bolero vẫn vậy”.
“Nếu hát opera thì cứ việc hát, nhưng đừng hỗn láo hoặc chống đối đám đông. Tôi, nhạc sĩ Vinh Sử, muốn hỏi Tùng Dương rằng trình độ âm nhạc của anh tới đâu mà nhận định Bolero thụt lùi?”, ông tuyên bố.
Tuy nhiên, nhạc sĩ Vinh Sử cũng thừa nhận diện mạo mới của Bolero đã ít nhiều khác thời trước. Ông chia sẻ mỗi thời mỗi khác nên khó đánh giá được cái nào hay hay dở. Nhưng ông nhận định: “Thập niên trước ca sĩ hát đúng chất bolero và cũng chất lượng hơn. Sau này có lai căng nên nghe thì lạ tai, nhưng chưa chắc đã hay bằng”.
Tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng nói rằng lỗi thuộc về những người thích đổi mới nhưng không tới, cho ra những bản phối không phù hợp. Việc nở rộ Bolero trên sóng truyền hình cũng do nhà sản xuất chạy theo xu hướng, dẫn đến việc những người không biết gì lại được giao chấm thi.
Đàm Vĩnh Hưng từng giúp nhạc sĩ Vinh Sử sửa nhà.
Nhạc sĩ Vinh Sử cho biết Bolero du nhập từ Tây Ban Nha. Ông tôn trọng giới trẻ trong nỗ lực làm mới Bolero nhưng “đừng chấm phá quá đáng”. Nhạc sĩ mong mỏi ca sĩ khi hát Bolero nên dành thời gian tìm hiểu xuất xứ ca khúc để “ca đúng tâm hồn, đừng phối khí mất chất”.
Video đang HOT
Bàn về việc Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng – hai ca sĩ được xem là đại diện của thế hệ mới hát Bolero, nhạc sĩ Vinh Sử nhận định mỗi người mỗi cách hát. “Ngày trước Ngọc Sơn ca nghe sầu muộn, giờ Lệ Quyên hát vẫn đúng nhưng không rên rỉ nhiều. Người trẻ ngày nay họ cũng buồn bã nhưng không quá ủy mị như xưa.
Như Quỳnh – Trường Vũ hát “Không giờ rồi” rất nhập tâm, vì họ chứng kiến được thân phận con người ngày đó. Nhưng Quang Lê – Lệ Quyên cũng hát ca khúc đó với một tâm thế khác, gương mặt của họ có vẻ kiên quyết thoát nghèo hơn. Thế hệ Chế Linh, Giao Linh hát để giãi tỏa nỗi lòng”, ông nói.
Ông cho biết giờ đây mình đã có cuộc sống dư dả nhờ Bolero.
Nhạc sĩ Vinh Sử khẳng định Đàm Vĩnh Hưng hay Lệ Quyên hát không làm biến tướng Bolero.
Trước sự hưng thịnh của Bolero những năm gần đây, cuộc sống của nhạc sĩ Vinh Sử cũng đổi chiều. Ngày trước ông sống trong ngôi nhà tạm bợ cùng với bệnh tật. Nhưng khi Bolero bùng nổ, ông sống dư dả nhờ tiền tác quyền. Ngôi nhà đã được sửa sang khang trang, ông bảo mình muốn gì ăn nấy, không phải khổ sở.
Thế nhưng, nhạc sĩ lại từ chối tiết lộ số tiền hàng tháng ông nhận được từ đơn vị bảo hộ tác quyền: “Nói ít thì họ tự ái, nói nhiều thì người ta ganh ghét”.
Nhạc sĩ Vinh Sử kể thêm thời điểm trước giải phóng, ông viết một ca khúc như Nhẫn cỏ cho em đã thu về mấy trăm triệu, tha hồ mua xe hoặc ăn chơi. “Nhưng giờ chỉ nhận về được 50 triệu đồng, hoặc cao nhất là 70 triệu không hơn”, ông nói thêm.
Trước nhận định nhạc Lam Phương văn minh, nhạc Vinh Sử rẻ tiền của Bảo Yến, ông thẳng thắn chia sẻ mình chỉ sợ quần chúng chê bai chứ không e ngại sự phê bình của giọng ca Đường xưa. “Từ trước đến nay, tôi có đụng chạm gì đến Bảo Yến. Cũng chưa bao giờ tôi nhờ cô ấy thu âm ca khúc nào cả. Những người đó tôi còn không ngó đến nên chẳng bận tâm hay trách móc gì”, ông nói.
Với nhạc sĩ, ông quan niệm âm nhạc không có rẻ tiền hay mắc tiền, chỉ có người nghe quyết định nhạc hay hoặc dở mà thôi.
Loạt bài Bùng nổ Bolero: Bước lùi của nhạc Việt? được đăng tải hai tuần qua tại mục Giải trí – Âm nhạc đã gây hiệu ứng sâu rộng tới cộng đồng nghe nhạc cả nước. Rất nhiều tranh luận đã nổ ra, khơi mào là ca sĩ Tùng Dương và sự đáp trả của Đàm Vĩnh Hưng, ông hoàng nhạc Việt đương thời, người được cho là đã mang lại sức sống mới cho Bolero trong giai đoạn hiện nay. Để kết thúc những tranh luận trái chiều về Bolero, chúng tôi xin nhắc lại ý kiến của danh ca Bảo Yến: “Mặc dù Boléro vẫn còn tồn tại nhưng cũng không còn vinh quang như thời xưa (giai đoạn 1960-1975) nữa. Hãy để Boléro có sự tự do, nó sống hay chết là tùy theo số phận của nó. Chắc chắn sẽ đi theo qui trình lịch sử, chúng ta không thể biết được, cũng không có quyền can thiệp”.
Theo Danviet
Gameshow bolero nở rộ: Mời sao ngồi ghế nóng chỉ để hút người xem?
Việc Hoài Linh chấm thi bolero từng gây nhiều tranh cãi khi danh hài không am hiểu về thể loại nhạc này. Tuy nhiên theo Đàm Vĩnh Hưng, nhà sản xuất cần có nghệ sĩ thu hút khán giả để đảm bảo quảng cáo.
Bolero là điệu nhạc Mỹ Latin du nhập vào miền Nam từ thập niên 1950 và phát triển mạnh mẽ đến thời kỳ sau giải phóng đất nước. Tuy nhiên, vào thập niên 1990, nhạc trẻ phát triển và kéo dài thời hoàng kim đến giữa những năm 2000. Điều đó khiến thể loại bolero bị ảnh hưởng, dần rơi vào lãng quên vì không còn phù hợp với thị hiếu thời đại.
Thế nhưng, từ năm 2014 đến nay, bolero dần "sống" lại và trở thành "món ăn" tinh thần trong lòng công chúng yêu nhạc. Lý giải điều này, nhiều người cho rằng do quá ngấy EDM hoặc quá nhàm chán với các giai điệu của pop ballad nên người nghe tìm đến bolero để thay đổi hương vị.
Các cuộc thi bolero thu hút thí sinh với số lượng lớn.
Sức lan tỏa rộng rãi của bolero ở thị trường nhạc Việt
Chỉ trong 3 năm, truyền hình thực tế Việt sản sinh rất nhiều cuộc thi riêng biệt về bolero: Solo cùng Bolero, Tình Bolero, Kịch cùng Bolero, Tuyệt đỉnh song ca, Thần tượng Bolero, Người hát tình ca, Tuyệt đỉnh song ca... Chưa kể, nhiều game show khác cũng sử dụng phần lớn các ca khúc nổi tiếng của bolero như Ban nhạc quyền năng, Thần tượng tương lai, Hát mãi ước mơ, Hãy nghe tôi hát...
EDM thời kỳ đầu du nhập cũng có cuộc thi The Remix nhưng từ mùa thứ 2 hiệu ứng đã không còn. Trong khi đó, bolero là thể loại đặc biệt khi có nhiều cuộc thi riêng biệt.
Lệ Quyên là ca sĩ được yêu thích và đắt show nhất nhì ở thể loại bolero.
Sức ảnh hưởng của bolero còn lan tỏa sang các cuộc thi vốn chỉ dành cho giới trẻ như Vietnam Idol Kids, The Voice... Trong đó, ở Giọng hát Việt có tiêu chí không hát bolero, nhưng một thí sinh đã sử dụng bản phối hiện đại cho ca khúc Thành phố buồn. Điều này làm dấy lên làn sóng tranh cãi kịch liệt.
Sự lớn mạnh của bolero giúp các ca sĩ của thể loại này ngày càng đắt show hơn như Ngọc Sơn, Lệ Quyên, Quang Lê, Phi Nhung... Những ca sĩ hải ngoại đổ xô về Việt Nam ca hát vì trào lưu bolero nở rộ như Chế Linh, Giao Linh, Phương Dung, Ý Lan, Mạnh Quỳnh, Mạnh Đình... Không chỉ vậy, qua truyền hình thực tế, Việt Nam có thêm nhiều giọng ca trẻ mới nổi như Quý Bình, Thu Hằng, Tố My, Hà Vân. Trẻ hơn còn có Phương Mỹ Chi, Trung Quang, Hồ Văn Cường.
Nghệ sĩ chấm thi bolero đòi hỏi chuyên môn ra sao?
Trước sự nở rộ về game show chuyên bolero, đã làm phát sinh vấn đề: ai đủ khả năng để ngồi ghế nóng cuộc thi đó? Trước đây, dư luận từng xôn xao chuyện nghệ sĩ Việt ngồi nhầm chỗ khi liên tục có mặt ở ghế nóng các chương trình mà chuyên môn không liên quan đến họ. Phát ngôn của nhạc sĩ về việc "Hoài Linh biết gì mà chấm thi bolero" càng khiến đám đông tranh cãi.
Danh ca Giao Linh biết ơn Đàm Vĩnh Hưng vì anh đã góp phần làm sống lại thể loại này.
Trao đổi với danh ca Giao Linh, bà nói rằng làm giám khảo nhất định phải rành về nhạc bolero. "Tôi nghĩ không ai phù hợp hơn là nhạc sĩ viết dòng nhạc bolero, bởi chỉ có họ mới thẩm thấu sâu sắc ý nghĩa bài hát và nói lên ý kiến một cách chân thực.
Ai chưa từng hát bolero mà làm giám khảo thì chỉ có đóng góp ý kiến, chứ bảo diễn tả tâm trạng hay ca từ thì họ làm không được. Nhất định phải có nhạc sĩ chuyên viết bolero, nếu không mời họ được lần này thì cũng lần khác, như vậy mới đủ sức thuyết phục", "Nữ hoàng sầu muộn" nhấn mạnh.
Bà nói thêm rằng nhiều giám khảo không có sở trường hát bolero, bởi họ theo đuổi dòng nhạc như tango, slow... thì không hiểu được chất bolero da diết thế nào.
Cùng quan điểm với Giao Linh, nhạc sĩ Vinh Sử đưa ý kiến: "Giám khảo phải có uy tín để huấn luyện thí sinh. Nhịp 4:4 của bolero không khó, chỉ cần biết âm độ, cường độ để không bị trật. Am hiểu về bolero không phải điều gì quá dữ dội, nhưng không thể nói chung chung với đôi ba lời nhận xét.
Người chấm thi mà nói khán giả không hiểu bolero là gì thì kỳ cục lắm. Người hâm mộ cũng thường gọi điện than phiền với tôi rằng vì sao vị giám khảo này không biết nhạc bolero, chấm thì trật lất mà chương trình nào cũng ngồi ghế nóng".
Nhạc sĩ Vinh Sử khẳng định ông không có ý chê bai Hoài Linh như một bài báo từng viết.
Thế nhưng, dù có hơn 50 năm viết nhạc nhưng tác giả Gõ cửa trái tim lại khẳng định ông sẽ không nhận lời làm giám khảo bất kỳ cuộc thi bolero nào. "Vì nó đòi hỏi nhiều thứ, tôi sợ mình thành trò cười cho người khác. Tôi không đủ khả năng đưa một người bình thường lên hàng ngôi sao. Hơn nữa,vì đòi hỏi nhiều thứ, sợ thành trò cười cho người khác. Tôi viết bolero nên quen biết nhiều người, họ sẽ tới nhà biếu quà cáp, nhờ giúp đỡ họ hoặc con cháu nên tôi không bao giờ làm giám khảo", ông bộc bạch.
Trái ngược với quan điểm của 2 tên tuổi kể trên, Đàm Vĩnh Hưng đưa ra góc nhìn khác: "Tiêu chí mỗi cuộc chơi khác nhau. Nếu trong một cuộc thi, đã có 2 ca sĩ rồi thì cần thêm một người có am hiểu sâu sắc về bolero. Bởi dù thế nào nhà sản xuất cũng cần phải có quảng cáo để chi trả cho nhiều thứ, nên họ mới cần đến nghệ sĩ để thu hút người xem. Tất cả đều hoạt động dựa trên mắc xích logic.
Nhưng nói thật, người có sức ảnh hưởng mạnh đến bolero ngồi đó cũng không làm thí sinh hát hay hoặc dở hơn được. Có nhiều người giỏi nhưng độ hot của họ không còn nữa, người ta cần ai đó để thu hút khán giả xem chương trình. Điều đó rất quan trọng, hãy làm nhà sản xuất đi mới hiểu cảm giác của người ta. Cục diện vốn đã thế rồi".
Theo Danviet
Bảo Yến: "Nghệ sĩ học cao có xu hướng đố kỵ Bolero" Danh ca cho rằng từ xưa, nhiều nhạc sĩ học cao đã có xu hướng đố kỵ Bolero vì họ không chạm được đến trái tim người nghe nhạc như Bolero đã làm. Chỉ trong 3 năm, truyền hình thực tế Việt sản sinh rất nhiều cuộc thi riêng biệt về bolero: Solo cùng Bolero, Tình Bolero, Kịch cùng Bolero, Tuyệt đỉnh song...