Nhạc sĩ Trần Tiến hát “Không gục ngã” sau tin đồn qua đời vì bạo bệnh
Chỉ vài ngày sau tin đồn thất thiệt qua đời vì bạo bệnh, sáng 22-1, nhạc sĩ Trần Tiến xuất hiện ở Hà Nội để thông tin về một liveshow lớn của ông và cố nhạc sĩ Thanh Tùng mang tên “Chuyện tình”, dự kiến diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội vào ngày 7 và 8-3 tới. Sự xuất hiện của nhạc sĩ Trần Tiến tại Hà Nội đã xóa tan đi những nghi ngờ, lo lắng về bệnh tình của ông.
Tươi cười và hóm hỉnh, ông đã tự mình chia sẻ với báo chí về ca khúc mới “Không gục ngã” – bài hát mà ông đùa gọi là “bệnh nhân ca”, được ông viết trong những ngày đang chiến đấu với bạo bệnh.
“Nhờ chính bài hát này, tôi đã cố gắng ngồi dậy không thể hèn được. Và tôi đã dậy, đã đi, tập đi, tập chạy”, nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ.
“Tôi cố gắng nhấc người lên để có thể đứng dậy. Giai điệu đầu tiên bật lên trong tôi là: Đứng dậy, đứng dậy thôi/ Bao nhiêu năm qua ta không gục ngã, đứng dậy hãy vượt qua/ Bao nhiêu năm ta không sống đớn hờn …”, nhạc sĩ Trần Tiến hát.
Nhạc sĩ Trần Tiến không ngại ngần chia sẻ câu chuyện chiến đấu với bạo bệnh
Ông kể bài hát được ông viết trên laptop, tự hát, tự phối khí và chính nhờ bài hát này ông đã cố gắng ngồi dậy, không thể hèn được.
Video đang HOT
“Và tôi đã dậy, đã đi, tập đi, tập chạy. Ba tháng nay, mỗi ngày, tôi chạy 3 vòng, mỗi vòng 600m. Tôi tập các khí công khác để lấy hơi để hát, để có sức đọ tay, để đủ thông minh, đủ tỉnh táo để sáng tác, nói chuyện với truyền thông”, nhạc sĩ Trần Tiến hài hước cho biết.
Và trong đêm nhạc “Chuyện tình” sắp tới, “Không gục ngã” sẽ được chính thức cất lên với giọng ca của cháu gái ông, ca sĩ Trần Thu Hà.
Nhạc sĩ Trần Tiến và cố nhạc sĩ Thanh Tùng bắt đầu cho chuỗi âm nhạc “Chuyện tình” bằng những bản tình ca bất hủ của mình.
Nhạc sĩ Trần Tiến kể vui, trước đây, nhạc sĩ Thanh Tùng từng rủ Trần Tiến làm đêm nhạc chung, nhưng Trần Tiến nói do “mê tín” không muốn “Tiến Tùng” thành “túng tiền”, hẹn sau này sẽ có người làm đêm nhạc cho. Giờ đây, nhạc sĩ Thanh Tùng không còn, nhưng âm nhạc của ông vẫn sống và được khán giả yêu mến.
Với mỗi người nghệ sĩ, bài hát là khuôn mặt của mình. Nên tôi chỉ mong nhân dân quan tâm đến bài hát của mình thôi, nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ
“Với mỗi người nghệ sĩ, bài hát là khuôn mặt của mình. Nên tôi chỉ mong nhân dân quan tâm đến bài hát của mình thôi. Tôi không muốn xuất hiện trước truyền thông nhiều vì mình làm con người thì sướng hơn siêu sao. Sao rồi cũng vụt tắt. Khi khán giả quan tâm tới tôi, tôi chỉ mong họ quan tâm đến những bài hát để những sáng tác của tôi làm sao cho các bạn nghe vẫn thấy nó khỏe, trẻ. Còn sức khỏe của tôi thì nó là câu chuyện sau bài hát”, nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ và ông cũng tiết lộ sẽ hát trong liveshow đặc biệt này.
Có một "gã du ca" Trần Tiến
Phim tài liệu "Màu cỏ úa" dài khoảng 80 phút, khắc họa chân dung nhạc sĩ Trần Tiến - người nghệ sĩ tài hoa, được mệnh danh là gã du ca nước Việt đi qua thời chiến và thời bình đã chính thức công chiếu.
Chiêm nghiệm và phiêu linh
Phim "Màu cỏ úa" ghi chép lại những tự sự, tâm tình, sự chiêm nghiệm và những khoảnh khắc phiêu linh cùng âm nhạc của NSND Trần Tiến. Trailer phim mở đầu bằng lời của Trần Thu Hà - cháu gái nhạc sĩ Trần Tiến: "Hà Nội của tôi và của chú Tiến là những ám ảnh dai dẳng. Ký ức về mẹ, về gia đình, về bạn bè cũ, về những câu chuyện ngốc nghếch của tuổi trẻ. Vì ngốc nghếch, không trọn vẹn, nên mãi còn đó".
Nữ đạo diễn Lan Nguyên là người dẫn truyện xuyên suốt 80 phút của phim. Qua lời tự sự của cô, chân dung gã du ca nổi tiếng hiện ra bằng câu hóm hỉnh: "Chào ống kính". Sau lời chào, những tự sự của một người không lớn lên từ bão tố, trong chiến tranh, mà lớn lên trong chính nỗi cô đơn được khắc họa qua nhiều góc quay mang đậm màu sắc đời sống đương đại lẫn hoài niệm. Bộ phim có bối cảnh ở nhiều tỉnh thành như Hà Nam, Hà Nội, Quảng Bình, Lâm Đồng..., đều là địa danh đã in dấu chân du ca của Trần Tiến. Phim còn là những lời tự sự về chiến tranh, về Hà Nội và về biển - ba chất liệu ảnh hưởng đến con người Trần Tiến và âm nhạc của ông.
Câu chuyện trong phim "Màu cỏ úa" được xây dựng bằng hình ảnh đan xen các cuộc phỏng vấn giữa nhạc sĩ Trần Tiến với nhà làm phim, các cuộc hội ngộ âm nhạc của Trần Tiền với bạn bè lão niên, những hậu bối và cả những thước phim tư liệu ghi lại cảnh ông ca hát, gặp gỡ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vài chục năm trước. Bên cạnh đó, phim lưu lại góc nhìn về Trần Tiến từ vài người đồng đội từng cùng ông vào sinh ra tử trong cuộc chiến, của con gái và cháu gái của ông - diva Trần Thu Hà. Bộ phim tràn ngập chất nhạc, tiếng đàn, giọng hát của nhạc sĩ Trần Tiến, cũng như những nghệ sĩ trẻ dành tình yêu, sự thấu hiểu với âm nhạc của ông. Trong phim, nhiều ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trần Tiến như: Tạm biệt chim én, Mặt trời bé con, Vết chân tròn trên cát,...được cất lên với nhiều phần trình bày mộc mạc và gần gũi.
Xem "Màu cỏ úa", khán giả vẫn thấy "gã du ca" Trần Tiến hết sức giản dị, phóng khoáng nhưng cũng đầy trầm tư. Dù là hình ảnh hiện tại hay quá khứ, nhạc sĩ Trần Tiến đều mặc áo thun, quần kaki hay quần jeans, đội mũ beret, ôm guitar ngao du khắp mọi miền đất và thỏa sức hát ca. Ban đầu, khán giả có thể hơi "sợ" khi nom sắc mặt ông hơi khó tính nhưng khi nhắc đến âm nhạc, ông trở nên tươi tỉnh, cởi mở và thân tình, thậm chí sẵn sàng dốc hết gan ruột mà tâm sự.
Hình ảnh nhạc sĩ Trần Tiến giản dị, gần gũi trong phim "Màu cỏ úa". Ảnh: Đoàn làm phim
Gã du ca phóng khoáng, yêu tự do
Nhạc sĩ Trần Tiến "tóm" gọn cuộc đời âm nhạc của mình bằng giọng đầy hóm hình, tếu táo: "Tiền vận, tôi như con chó đói rách ở Hà Nội. Trung vận, tôi viết bài nào bị cấm bài đó. Thế mà hậu vận, tôi được phong anh hùng lao động".
Trong phim, chúng ta thấy nhạc sĩ Trần Tiến phiêu du cùng âm nhạc trong những đêm diễn chuyên nghiệp và cả ở những buổi biểu diễn có sân khấu dựng sơ sài bên bờ biển hay những buổi đàn hát ngẫu hứng ở quán nhậu vỉa hè. Nhạc sĩ Trần Tiến tự nhận mình là gã du ca can đảm và yêu tự do. Ông chẳng bao giờ câu nệ sân khấu hào nhoáng hay bình dân. Chỉ cần có cây đàn và bạn hữu là ông viết và cất lên tiếng hát của trái tim. Chính dự bình dị, dân dã này mà khán giả nhiều thế hệ luôn dành cho ông sự yêu thương, kính trọng. Những ca khúc của ông vì thế cũng đi sâu vào trái tim khán giả, nghe và nghiện tâm tình của vị nhạc sĩ tài ba qua ca từ, giai điệu của ông.
Yêu mến, kính trọng nhạc sĩ Trần Tiến, cùng chung tình yêu với âm nhạc nên những ca sĩ tài năng thế hệ con cháu nhạc sĩ Trần Tiến như Lê Minh Sơn, Hà Trần, Tấn Minh, Đoan Trang cũng chẳng ngại mấy nơi dân dã. Chỉ cần có người thầy của mình, bạn hiền của mình và âm nhạc cất lên là họ sẽ cháy hết mình cùng các ca khúc của người tiền bối. Họ hát cùng nhau, trao đổi những câu chuyện về nhạc và đời, ôn lại bao kỷ niệm đáng nhớ về vị nhạc sĩ gạo cội. Đối với lứa ca sĩ trẻ hát nhạc của mình, nhạc sĩ Trần Tiến vừa chân tình nhưng cũng đầy nghiêm khắc khi hướng dẫn, chỉnh sửa cách hát cho họ.
Miệt mài theo chân nhạc sĩ Trần Tiến trong 5 năm, với 15 đợt quay, nữ đạo diễn Lan Nguyên cùng ê-kíp của mình đã chinh phục vị nhạc sĩ khó tính trong âm nhạc bằng những tình cảm vô tư, chân thành nhất. Nhờ đó, trong những câu chuyện, nhạc sĩ Trần Tiến dốc bầu tâm sự hết nỗi lòng mình, chẳng câu nệ bất cứ điều gì. Những thước phim "Màu cỏ úa" vì thế cũng hiện lên đầy chân thật, sinh động và gần gũi, giúp khán giả hiểu hơn về con người, âm nhạc của nhạc sĩ Trần Tiến để thêm yêu, thêm trân trọng người nghệ sĩ đầy vô tư, phóng khoáng, rất tình người của âm nhạc Việt Nam.
Nếu Văn Cao là "trời cho", Trịnh Công Sơn là "tâm cho" thì Trần Tiến là "đời cho" Nói về nhạc sĩ Trần Tiến, nhạc sĩ Thụy Kha cho rằng: "Nếu Văn Cao là "trời cho", Trịnh Công Sơn là "tâm cho" thì Trần Tiến là "đời cho". Ông viết rất đời, rất thật và dùng chính những trải nghiệm trong cuộc đời của mình để viết nên những bản nhạc". Từ nhiều năm nay, nhạc sĩ Trần Tiến luôn vắng...