Nhạc sĩ Quốc Trung: ‘Tôi chưa có bằng đại học’
“Sự thật 100% nay lần đầu tiết lộ với bạn. Tôi nói thật là tôi chưa có bằng đại học vì tôi vẫn còn nợ môn chính trị!”, giám khảo “Vietnam Idol 2012″ nói.
- Người ta bảo “gà” của nhạc sĩ Quốc Trung – ca sĩ Uyên Linh đang bị đuối dần. Anh nói sao?
- Trước tiên tôi muốn nói rằng tôi luôn tôn trọng những người cộng tác với mình, bởi họ sẽ không bao giờ làm tốt nếu họ không thích hoặc không bao giờ phát huy hết khả năng nếu họ không thấy thoải mái. Tôi lại phải nhắc lại là Việt Nam của mình cứ hay quy chuẩn nghệ sĩ là phải luôn luôn xuất hiện trên báo. Nói thật tôi cũng thấy ngượng – rất ngượng với bản thân tôi bởi ngoài những dự án của mình thì nào Vietnam Idol, dính vào cả Thanh Lam, The Voice nữa…
Thật ra chỉ người nghệ sĩ họ mới tự biết rằng mình có thực sự “chững” hay “đuối”, bởi tôi thấy ở Việt Nam, dự án nào cũng thấy thành công.
- Anh đang “ám chỉ” truyền thông? Theo anh, phải chăng truyền thông cũng có lỗi?
- Tôi nghĩ là do truyền thông một phần. Chúng ta chưa có những người đánh giá âm nhạc một cách uy tín như những người phê bình âm nhạc. Thực ra, các bạn nhà báo được quyền nói, còn nói ở phương diện người nghe để đánh giá một dự án âm nhạc cũng như chất lượng một chương trình âm nhạc thì chúng ta gần như chưa có. Nói thế thôi, chúng ta cũng cần những người có sự định hướng đối với công chúng. Nhiều khi tôi thấy các bạn nhà báo một phần vì nể nang nghệ sĩ quá (cười).
- Có một thực tế thế này, fan hâm mộ anh ở các chương trình truyền hình thực tế lại nhiều hơn là fan hâm mộ những sản phẩm, dự án âm nhạc của anh?
- Cái gì cũng có mặt trái của nó. Tôi xin thú nhận với bạn là tôi chưa bao giờ dám nhận là mình có fan âm nhạc theo đúng nghĩa. Còn lý do tôi nhận làm giám khảo một số chương trình truyền hình thực tế là bởi tôi có những mối quan hệ với nhà sản xuất. Chương trình vui, gặp nhau giải trí, trong điều kiện sắp xếp được thì tôi tham gia. Hơn nữa, có thể từ những chương trình đó, tôi có thêm một đối tượng khán giả. Họ thích mình, có thể dẫn dụ họ đến với âm nhạc của mình. Vì âm nhạc nó là cảm tính, ví dụ họ quý tôi rồi, họ có thể nghĩ “cái gì ông Trung này làm chẳng hay”. Còn để nổi tiếng, đôi khi tôi thấy nó “trơ trơ” thế nào ấy.
- Lại nói về fan, cách đây vài tuần, sau những phát biểu thẳng thắn về Uyên Linh, thân phụ của anh – NSND Trung Kiên bị dư luận phản bác. Thực ra anh có đồng tình với những ý kiến của bố mình? Có bao giờ anh hỏi bố trong việc định hình phong cách thậm chí là nhờ dạy nhạc cho Uyên Linh vì NSND Trung Kiên vốn là một nhà giáo?
Video đang HOT
- Việc bố tôi nói không có gì sai cả, bởi khi đó tôi và Uyên Linh chưa ký kết hợp đồng gì, tôi đã dẫn cô ấy gặp bố tôi để ông kiểm tra xem hát như thế nào. Một người không học thì rất khó khăn. Ngay cả làm việc với Linh ở dự án album đầu tiên tôi cũng gặp những khó khăn bởi Linh không có kỹ thuật, hát hoàn toàn bằng bản năng.
Nếu trên sân khấu đòi hỏi cảm xúc, thì trong thu âm nó đòi hỏi phải kỹ thuật trau chuốt. Có những bài hát thu cả tuần lễ, đến phòng thu rồi lại đi về. Điều đó hoàn toàn đúng.
Tôi nghĩ chúng ta nên tự tin để thành thật. Mình không có điều này nhưng mình sẽ phải cố gắng nhiều hơn. Mình không được học mình sẽ phải làm việc nhiều hơn những người khác, mình không đạt được những thành công không có nghĩa là mình không có mục đích. Tất nhiên, mỗi người có một cách học riêng, nhưng tôi tiết lộ với bạn một điều là anh Nguyên Lê chưa học trường nhạc nào mà tự học qua sách vở…
Tôi thấy chúng ta cứ sợ rằng chúng ta không được đào tạo. Thậm chí chúng ta cứ hay quan trọng danh hiệu NSƯT, NSND. Tôi nói thật là tôi chưa có bằng đại học vì tôi vẫn còn nợ môn chính trị. Sự thật 100% nay lần đầu tiết lộ với bạn.
- Nhân việc Quốc Trung nhắc đến nghệ sĩ Nguyên Lê, tôi muốn biết làm thế nào để anh mời được nghệ sĩ Nguyên Lê cùng hai nghệ sĩ nổi tiếng thế giới khác là Dhafer (Tunisia) và Rhani Krija (Ma Rốc/Đức) tham gia trong dự án “Nguồn cội” của mình?
- Việc tôi gặp nghệ sĩ Nguyên Lê như một cái duyên. Từ anh, tôi biết đến hai nghệ sĩ quốc tế là Dhafer và Rhani. Giữa chúng tôi chủ yếu đều trao đổi công việc qua email là chính. Năm ngoái khi anh Nguyên Lê về Việt Nam biểu diễn cùng Tùng Dương, tôi được trực tiếp làm việc một cách cụ thể hơn về dự án hợp tác của Nguồn cội. Sau đó, tôi cũng đã sang Pháp để có những buổi làm việc với anh Nguyên Lê để thống nhất mọi việc cho thật cẩn thận.
- So với “Đường xa vạn dặm” từng để lại những ấn tượng tốt trong giới làm nhạc thì dự án mới này anh gặp những khó khăn nào?
- Thực ra khi tôi làm Đường xa vạn dặm dễ dàng hơn vì “của nhà trồng được” – nghệ sĩ là người Việt Nam. Còn khi làm việc với các nghệ sĩ nước ngoài, họ chỉ có một tuần vừa tập, biểu diễn, thu âm thậm chí dành cả buổi để đi chơi cùng nhau ở Hạ Long. Tất cả những việc đó mình phải làm rất chuyên nghiệp. Các nghệ sĩ quốc tế nhiều người rất chi tiết. Ví dụ nghệ sĩ người Tunisia đòi ghế ngồi thế nào, loa ra làm sao… cho show đầu tiên mang tên Khởi nguồn diễn ra vào ngày 1/9 tới tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.
- Dự án âm nhạc mới của anh “kén” khán giả. Anh làm show có sợ “lỗ” không?
- Ở Việt Nam hay bị quy chuẩn. Các ca sĩ trẻ làm show chưa đủ khả năng, vốn liếng cho bản thân nên phải mời rất nhiều nghệ sĩ tham gia, rồi hát nhép… trong khi ở nước ngoài họ không làm vậy. Họ hát những cái người ta có hay người ta biết đối tượng là ai. Sự cộng hưởng có đủ để người ta làm chương trình ở sân vận động hay chỉ ở nhà hát nào đó hay không? Còn người ta đủ điều kiện nhưng vẫn chỉ tổ chức ở nhà hát 500 khách và người ta đủ tự tin. Điều quan trọng là nhà sản xuất họ biết bán được vé của 500 chỗ thu được bao nhiêu tiền, không phải lấy tiền túi ra làm show.
Bạn biết đấy, khi nhà sản xuất họ biết là lỗ vốn, người ta sẽ không làm tới tận cùng chất lượng. Người ta cứ bảo làm là vì đam mê, cái đó chỉ là duy lý trí thôi, còn mình phải biết là mình làm show này mình được cái gì và bỏ như thế đã xứng đáng chưa. Tôi bảo làm show là lỗ, có cảm giác như tôi vô trách nhiệm với sản phẩm của mình.
Theo Vietnamnet
Cơ hội nhân đôi cho sự nghiệp rộng mở
Trong xã hội tri thức và công nghệ phát triển không ngừng như hiện nay, một nền tảng tri thức vững vàng cùng tấm bằng đại học uy tín sẽ là hành trang vững chắc cho những bạn trẻ chuẩn bị bước vào cuộc hành trình chinh phục những ước mơ thành đạt và khẳng định bản thân.
Chúng ta đang sống trong một "thế giới phẳng", nơi mà mọi ranh giới đang dần được xóa bỏ bởi xu hướng hội nhập quốc tế. Việc bạn nắm giữ hai tấm bằng đại học - một trong nước, một quốc tế - lại càng là một lợi thế trong cuộc đua hướng tới thành công trong tương lai. Khi sở hữu hai tấm bằng này, bạn không những có kiến thức thu lượm được từ quê hương mà còn được tiếp cận, cập nhật những tri thức mà các bạn bè năm châu đang từng ngày trải nghiệm.
Nhằm tạo cơ hội cho sinh viên Việt Nam được tiếp cận với nền giáo dục phát triển vào bậc nhất thế giới, Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - Trường ĐH FPT đã phối hợp với Đại học Greenwich (vương quốc Anh) tổ chức chương trình Bridge2B (Bridge to Bachelor).
Đại học Greenwich, Anh quốc là một đại học quốc tế đã có mặt ở trên 100 quốc gia.
Đây là Chương trình học văn bằng 2 về Quản trị kinh doanh (QTKD) dành cho sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng, Advanced/Higher Diploma hoặc đang học đại học từ năm 3 trở lên. Chương trình được tổ chức học tập trung trong 1 năm, trang bị đầy đủ cho sinh viên kiến thức, kỹ năng về QTKD.
Kiến thức hiện đại - Kỹ năng chuyên nghiệp
Đại học Greenwich, vương quốc Anh, là một trường đại học quốc tế với sinh viên và các cơ sở có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới. Hiện nay Greenwich đã có gần 3.000 sinh viên quốc tế, tại hơn 100 quốc gia. Với mục đích mang lại cho các sinh viên Việt Nam cơ hội học tập tốt nhất, Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - Trường Đại học FPT đã liên kết với Đại học Greenwich triển khai Chương trình học chuyển tiếp (Bridge2B). Chương trình tập trung vào kiến thức năm cuối đại học dành cho sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng/Higher Diploma hoặc sinh viên đang học đại học năm 3,4. Chương trình Bridge2B khai giảng 3 khóa/năm vào các tháng 1, 5 và 9.
Chương trình đào tạo Bridge2B mang tính thực tiễn cao gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp trong thực tế, tập trung vào kiến thức năm cuối đại học chuyên ngành QTKD với 6 môn học trong 3 học kỳ. Chương trình này đóng vai trò nền tảng để sinh viên phát triển các kỹ năng về QTKD. Các môn học trong chương trình gồm có: Quản lý nhân sự Quốc tế (International HRM), Quản lý Chiến lược (Strategic management), Hành vi tổ chức - vai trò lãnh đạo (Organisation behaviour - Leadership), Quản lý và Phát triển sự nghiệp (Personal & Professional Development 3), Những vấn đề đương đại trong Quản lý (Contemporary Issues in Management) và Phương pháp luận (Dissertation).
Ngoài kiến thức chuyên sâu về QTKD, Bridge2B còn chú trọng phát triển kỹ năng mềm (soft skills) và trang bị tiếng Anh xuyên suốt quá trình học cho sinh viên. Mục tiêu trọng yếu của Chương trình là đảm bảo sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc tốt không chỉ trong các doanh nghiệp trong nước mà cả ở môi trường quốc tế.
Hướng tới thành công
Tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành QTKD của Đại học Greenwich, sinh viên sẽ sở hữu bằng đại học chất lượng quốc tế và uy tín trên toàn cầu. Hơn nữa, kiến thức chuyên sâu về QTKD cùng với những kỹ năng hỗ trợ có thể làm việc hiệu quả, thực hành trong môi trường kinh doanh thực tiễn, khả năng tiếng Anh vượt trội... tất cả sẽ là nền tảng vững chắc để các bạn sinh viên phát triển toàn diện và hướng tới tương lai một cách đầy tự tin.
Học viên Bridge2B thường xuyên được gặp gỡ, giao lưu cùng các doanh nhân thành đạt trong chương trình ngoại khóa "khởi nghiệp cùng CEO".
Đặc biệt, các bạn sinh viên còn được tham gia khóa học Quản lý và phát triển sự nghiệp (Personal & Professional Development 3 - PPD3). Đây là cơ hội vô cùng hữu ích để sinh viên gặp gỡ các nhà tuyển dụng hàng đầu, tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng viết CV, trả lời phỏng vấn cũng như định hướng nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. Không những vậy, sinh viên tốt nghiệp Chương trình Bridge2B sẽ được ưu tiên khi tham gia tuyển dụng tại tập đoàn FPT.
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: VĂN PHÒNG TUYỂN SINH VÀ TƯ VẤN CHƯƠNG TRÌNH BRIDGE2B Tại Hà Nội: Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - Trường ĐH FPT Nhà C tòa nhà Việt Úc -Khu đô thị Mỹ Đình 1, Từ Liêm ĐT: 04.6287 1918(số máy lẻ: 101)- Fax: 04.62 871 828 - Hotline: 0902 151 986 Tại TPHCM: Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - Trường Đại học FPT Lầu 5, Tòa nhà Seaprodex, 87 Hàm Nghi, Quận 1 ĐT: 08.38 215 916 (số máy lẻ: 101, 102) - Hotline: 0983 942 210 Để biết thêm chi tiết xin gửi liên lạc email: Email: bridge2b@fsb.edu.vnhoặc truy cập ưebsite: http://fsb.edu.vn/bridge2b/
Theo dân trí
Bộ GD-ĐT "giết" hệ tại chức! Bộ GD-ĐT chứ không ai khác, vì trong một thời gian rất lâu đã buông lỏng quản lý hệ đào tạo này, để các trường ĐH tuyển sinh hệ tại chức không giới hạn. Trước quyết định "nói không" với cử nhân hệ tại chức của Đà Nẵng và Quảng Nam, GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng việc...