Nhạc sĩ Lê Minh Sơn: Mong không phải tìm tài năng âm nhạc nhờ gameshow
“Chấm thi nhiều chương trình tôi biết là hiện nay các thí sinh “chạy sô” ở các cuộc thi. Cô này thi trượt Sao Mai, nhảy sang thi Vietnam Idol, trượt Vietnam Idol thì nhảy sang thi The Voice… Thí sinh cứ chạy thi quẩn quanh như vậy thì làm sao không chán”- nhạc sĩ Lê Minh Sơn cho biết.
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn trao đổi với phóng viên
Nhiều gameshow, chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc đang bị bão hoà, thậm chí gây ra không ít tác dụng ngược bởi sự nhạt nhoà, chất lượng đi xuống của thí sinh, anh nghĩ sao về điều này?
Đó là điều tất yếu mà khán giả truyền hình phải chấp nhận. Cái gì mới cũng hấp dẫn và cái gì trở nên quen thuộc thì sẽ không còn thu hút, các gameshow, chương trình truyền hình thực tế cũng vậy. Ở đây, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề cả phần tích cực nữa. Trong một góc độ nào đó, nhiều chương trình trên truyền hình có góp phần tìm tòi, phát hiện những tài năng mới. Nhiều giọng hát thành danh bây giờ như Tùng Dương, Ngọc Khuê, Uyên Linh… đều được phát hiện nhờ những cuộc thi trên truyền hình. Bây giờ, có lẽ do nhiều chương trình quá nên khán giả bị bội thực và không còn mặn mà.
Liệu có phải một trong những lý do mà các chương trình tìm kiếm tài năng dần kém chất lượng vì đã… cạn tài năng thật sự?
Chấm thi nhiều chương trình tôi biết là hiện nay các thí sinh “chạy sô” ở các cuộc thi. Cô này thi trượt Sao Mai, nhảy sang thi Vietnam Idol, trượt Vietnam Idol thì nhảy sang thi The Voice… Thí sinh cứ chạy thi quẩn quanh như vậy thì làm sao không chán. Theo quan điểm của tôi, hiện nay vẫn có những chương trình có chất lượng chuyên môn, chẳng hạn như Sing My Song là cuộc chơi cho những người sáng tác nên chí ít cho thấy có sự đầu tư về trí tuệ bên cạnh việc thí sinh phải thể hiện khả năng biểu diễn, hay trước đây có sân chơi Bài hát Việt cũng là nơi để ra đời những sáng tác mới cho thị trường âm nhạc. Tôi không dám nói chương trình nào hay hay dở nhưng với con mắt của người làm nghề, tôi chỉ có thể nói chương trình nào có cái mới hơn. Những người cầm bút hát rõ ràng sẽ khác với người chỉ hát không.
Anh nghĩ sao khi hiện nay nhiều ca sĩ trẻ vì mải chạy theo thị trường, theo trào lưu mà bỏ quên các giá trị nghệ thuật đích thực?
Quan điểm của tôi là không có cái gọi là nhạc thị trường, chỉ có nhạc hay hoặc dở, thế thôi. Thực trạng hiện nay là có vẻ các nghệ sĩ trẻ đang thiếu đi thủ lĩnh dẫn dắt về tinh thần, chủ yếu tập trung vào làm thế nào để thu lời, nổi tiếng thật nhanh thành ra làm những thứ liên quan đến văn hoá nghệ thuật đích thực rất khổ.
Khi chúng ta đã tìm được những hạt giống tốt thì lại thiếu những người định hướng. Đời sống âm nhạc có cả phần nổi và chìm, ngoài sự hào nhoáng, lộng lẫy trên sân khấu, chúng ta vẫn cần để ý đến ở phần chìm, nơi còn có rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ trẻ đang âm thầm làm việc, âm thầm sáng tạo, và có cả những tài năng chưa được phát hiện. Tôi vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào những tài năng âm nhạc chưa được phát hiện và vẫn còn đang ẩn danh ở đâu đó.
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn, Nguyễn Cường và nhiều nghệ sĩ khác tham gia vào dự án âm nhạc mới.
Nhưng rõ ràng có hiện tượng những người làm sản phẩm âm nhạc tử tế lại ít người nghe, xem…?
Đúng là bây giờ nhiều ca sĩ chẳng thể nào sống được bằng việc làm đĩa, tổ chức show mà phải nhờ vào việc hát ở các sự kiện. Tôi nhìn cảnh nhiều ca sĩ vì mưu sinh, kiếm sống mà phải hát ở những bàn tiệc, phục vụ những khán giả không nghe hát mà tôi muốn khóc.
Thực tế là âm nhạc ở nước ta từ lâu quen nghe miễn phí, lúc nào cũng muốn người khác tặng vé mà không chịu bỏ tiền để mua. Tôi làm nhiều show và lần nào cũng nhận được nhiều cuộc điện thoại hỏi xin vé. Nhiều người có thể bỏ tiền cho một bữa nhậu 50-70 triệu, hay sẵn sàng mua cho người yêu cái váy, túi 5-7 ngàn USD nhưng lại không chịu bỏ vài trăm ngàn mua cái vé đi xem ca nhạc. Chính tư tưởng đó góp phần giết chết nghệ thuật.
Cách đây 20 năm, nghệ sĩ làm đĩa ra có thể bán vài vạn. Bây giờ ca sĩ nào ra đĩa bán được 1 ngàn cái đã mừng ứa nước mắt. Lý do là giờ lên mạng cái gì cũng được tải “chùa” lên. Việc vi phạm bản quyền mà không có biện pháp nào xử lý khiến ca sĩ chỉ nghĩ đến làm những cái gì thời vụ để đỡ tốn kém và ngại phải đầu tư làm gì đó kỹ càng.
Video đang HOT
Vậy theo anh, có hướng đi nào trong thực trạng này?
Những trăn trở này khiến tôi và rất nhiều đồng nghiệp muốn làm điều gì đó để tạo một sân chơi âm nhạc mới, nơi mọi người chỉ cần thể hiện giọng hát và không cần bất cứ sự màu mè thể hiện nào. Tôi vẫn mong có thể tìm thấy những tài năng âm nhạc mới mà không phải nhờ các gameshow.
Vừa qua, tôi và một số nghệ sĩ tham gia vào dự án âm nhạc Alosong Star. Các bạn trẻ yêu thích ca hát, thay vì phải đến phòng trà, tiệc, quán bar – nơi có nhiều cám dỗ thì chỉ cần gửi cho chúng tôi đoạn tự quay hoặc livestream. Khi vượt qua các vòng loại là các thí sinh có thể nhận được mức tiền thưởng tương xứng để họ cảm thấy rằng, nếu họ có tài năng, cố gắng vì nghệ thuật thì sẽ nhận được sự đối xử xứng đáng. Chúng tôi sẽ nhận sản phẩm dự thi từ 15-5 đến hết ngày 20-7-2018. 10 thí sinh xuất sắc nhất sẽ tham gia đêm chung kết diễn ra trên sân khấu vào giữa tháng 9-2018.
Anh không sợ mọi người nói là chính anh cũng đang bắt chước các gameshow truyền hình?
Đây không phải gameshow và cách làm của nó cũng không giống với bất cứ chương trình nào trước đây. Như tôi đã nói, đó là dự án âm nhạc mở để bất cứ ai cũng có thể tham gia, kể cả với những người không tự tin về hình thức. Chúng tôi chỉ quan tâm đến giọng hát và cá tính của thí sinh.
Theo P.V (Hà Nội Mới)
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn: "HLV không phải kiểu "ăn sẵn", cứ thấy hay là tranh nhau"
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn chia sẻ, anh đến với các gameshow âm nhạc, làm việc với các bạn trẻ để tìm kiếm niềm tin về một sự thay đổi cho nền âm nhạc Việt Nam.
Đào tạo nghệ thuật phải dạy bằng cả cuộc đời
* Gameshow "Sing my song" mùa thứ 2 đã gần đi đến vòng chung kết. Với cương vị giám khảo, anh cảm nhận thế nào về chương trình và chất lượng thí sinh năm nay?
- Sing my song là cuộc chơi tri thức. Vì các bạn là những người sáng tác, hát chính cái sáng tác của mình. Điều đó làm cho các bạn khác với những ca sĩ chỉ đơn thuần hát. Sự khác biệt này theo chiều hướng tích cực.
Về thí sinh mùa năm nay, tôi thấy các bạn trưởng thành hơn. Năm ngoái, mùa đầu tiên chúng ta đã có rất nhiều gương mặt tên tuổi, và cũng bùng nổ vì một vài bài đặc biệt như Ông bà anh của Lê Thiện Hiếu hay 0:00 Không Giờ của Trần Phương. Nhưng những gương mặt năm nay thực sự khác biệt và ấn tượng.
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn đã đồng hành với 2 mùa "Sing my song" trong vai trò giám khảo.
* Tâm thế của anh và các thí sinh trong đội như thế nào trước đêm chung kết sắp diễn ra?
- Đến vòng chung kết là trách nhiệm của tôi coi như xong. Việc của tôi hay nhất là ở trại sáng tác, sau đó thầy trò làm việc với nhau để chuẩn bị cho đêm chung kết. Còn từ thời điểm này tôi không làm gì được để "cứu" các em nữa.
* Những gameshow truyền hình thường được coi là "cái nôi" của những tài năng âm nhạc. Anh có nghĩ các gameshow đã thực sự làm được điều này và như vậy liệu đã đủ?
- Tôi thấy các cuộc thi hầu như toàn vơ hết "học sinh" đi thi. Nhưng còn đào tạo cho họ, ai đào tạo? Trong khi rõ ràng là buộc phải đào tạo. Nhìn sang trường hợp của U23 Việt Nam, nếu không có bầu Đức hy sinh biết bao tiền của cho công tác đào tạo thì sao chúng ta có những cầu thủ "vàng" như thế.
Về công tác đào tạo nghệ thuật. Tôi cho rằng rất cần có sự cập nhật. Những người đào tạo nghệ thuật không phải dạy theo giáo trình mà phải dạy bằng cả cuộc đời.
* Bản thân anh cũng đang làm công tác đào tạo. Vậy phương pháp của anh là gì?
- Tôi chỉ dạy một thầy một trò. Thầy trò ngồi với nhau, tôi giảng giải xong, học trò hiểu rồi về thực hiện. Làm không được thì đừng quay lại gặp thầy. Có học trò phải 3 tháng sau mới trở lại gặp tôi.
Âm nhạc phải có sự khổ luyện. Ngày trước tôi sang nước ngoài học, thầy giáo ra đề bài, tôi nhìn vào ánh mắt của thầy mà tự cảm thấy xấu hổ khi mình không đạt được đến yêu cầu đấy. Thế là phải ép mình luyện tập, mỗi ngày ngoài giờ đi học phải luyện 5 tiếng, thời gian đâu mà chơi nữa. Tôi nghĩ, ngành nghề nào cũng vậy, có lòng tự trọng thì mới phát triển được.
Vẫn còn nhiều nhân tài "ẩn dật"
* Anh tìm kiếm điều gì từ các chương trình truyền hình thực tế?
Tôi tìm thấy niềm tin rằng vài năm nữa âm nhạc Việt Nam sẽ khác. Không trông chờ vào lứa trẻ thì còn ai nữa.
Tôi rất thích những cuộc chơi như thế, nhìn thấy các bạn trẻ tôi như thấy chính mình ngày xưa. Ngày xưa mình thiệt thòi hơn và không có những cuộc chơi như này.
* Anh có tiêu chí gì đối với những ca sĩ, nhạc sĩ trẻ mình hợp tác, hay nói theo ngôn ngữ của "Sing my song" là "gạt cần" mời về đội của mình?
- Tôi chọn vì cảm thức. Ví dụ ở Sing my song, HLV không phải kiểu "ăn sẵn", cứ thấy hay là tranh nhau mời về đội mình, kiểu đó thì ai chẳng làm được. Quan trọng là phải thấy được cái mà có thể hôm nay các bạn chưa hay, nhưng vào tay mình, mình biến được nó thành hay. Đấy mới là HLV.
Tôi có thể khẳng định cái cần của tôi chưa bao giờ gạt sai.
* Vậy anh nhận xét gì về các ca sĩ, nhạc sĩ trẻ hiện nay. Có nhiều ý kiến cho rằng các bạn đang chạy theo thị trường, theo trào lưu mà bỏ quên các giá trị nghệ thuật đích thực?
- Thật ra theo tôi, không có cái gọi là nhạc thị trường, chỉ có nhạc hay hoặc dở, thế thôi.
Thực trạng hiện nay là có vẻ các bạn đang thiếu đi thủ lĩnh dẫn dắt về tinh thần, chủ yếu tập trung vào làm thế nào để thu lời, nổi tiếng thật nhanh. Thành ra làm những thứ liên quan đến văn hoá nghệ thuật đích thực rất khổ.
Người thủ lĩnh tinh thần rất quan trọng. Như tôi vẫn luôn coi nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhạc sĩ Trần Tiến là thầy. Bản thân các bạn trẻ là những hạt giống tốt, cần có người định hướng.
Nhưng ngoài cái bề nổi, chúng ta vẫn cần để ý đến ở phần chìm, nơi còn có rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ trẻ đang âm thầm làm việc, âm thầm sáng tạo, và có cả những tài năng chưa được phát hiện. Thật sự tôi thấy sức sáng tạo của các bạn rất lớn.
"Quan trọng là phải thấy được cái mà có thể hôm nay các bạn chưa hay, nhưng vào tay mình, mình biến được nó thành hay. Đấy mới là HLV".
* Có giải pháp nào để đưa được hết những tài năng vẫn còn đang ở "phần chìm" ra ánh sáng, vì không phải ai cũng có cơ hội được đứng trên một sân khấu hay gameshow nào đó?
- Đây cũng chính là điều tôi đau đáu. Tôi đã có những chuyến đi với nhạc sĩ Nguyễn Cường đến nhiều nơi, và thấy chúng ta có nhiều tài năng, nhiều người hát rất hay. Nhưng không nhiều người có cơ may để được làm ca sĩ, hay có đủ tiền bạc sức lực tham gia một gameshow truyền hình.
Từ đó, tôi ấp ủ ý tưởng cho dự án Alo Song, để tạo một sân chơi cho những người có khả năng ca hát có thể thoả đam mê và kiếm được thu nhập. Ý tưởng này đã được tôi ấp ủ từ cách đây 2 năm, và chạy thử cũng được gần một năm rồi.
Chỉ cần một chiếc smartphone có kết nối Internet, bạn có thể livestream qua ứng dụng Alo Song, hát những gì mình muốn, xây dựng được cộng đồng khán giả và có thu nhập tương xứng với giọng hát của mình.
* Một sân chơi đại trà như vậy hẳn sẽ có cả giọng hát hay lẫn dở. Vậy anh làm thế nào để "cám" và "vàng" không lẫn lộn?
- Chúng tôi có kiểm soát hết, người hát dở sẽ được cho vào một "phòng" riêng và cũng có cát xê nếu người đó được yêu thích. Như siêu thị ấy, có gian hàng bình dân và gian hàng hiệu, phân khu tách bạch hoàn toàn và không ảnh hưởng gì đến nhau. Người mua hàng bình dân thì sẽ không bước vào gian hàng hiệu, và ngược lại.
Sắp tới, cuộc thi Alo Song Star dựa trên nền tảng Alo Song do tôi làm trưởng BGK cũng sẽ khởi động. Thành phần BGK còn có nhạc sĩ Nguyễn Cường. Thông qua cuộc thi này chúng tôi mong muốn tìm kiếm những tài năng ca hát còn ẩn giấu.
Chúng tôi bắt đầu nhận sản phẩm dự thi từ ngày 15.5.2018 đến hết ngày 20.7.2018. Các thí sinh vào đến bán kết sẽ được kí hợp đồng làm việc trên ứng dụng Alo Song với công ty chủ quản.
Đến đêm chung kết, chúng tôi sẽ tổ chức một sân khấu lớn để các thí sinh trình diễn vào giữa tháng 9. Người thắng cuộc ngoài tiền mặt còn được đầu tư sản phẩm âm nhạc, sản phẩm ấy được lập tức khai thác kinh doanh bởi các nhà mạng lớn.
Xin cảm ơn những chia sẻ của anh!
Theo Hà My (Thể thao và Văn hóa)
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn: "Cứ để Hiếu đi xuống, đến tận đáy cũng được" Chia se vê hiên tương đinh đam nhât Sing My Song mua đâu tiên - Lê Thiên Hiêu, huân luyên viên Lê Minh Sơn cho răng: Hiêu vân đang ơ trang thai over shock, nhưng anh cư đê Hiêu đi, xuông tân đay cung đươc. Va anh vân chơ, danh cho Hiêu môt điêu đăc biêt. Thi sinh cư nhin thây tôi la...