Nhạc sĩ “Khúc hát sông quê” và liveshow đầu đời ở tuổi 70
Ở tuổi 70, nhạc sĩ “Khúc hát sông quê” vẫn giữ tinh thần dẻo dai và làm “tỷ thứ việc” như viết báo, thiết kế, biên tập, làm thơ…
Nguyễn Trọng Tạo chuẩn bị thực hiện liveshow đầu tiên trong sự nghiệp vào đầu tháng 9. Cuộc hẹn với ông trước đêm nhạc suýt… “bể” vì nhạc sĩ ngủ quên. Khi gặp, ông nhẹ nhàng phân trần tối trước đó thức quá khuya để làm việc. “Mọi chuyện liên quan đến liveshow tôi đã giao cho công ty tổ chức sự kiện hết rồi. Tôi bận việc khác cơ”, ông nói.
Những chuyện khác mà Nguyễn Trọng Tạo nhắc đến là đủ thứ việc như biên tập, thiết kế bìa sách, dạy học, chấm thi âm nhạc, sáng tác thơ… Hầu như đêm nào ông cũng thức đêm, thậm chí đến sáng để hoàn thành “tỷ thứ việc” như vậy. Nhạc sĩ kể một đêm mùa đông, ông ngủ quên trước máy tính. Khi tỉnh dậy, ông thấy hai chân cứng đơ vì lạnh, không đứng lên được. Nhạc sĩ phải lết vào giường, đắp chăn cho ấm. Một lát sau, khi cơ thể ấm lên và có thể cử động bình thường, ông lại tiếp tục làm việc cho kịp hạn chót.
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.
Nghệ sĩ khác thường giấu nhẹm chuyện cát-xê, công cán, ông thì khác. Nhạc sĩ kể có đại gia biếu ông hẳn chục nghìn đô thù lao sáng tác một bài hát. Khi làm liveshow vào tối 8/9 ở Hà Nội, ông thừa nhận được một số anh em, bạn bè hỗ trợ tài chính. Nhạc sĩ thủng thẳng nói: “Tôi không có ý định kinh doanh âm nhạc. Bạn bè, nhà sản xuất cứ khuyên tôi làm hai buổi diễn để bù lỗ, bù lãi này kia nhưng tôi dứt khoát chỉ làm một đêm thôi. Vé bán được bao nhiêu thì bán, tôi cứ ghi hình lại, in ra cái đĩa làm kỷ niệm. Ở tuổi này rồi, sống chết biết thế nào đâu nên tôi chẳng sân si”.
Bạn bè, nhà xuất bản thường nhờ ông viết lời tựa cho sách. Nếu muốn viết ra 100 chữ, ông phải đọc cả bản thảo hàng trăm trang. Có những lời tựa ông được trả vài triệu đồng nhuận bút nhưng cũng có cái ông chẳng lấy tiền.
Khi được hỏi tại sao ông vẫn ôm đồm nhiều việc như vậy, nhạc sĩ trả lời: “Tôi không thích kiếm nhiều tiền đâu. Nhưng tôi cả nể, hầu như ai nhờ vả việc gì tha thiết quá là tôi lại gật đầu. Tính tôi là vậy đấy, mình không giúp được người khác lại thấy áy náy”.
Rồi ông chia sẻ thêm: “Lúc nào không làm thơ tôi viết nhạc. Lúc nào không viết nhạc, tôi vẽ bìa… Đấy cũng là cách tập thể dục cho trí não”. Các lĩnh vực khác nhau giúp ông hiểu nghệ thuật sâu, rộng hơn nhờ thế mà trẻ, khỏe và vơi bớt cô đơn hơn.
Nguyễn Trọng Tạo sống một mình mấy chục năm nay trong căn chung cư ở khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội. Ông ít khi nhắc chuyện hai người vợ cũ mà thích kể về các con. Con gái lớn của ông đã lập gia đình, đang làm việc trong ngành Ngân hàng. Trước đây, cô là học sinh giỏi quốc gia, được tuyển thẳng vào thẳng đại học. Lúc đó, khi cô chọn học Kinh tế, bạn bè ông hỏi lý do không theo nghề của bố, cô hóm hỉnh: “Cha thường nói con hơn cha là nhà có phúc nhưng theo nghề thì bằng được cha cũng khó lắm rồi. Cháu chọn ngành Kinh tế, có kém cũng hơn cha”. Cô út đang học Tiến sĩ Kinh tế ở Italy cũng suy nghĩ giống chị. Con trai thứ của nhạc sĩ đã lấy bằng Tiến sĩ Kiến trúc ở Italy. Anh thích các công trình cổ nên xin làm việc ở Huế. Nguyễn Trọng Tạo có tư tưởng khá thoáng, luôn tôn trọng quyết định của các con.
Video đang HOT
Nhạc sĩ không thích đề cập đến chuyện tuổi tác bởi “lớp trẻ nhiều đứa còn chạy dài theo tôi”. Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ từ bé đến lớn, ông tự học thành tài. Đến nay, ông vẫn không ngừng cập nhật công nghệ. Nhờ internet, ông dễ dàng làm việc với những người bạn tận Nga, Mỹ. Ông vào Facebook, lên mạng thành thạo, thậm chí mày mò tự học các phần mềm đồ họa như Photoshop, Corel… để tiện cho công việc thiết kế bìa sách.
“Đời tôi chủ yếu là tự học, tự mày mò, sáng tạo. Thuở bé, tôi từng tự làm một chiếc đàn violon và biểu diễn cho trường cấp 3 nghe trong buổi lễ chào cờ. Tôi nghĩ chỉ cần mình nhanh nhạy, chăm chỉ, không gì là không học được. Tôi không muốn là kẻ lỗi thời”, ông nói.
“Chất quê ngấm vào trong máu thịt của tôi”
Hiện đại là vậy nhưng Nguyễn Trọng Tạo vẫn giữ trong mình cốt cách truyền thống của người con sinh trưởng trong gia đình nhà Nho xứ Nghệ. Ông thích tụ tập bạn bè, cà kê chén trà, ly rượu theo kiểu văn sĩ xưa. Ông phân trần: “Tôi có nghiện rượu đâu. Người nghiện là khi ở một mình, họ vẫn lôi rượu ra uống. Với tôi, rượu ngon là phải có bạn hiền. Tôi có thể ngồi nhậu đến bốn, năm tiếng đồng hồ, miễn là có bạn. Khi thấy một người bạn bảo không uống rượu được nữa, tôi buồn lắm, vì sợ họ sẽ mất sớm”.
Nguyễn Trọng Tạo có một căn nhà sàn ở bãi giữa sông Hồng để cùng các văn nghệ sĩ khác đàm đạo.
Là tác giả của nhiều ca khúc đậm chất dân ca như Làng quan họ quê tôi, Đôi mắt đò ngang, Khúc hát sông quê, Nguyễn Trọng Tạo được khán giả ví von là “người bước ra từ ca dao”, “nhạc sĩ của đồng quê, làng cảnh Việt Nam”.
Ông tâm sự không phải ngẫu nhiên mà viết ra được những tác phẩm thấm đượm hồn Việt. Sinh ra ở Diễn Châu, Nghệ An, “chất quê” ngấm vào máu ông từ thuở thiếu thời. Ở mảnh đất ấy, từ trẻ đến già đều yêu dân ca. Họ hát trong lúc cày cấy, vui đùa, quay tơ dệt vải. Những điệu hò, câu hát dân ca Nghệ Tĩnh nuôi dưỡng tâm hồn ông. Sau này, Nguyễn Trọng Tạo được đi nhiều vùng, từ nông thôn đến thành thị. Mỗi miền đất mang đến cho ông một trải nghiệm khác nhau nhưng nhạc sĩ chỉ thực sự rung động trước các làng quê Việt.
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và nhà thơ Trần Dần
Ông thích dân ca các vùng miền, những làn điệu độc đáo của Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Bộ, Huế, Bắc Ninh… Ông sử dụng những chất liệu này để cấu trúc nên các giai điệu, tiết tấu mới. Vì thế, ca khúc của Nguyễn Trọng Tạo phảng phất âm hưởng từ Bắc – Trung – Nam, không khu biệt vùng nào. Khúc hát sông quê là nhạc phẩm thể hiện rõ phong cách sáng tác của ông. Nhiều kiều bào từng chia sẻ sự xúc động bởi bài hát chứa đựng nỗi niềm của họ. Một vài khán giả sẵn sàng mời ông về nhà ở cả tháng, đưa đi khắp nơi thăm thú.
Tác phẩm nổi tiếng khác của Nguyễn Trọng Tạo là Làng quan họ quê tôi. Ca khúc phổ thơ Phan Hách tình cờ được phổ biến trong một buổi giao lưu của ông với trường Âm nhạc Việt Nam năm 1978. NSƯT Kim Phúc, lúc đó còn là sinh viên thanh nhạc, là người thể hiện.
Tháng 6/1979, bài hát được ca sĩ Thanh Hoa và tốp nữ thể hiện trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau đó, Làng quan họ quê tôi liên tục được phát trong chương trình “Bài hát theo yêu cầu” và được dạy hát qua Đài. Năm 1983, ca khúc còn được đưa vào chương trình karaoke Âm nhạc Việt Nam chọn lọc do Nhật Bản và Việt Nam phối hợp thực hiện.
Nhạc sĩ nói không đặt nặng tham vọng tác phẩm mình sáng tác buộc phải nổi tiếng. Vì thế, nhiều lúc, khi bạn bè gặng hỏi, ông mới lục lọi các sáng tác từ vài năm trước. Ca khúc Qua cầu Tùng Cốc được ông viết năm 1972 ở Hà Tĩnh đến nay vẫn chưa công bố. Không chỉ âm nhạc, trong lĩnh vực khác cũng vậy. Nhà xuất bản Phụ nữ “giục lên giục xuống” Nguyễn Trọng Tạo gom một tập thơ tình, thế nhưng ông vẫn chần chừ.
Theo Hà Thu (Vnexpress)
NSƯT Tố Nga được trao danh hiệu nhờ cố nhạc sĩ An Thuyên
Giọng ca dân gian cho biết chị có được danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú là nhờ công ơn của cố nhạc sĩ An Thuyên, người đã tin tưởng giao cho học trò ca khúc "Hà Tĩnh mình thương".
NSƯT Tố Nga vừa phát hành bộ đôi DVD- CD Giếng quê nhân dịp kỷ niệm 20 năm hoạt động nghệ thuật. Đây là dự án được giọng ca Hà Tĩnh ấp ủ nhiều năm dành tặng cho quê hương miền Trung quanh năm lam lũ, "gió Lào cát trắng".
Abum gồm 9 ca khúc Giếng quê (Thuận Yến), Nhớ Mẹ (Nhạc Mạnh Chiến- thơ Đậu Hoài Thanh), Lời hẹn tình quê (nhạc Lê An Tuyên- thơ Nguyễn Hùng - Lê An Tuyên), Điệu ví giặm là em (Nhạc Quốc Nam- lời Lê Văn), Huyền thoại núi Hồng (Quốc Việt), Câu đợi câu chờ (Ngọc Thịnh), Quê hương em là núi Hồng sông Lam (nhạc Vũ Quốc Nam - thơ Trịnh Văn Vinh), Mơ quê (Nguyễn Tài Tuệ) và Về Hà Tĩnh người ơi (Xuân Thuỷ).
NSND Thu Hiền và NSƯT Tố Nga trong buổi ra mắt album. Ảnh: NVCC.
Trước thắc mắc về lý do sản phẩm âm nhạc được đầu tư lần này lại không có ca khúc nào của nhạc sĩ An Thuyên - người góp công không nhỏ trong việc định hình phong cách và đưa tên Tố Nga đến gần hơn với công chúng, nữ NSƯT cho biết chị từng làm một album riêng về nhạc sĩ An Thuyên. Và cá nhân, luôn biết ơn người thầy của mình.
"Tôi và thầy An Thuyên có nhiều kỷ niệm, nhớ có lần thầy ngồi ngoài phòng thu viết lời hai trong khi tôi ngồi trong đang thu lời một. Thầy cũng giao cho tôi thể hiện nhiều ca khúc, đặc biệt ca khúc Hà Tĩnh mình thương được thầy giao cho hát đầu tiên. Nhờ ca khúc này, tôi đoạt Huy chương vàng và được trao danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú", giọng ca dân gian chia sẻ.
Trả lời câu hỏi về kinh phí thực hiện bộ đôi DVD-CD, Tố Nga cho biết toàn bộ kinh phí là số tiền mà chị chắt chịu, hoàn toàn không có mạnh thường quân nào cả. Nữ ca sĩ cũng đã ly hôn và hiện sống với cậu con trai 11 tuổi.
"Tôi cảm nhận ông trời rất công bằng, không lấy đi của chúng ta tất cả, không cho ai tất cả. Tôi không giữ được hạnh phúc gia đình, không giữ được người đàn ông mình đã lấy làm chồng. Nhưng tôi có cậu con trai là chỗ dựa vỗ về cho mẹ", nữ ca sĩ chia sẻ.
NSƯT Tố Nga và cậu con trai 11 tuổi.
Tố Nga thổ lộ rằng cuộc hôn nhân của chị là "bóng tối". Trước khi ly hôn vào năm 2016, hai người đã có 8 năm sống chung trong một nhà rộng chừng 50 m2, ngủ chung một giường nhưng như hai người xa lạ.
"Trải qua những thăng trầm, đau đớn tôi thấy cuộc sống còn nhiều điều đẹp đẽ. Đổ vỡ hôn nhân có rất nhiều lý do, tôi dùng âm nhạc và các hoạt động xã hội để bước ra khỏi cánh cửa đó, mạnh mẽ, tự tin đứng trước mọi người như hôm nay", nữ NSƯT bộc bạch.
NSƯT Tố Nga là ca sĩ dòng nhạc dân gian, được biết đến với những ca khúc về xứ Nghệ. Chị hiện công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Trước Giếng quê, Tố Nga từng phát hành nhiều abum Mời anh về Hà Tĩnh, Cảm xúc từ câu hò điệu ví, Dòng sông đa tình, Cánh võng mẹ ru, Thương quê...
Tố Nga được cố nhạc sĩ An Thuyên tin tưởng giao cho thể hiện nhiều ca khúc mà ông sáng tác, trong đó nổi tiếng nhất là Hà Tĩnh mình ơi.
Theo Zing
Tùng Dương: "Chiêu trò không nằm trong hành trình nghệ thuật của tôi" Nam ca sĩ "gây bão" khi phát ngôn thẳng thắn về bolero. Ngoài phản ứng gay gắt từ đồng nghiệp, anh còn bị nhiều người cho rằng đang cố tình chơi chiêu để PR cho liveshow vào tháng 9. - Cách đây 2 năm, trước thời điểm làm show, vợ anh sinh bé Voi nhưng anh từ chối việc đưa tin của báo...