Nhạc sĩ Hải ngoại nhớ về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một trong những tác giả nổi tiếng nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Với những ca khúc nhẹ nhàng, sâu sắc và đầy tình cảm, ông đã được người hâm mộ đặc biệt yêu thích.
Những nhạc sĩ Hải ngoại cũng không ngoại lệ, họ đã để lại những chia sẻ đầy cảm xúc và tiếc nuối khi nhắc đến Trịnh Công Sơn. Với họ, nhạc của ông không chỉ là tình cảm đối với quê hương mà còn là những kỷ niệm đẹp và sự trân trọng về một nhà sáng lập âm nhạc Việt Nam.
Nghệ sĩ Trịnh Việt Cường hát “Để vơi nỗi lòng xa xứ”.
Nhạc sĩ hải ngoại Trịnh Việt Cường tâm sự rằng ông cảm thấy rất tiếc khi không được gặp Trịnh Công Sơn trước khi ông qua đời. Theo ông, nhớ về Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Tôi có dịp gặp ông vào khoảng những năm 1982 lúc tôi thường đến Hội Âm nhạc Thành phố, số 81 Trần Quốc Thảo quận 3, nơi này anh em nghệ sĩ hay gặp gỡ cafe chuyện trò mỗi sáng với nghệ sĩ tại đây. Tôi có một cô em họ rất ái mộ nhạc của ông, cô ấy thường hát vu vơ những bài hát của ông. Đó là ấn tượng mà tôi vẫn còn nhớ mãi. Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ của nhân dân, cây cổ thụ trong làng nghệ thuật, một con người đầy tình cảm và truyền cho tôi nhiều cảm hứng.”
Nhạc sĩ Hải ngoại Trịnh Việt Cường
Video đang HOT
Nhạc sĩ Trịnh Việt Cường viết nhiều thể loại, từ những bài hát quê hương đến những ca khúc về tình yêu đôi lứa như: Thương mẹ Việt Nam, Tiếng nhạn kêu sương, Đường về quê xưa, Nhật ký cho con…. Bài tình ca da vàng.
Những lời nhắn nhủ và những chia sẻ đầy cảm xúc của nhạc sĩ Hải ngoại khi nhắc đến Trịnh Công Sơn cho thấy tình cảm và sự trân trọng của cộng đồng nghệ sĩ không chỉ trong nước mà cả nước ngoài.
Trịnh Công Sơn đã rời bỏ hồng trần nhưng những tác phẩm của ông vẫn sống mãi trong lòng người hâm mộ và được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Nếu bạn cảm thấy nhớ và yêu thích những tác phẩm của ông, hãy lắng nghe và thưởng thức chúng để ông mãi sống trong tâm trí và trái tim của bạn nhé.
Da diết đêm nhạc nhớ Trịnh
Tròn 22 năm người nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn rời bỏ 'kiếp rong chơi' trần thế - cái triết lý thân phận mà có lẽ chỉ riêng ông mới biểu đạt như vậy, là cũng chừng ấy thời gian giới mộ điệu chưa một ngày lãng quên ông, bằng việc hát lên những giai điệu đắm say, nồng nàn...
Âm nhạc của ông vẫn ở lại với cuộc đời, sống khỏe khoắn, bền bỉ, thách thức thời gian... Đêm đầu tiên của ngày tháng Tư, ở nhiều địa điểm tại thành phố Vinh, những "Nhớ Trịnh", "Như một lời chia tay", "Gọi mãi tên nhau"... các chương trình ca nhạc đã được tổ chức ấm cúng, giản dị... để những người yêu mến nhạc Trịnh cùng đốt nến, tưởng nhớ đến người nhạc sĩ tài hoa, để cùng nhau ngân lên những giai điệu đẹp trong kho tàng ca khúc mà hơn 40 năm sáng tác miệt mài ông gửi lại cuộc đời. Những đêm nhạc ấy, cả người đến thưởng thức âm nhạc, lẫn những nghệ sĩ biểu diễn, đều rưng rưng xúc động...
Nhà báo Phạm Thùy Vinh cất lên những lời ca say đắm trong đêm nhạc Trịnh Công Sơn: Gọi mãi tên nhau. Ảnh: Cảnh Yên
Đêm nhạc để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng người yêu nhạc Trịnh. Ảnh: Cao Đông
Nhiều năm nay, vào ngày mất của nhạc sĩ họ Trịnh, nữ nhà báo Thùy Vinh vẫn cùng bạn bè của mình tổ chức những đêm nhạc để nhớ về ông. Tại một quán cà phê nào đó trong thành phố này, họ tự đánh đàn, tự hát cho nhau nghe những ca khúc của Trịnh. Năm nay, chị chia sẻ, có phải vì không gian được chọn rộng rãi hơn, hay vì điều gì khác, mà "Gọi mãi tên nhau" - tên chương trình mà họ tổ chức tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Quốc Trị (TP. Vinh) - lại thu hút người đến nghe rất đông, chủ yếu là lứa tuổi 7x, 8x. Quán với sức chứa 300 khán giả không còn chỗ trống. Đông là vậy, nhưng vẫn đủ trật tự để không gian ấy chỉ còn âm nhạc vang lên.
Gia đình nhạc sỹ Hoàng Sơn - ca sỹ Phương Linh cùng cất lên bài hát "Ở trọ" với giai điệu tươi vui. Ảnh: Cảnh Yên
Các "nghệ sĩ" biểu diễn trên sân khấu, đa số không phải ca sĩ, nhạc công chuyên nghiệp. Họ là nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, là giáo viên, kỹ sư, nhân viên văn phòng hay người lao động... yêu nhạc Trịnh tha thiết. Trong đêm nhạc ấy, trên sân khấu có "nghệ sĩ" U80 và có cả những em bé lên 5, lên 6 hòa giọng ca. Họ chơi đàn, hay cất tiếng hát mộc mạc của mình một cách hồn nhiên, đầy ngẫu hứng. Khán giả, hầu hết cũng là bạn bè, thưởng thức âm nhạc với sự trân trọng, biết ơn.
Trong ánh nến, người nghe bật đèn flash điện thoại, đu đưa và hát theo những giai điệu quen thuộc của "Ở trọ", "Hãy yêu nhau đi", "Đêm thấy ta là thác đổ".... Chị Thanh Nhàn, một khán giả có mặt trong đêm nhạc đã chia sẻ cảm xúc của mình: "Chúng tôi - những người đã dành cả thanh xuân để yêu âm nhạc của Trịnh Công Sơn, rất xúc động khi được ngồi trong không gian này với những người bạn cùng sở thích, cùng đam mê. Chẳng phải nói gì cả, chỉ yên lặng để nghe và thấm là đủ rồi".
Đêm nhạc ấm cùng với rất đông khán giả yêu nhạc Trịnh. Ảnh: Cảnh Yên
Vẫn là những người chơi nhạc không chuyên, Câu lạc bộ Diễm xưa cũng có "Như một lời chia tay" rất xúc động và ấn tượng với khán giả. Anh Xuân Đỉnh, một thành viên của CLB cho biết: Chúng tôi vốn dĩ không ai là nghệ sĩ chuyên nghiệp cả, vì yêu mến nhạc Trịnh mà tập hợp nhau lại, tập nhạc và biểu diễn cho những người cùng sở thích như chúng tôi. Khán giả lặng lẽ tìm đến, và xem đây là điểm hẹn mỗi cuối tuần. Bản thân tôi có suy nghĩ rằng nhạc Trịnh, nghe thì cứ nghe thôi, không cần phải đắn đo suy tính mình bao nhiêu tuổi, mình là ai hay mình đang làm công việc gì... Bởi Trịnh là dành cho tất cả...".
Không gian đẹp và ấm cúng với tên gọi "Như một lời chia tay". Ảnh: Nguyệt Anh
Không gian sân vườn, dưới cơn mưa phùn mùa Xuân, khán giả ngồi nghe cô giáo Hạ Huệ, doanh nhân Hữu Lâm, anh kỹ sư ô tô Bảo Thái... cất lên tiếng hát của mình. Những nghệ sĩ nghiệp dư ấy cho rằng, mỗi lần hát nhạc Trịnh đều như tìm thấy mình trong đó và lần nào hát cũng đầy cảm xúc. Ban tổ chức chỉ bố trí một lượng ghế nhất định cho khách để phù hợp với không gian không quá rộng của quán. Không ai bảo ai, họ đều cố gắng ngồi sát vào nhau, chừa chỗ cho người tới sau. Kết thúc đêm nhạc, khán giả còn chưa muốn ra về.
Không gian nhỏ "Như một lời chia tay" thu hút lượng đông khán giả. Ảnh: Nguyệt Anh
Không chỉ đến để nghe các ca khúc nhạc Trịnh, khán giả còn bày tỏ tình cảm của mình với người nhạc sĩ tài hoa bằng những tác phẩm của mình, và "trình làng" với những bạn bè yêu âm nhạc Trịnh Công Sơn. Trên sân khấu của "Như một lời chia tay", cô giáo Thu Hiền (Trường PTTH Dân tộc Nội trú) đã đọc bài thơ "Chiều Trịnh", một sáng tác cô viết vào đúng ngày nhạc sĩ ra đi cách đây 22 năm. Bài thơ là kỷ niệm của riêng cô, cũng là nỗi lòng của tất cả những người yêu mến người nghệ sĩ tài hoa "Nắng thủy tinh đưa thiên sứ về trời/ Cứ tưởng trò đùa trong "ngày nói dối"/ Thanh thản lắm khi về cát bụi/ Mình nâng ly cho cạn một ngày..." . Bằng giọng đọc diễn cảm của mình, Thu Hiền đã mang đến nỗi tiếc nuối, xúc động cho người nghe khi cô chia sẻ rằng "Trước những biến cố cuộc đời, cô đã vin vào âm nhạc của Trịnh Công Sơn để bước qua, dù bước đi ấy vẫn còn chông chênh lắm".
Như một món quà đặc biệt gửi đến người nhạc sĩ tài hoa, cũng như người hâm mộ ông, vợ chồng cô giáo Kim Oanh (Trường Chính trị tỉnh) đã ghép tên 139 tình khúc của ông để làm nên bài hát "Tình khúc Trịnh Công Sơn". Lần đầu tiên trên sân khấu, NSƯT Diễm Hằng trình bày ca khúc này trong nỗi xúc động rưng rưng của vợ chồng tác giả Kim Oanh và khán giả yêu nhạc Trịnh.
Không khó hiểu khi đã 22 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời xa nhưng gia tài âm nhạc của ông vẫn sống trong lòng khán giả. Bằng cách này hay cách khác, việc tổ chức những đêm nhạc của riêng Trịnh Công Sơn vào ngày giỗ của nhạc sĩ cũng là một cách để nhạc Trịnh đến nay vẫn được nhiều thế hệ giữ gìn, tiếp nối, để dòng nhạc này có sức sống trường tồn bất biến với thời gian. Những đêm nhạc Trịnh Công Sơn được tổ chức trong ngày mất của cố nhạc sĩ đã trở thành một không gian âm nhạc tuyệt vời để khán giả thành phố Vinh chìm đắm trong dòng cảm xúc. Ở đó, họ được sống với đam mê của mình, kết nối được với những tâm hồn đồng điệu để cùng nhau làm một cuộc hành hương tìm về những giá trị nguyên bản của âm nhạc Trịnh Công Sơn, sau nhiều năm ông rời xa "cõi tạm".
Trịnh Công Sơn đã yêu, sống hết mình nhưng nỗi buồn thân phận đè nặng "Sơn đã sống hết mình, đã yêu hết mình, nhưng nỗi buồn của thân phận vẫn đè nặng lên anh. Nỗi buồn của nghệ sĩ muôn đời vẫn là vậy", nhạc sĩ Hồng Đăng từng viết. Nhân dịp giỗ đầu nhạc sĩ Hồng Đăng, bà Lê Anh Thuý - vợ cố nhạc sĩ kết hợp với NXB Hội Nhà văn cho ra mắt...