‘Nhạc sĩ AI’ trở thành chuyên gia của Google
Nguyễn Hoàng Bảo Đại vừa trở thành người thứ ba ở Việt Nam được Google công nhận là Google Developer Expert ( GDE) trong lĩnh vực Machine Learning.
“Bảo Đại là một nhạc sĩ trẻ. Anh đã áp dụng các kỹ thuật máy học để nâng cao, phát triển các tác phẩm của mình. Ngoài việc sáng tác, anh còn là một nhà khoa học, nghiên cứu AI trong lĩnh vực Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing) và Thị giác máy tính (Computer Vision). Tháng 3/2021, Bảo Đại là người thứ 3 tại Việt Nam trở thành Google Developer Expert”, thông báo của Google viết.
Nguyễn Hoàng Bảo Đại, sinh năm 1994, là một trong những kỹ sư đặc biệt trong cộng đồng AI Việt Nam. Anh vừa có thể lập trình, lại có thể sáng tác và biểu diễn âm nhạc.
Để được Google xét duyệt hồ sơ, người tham gia ứng tuyển phải được một nhân sự của Google hoặc một GDE giới thiệu. Đây là khó khăn lớn nhất của nhiều tài năng Việt vì không có người “mai mối”. Nguyễn Hoàng Bảo Đại đã được ông Lương Minh Thắng – nhà nghiên cứu về AI của Google tại Mỹ, kiêm CEO VietAI – giới thiệu và hướng dẫn làm hồ sơ.
Theo Bảo Đại, yếu tố quan trọng nhất để trở thành một GDE là đóng góp của người đó với cộng đồng. Điều này được tính bằng số lượng các blog, video bạn đã chia sẻ hoặc số lần tham gia các sự kiện, Tech Talk… với vai trò diễn giả. Quy mô, số người tham gia cũng như số người tiếp cận các video, blog sẽ là con số tham khảo để hội đồng giám khảo cân nhắc xem có được đi tiếp vào vòng phỏng vấn hay không.
Sau khi qua vòng nộp hồ sơ, các kỹ sư sẽ đến phòng phỏng vấn. Đây là vòng quyết định xem một người có đủ khả năng gia nhập cộng đồng GDE hay không. Điều kiện tiên quyết để trở thành một “ chuyên gia” là phải nắm chắc kiến thức từ cơ bản đến nâng cao trong lĩnh vực mình theo đuổi. Hơn nữa, ứng viên vững phải hiểu rõ những thư viện, công cụ được phát triển bởi Google trong lĩnh vực của mình.
Đại lấy ví dụ trong lĩnh vực học máy, anh đã phải ôn tập lại những kiến thức cơ bản từ feed-forward neural network cho đến những mô hình SOTA mới để đảm bảo có thể trả lời ngay mọi câu hỏi mà Ban giám khảo của Google đưa ra. Sau khi vượt qua vòng phỏng vấn, họ sẽ công bố danh sách các “chuyên gia” mới trong hệ thống Google Developer Expert toàn cầu.
Bảo Đại trình diễn ca khúc do AI viết nhạc trong Tech Awards 2020 tại TP HCM ngày 8/1.
Theo Lea Trúc, sáng lập cộng đồng Women Meet Tech – diễn giả quen thuộc trong nhiều sự kiện của Google, Facebook: “Để trở thành một GDE không dễ. Người được Google công nhận là chuyên gia phải rất giỏi và có những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực của mình”.
Lea Trúc cho biết, khi đã trở thành GDE, kỹ sư sẽ được Google hỗ trợ nhiều mặt như các chuyến du lịch hàng năm hoặc các chương trình học thuật, sự kiện quốc tế do Google tổ chức. Tuy nhiên, bản thân mỗi GDE đều phải cập nhật liên tục kiến thức, có những hoạt động thiết thực cho cộng đồng nếu không chứng chỉ này có thể “hết hạn”.
Bảo Đại hy vọng ngoài việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với cộng đồng GDE toàn cầu, anh có thể mang kiến thức mình học được truyền đạt cho những cộng đồng kỹ sư công nghệ, cùng các bạn trong nước phát triển những điều đặc biệt, mới mẻ của riêng cho cộng đồng kỹ sư Việt Nam. Đại cũng sẵn sàng trở thành cầu nối cho các kỹ sư tài năng trong nước đến với cộng đồng Google Developer Expert.
Google Developer Expert là chương trình tìm kiếm tài năng toàn cầu. Người được xướng danh này không phải nhân viên Google, nhưng được Google và cộng đồng công nghệ ghi nhận. Những người tôn vinh là các chuyên gia, nhà lãnh đạo trong một hoặc nhiều lĩnh vực mà Google đang khuyến khích phát triển. GDE là những người đóng góp tích cực cho các nhà phát triển, hệ sinh thái khởi nghiệp của địa phương cũng như toàn cầu, giúp xây dựng các ứng dụng có tính sáng tạo cao.
Hai GDE khác trong lĩnh vực Machine Learning của Việt Nam là Bá Ngọc, nhà sáng lập ProtonX và VietAI Hà Nội và Bình Nguyễn, kỹ sư đang làm việc tại Vin BigData.
Vì sao Google, Facebook mua tin tức khắp nơi nhưng kiên quyết từ chối Australia?
Theo ý kiến chuyên gia, cuộc chiến ở Australia thực ra xoay quanh quyền quyết định và vị thế đàm phán. Google và Facebook được hiểu là đang cố gắng duy trì vị thế trong quyết định chi trả cho báo chí.
Trong diễn biến mới đây, Google đe dọa sẽ vô hiệu hoá công cụ tìm kiếm của họ ở Australia, nếu chính phủ nước này phê duyệt luật buộc các công ty công nghệ phải trả tiền mua tin tức báo chí, thay vì dẫn lại miễn phí trên nền tảng như hiện tại.
Facebook, mạng xã hội xuất hiện cùng Google trong phiên điều trần của Thượng viện Australia hôm 22/1, cũng khẳng định đe dọa của mình. Facebook cho biết, họ sẽ không để người dùng Australia đăng hoặc chia sẻ tin tức báo chí nếu dự luật được thông qua.
2 công ty lập luận rằng, họ vốn đã hỗ trợ mảng báo chí bằng cách tạo thêm lưu lượng truy cập cho các trang. Google gần đây đã hủy một số website tin tức lớn của Australia trong các trang kết quả tìm kiếm để "thử nghiệm".
Đại diện Google (trong màn hình) trả lời chất vấn trong phiên điều trần của Thượng viện Australia hôm 22/1.
Điều đáng nói là việc trả tiền cho báo chí dường như không phải là vấn đề. Trong khi đấu tranh quyết liệt ở Australia, Google đã đồng ý trả tiền mua tin tức ở Pháp, trong một bộ khung thỏa thuận có khả năng mở rộng ra khắp Châu Âu.
Mới nhất từ ngày 26/1, Facebook đã bắt đầu triển khai Facebook News bên ngoài nước Mỹ, mang mô hình này đến Anh. Như vậy, Facebook sẽ trả tiền mua tin tức cho các cơ quan báo chí đối tác như Financial Times, Sky News, Channel 4 News, Telegraph, DC Thomson, Daily Mail, The Guardian, The Economist, The Independent, Wired, Vogue...
Mạng xã hội này hiện có kế hoạch đưa Facebook News đến nhiều quốc gia hơn nữa trong năm nay, trong đó đã bắt đầu đàm phán tích cực với Pháp và Đức, đồng thời nghiên cứu thị trường Brazil và Ấn Độ.
Vì sao Google, Facebook kiên quyết từ chối mua tin tức ở Australia?
Theo ý kiến chuyên gia, cuộc chiến ở Australia thực ra xoay quanh quyền quyết định và vị thế đàm phán. Google và Facebook được hiểu là đang cố gắng duy trì vị thế của họ trong quyết định chi trả cho báo chí.
Với luật được đề xuất ở Australia, nếu các cơ quan báo chí và các nền tảng công nghệ như Google không thể thống nhất giá cho nội dung tin tức, một cơ quan trọng tài độc lập sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp. Điều này cũng đồng nghĩa nguy cơ bị áp giá.
Thỏa thuận ở Pháp cho phép Google đàm phán với các tòa soạn, sử dụng các tiêu chí mà nền tảng đã thiết lập, bao gồm khối lượng tin bài xuất bản hàng ngày, lưu lượng truy cập hàng tháng, hay cả mức độ đóng góp cho thông tin chính trị và chính thống.
Rod Sims, chủ tịch cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của Australia, giải thích: "Mục đích của bộ luật mới là để giải quyết vị thế thương lượng không cân sức giữa các cơ quan báo chí của Australia với các nền tảng lớn, bên có ưu thế rõ ràng".
Bổ sung cho ý kiến trên, Peter Lewis, chuyên gia Viện Australia, tổ chức nghiên cứu độc lập nhận định: "Đây là chuyện dùng luật định, thay vì để các công ty công nghệ trả mức giá họ cho là phù hợp. Luật chuyển cán cân quyền lực từ tay họ sang một bên trung gian".
Dù vậy không công ty nào muốn bị can thiệp quá sâu. Đối với Google và Facebook, sự phản đối dữ dội ở Australia cho thấy nỗ lực hạn chế bị ràng buộc bởi các quốc gia trên thế giới trong quá trình mở rộng toàn cầu.
Hàn Quốc đứng thứ 5 toàn cầu về phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo Theo một thông báo vừa được đưa ra ngày 21/12 của Viện Quy hoạch và Đánh giá Công nghệ Thông tin và Truyền thông (IITP) Hàn Quốc, nước này đứng thứ 5 toàn cầu về phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Đứng đầu trong bảng xếp hạng năm này thuộc về Hoa Kỳ, trong khi đó, Châu Âu, Trung Quốc...