“Nhắc” Cục Thi hành án dân sự Hà Nội thu hồi tài sản các vụ án lớn
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng vừa yêu cầu Cục Thi hành án dân sự Hà Nội phân công lãnh đạo phụ trách việc thu hồi tài sản trong các vụ án lớn như Vinashin, Vinalines, “đại án nghìn tỷ” tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để đảm bảo công tác điều phối chung.
Tại buổi làm việc về tình hình thi hành các đại án, thu hồi tài sản tham nhũng mới đây, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đánh giá tỷ lệ thi hành án của Cục Thi hành án dân sự Hà Nội còn đạt tỷ lệ thấp, nhiều việc kéo dài, có những việc chưa thực sự quyết liệt… Đối với những vụ việc tồn đọng trên 10 năm cần phải rà soát lại, có thể lập các tổ để chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn.
Riêng với các vụ án lớn như Vinashin, Vinalines, “đại án nghìn tỷ” tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), ông Dũng yêu cầu Cục Thi hành án dân sự Hà Nội phải phân công lãnh đạo phụ trách để đảm bảo công tác điều phối chung. Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cũng phải khẩn trương tổng hợp các khó khăn vướng mắc của Hà Nội để có báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ.
Trên 88,5 tỷ đồng của Dương Chí Dũng có nguy cơ không thu hồi được.
Tiếp thu ý kiến, ông Lê Quang Tiến – Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị thuộc cục, các chi cục rà soát lại các vụ việc nổi cộm và hứa sẽ quyết tâm hơn nữa để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Theo Cục Thi hành án dân sự Hà Nội, khó khăn hiện nay là các loại việc trong các bản án, quyết định hình sự của tòa án tiếp tục tăng cao. Đặc biệt trong tháng 6/2017 mới thụ lý một số vụ việc có giá trị phải thi hành tăng đột biến là vụ đại án tại Agribank với giá trị thi hành án lên tới trên 3.000 tỷ đồng, hoặc vụ việc có đến 398 người được thi hành án với giá trị phải thu hồi trên 200 tỷ đồng…
Trong các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, người phạm tội đã chủ đích không đứng tên chủ sở hữu tài sản, không kê khai tài sản, tẩu tán hoặc che giấu tài sản tinh vi nên khó xác minh tài sản. Việc xác minh tài sản, nguồn gốc tài sản để thi hành án gặp nhiều khó khăn, đạt hiệu quả thấp, số tiền phải thi hành lớn nhưng tài sản xác minh, xử lý được để thi hành án có giá trị nhỏ, không đủ bảo đảm thi hành án.
Bên cạnh đó, việc xử lý tài sản để thi hành án gặp nhiều khó khăn như bán đấu giá nhiều lần không thành; ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao. Đến nay, số việc thi hành án tồn đọng trên 10 năm còn tồn trên 1.200 việc. Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đã kiến nghị Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự TP Hà Nội chỉ đạo các sở ngành, UBND quận, huyện thực hiện phối hợp có hiệu quả với cơ quan thi hành án trong việc tổ chức thi hành án dân sự nói chung và đối với các việc còn tồn đọng 10 năm nói riêng.
Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 4/2017, trả lời PV Dân trí, ông Lê Quang Tiến cho biết đã ra quyết định không có điều kiện thi hành án đối với khoản tiền trên 88,5 tỷ đồng của Dương Chí Dũng – cựu Chủ tịch Vinalines vì xác minh thấy “không còn tài sản”.
Video đang HOT
Ngoài ra, Chi cục Thi hành án dân sự quận Đống Đa đã ra quyết định chưa có điều kiện thi hành đối với khoản tiền 38 tỷ đồng phải thi hành của ông Trần Hữu Chiều – cựu Phó Tổng giám đốc cũng vì “hông còn tài sản nào khác”.
Ông Mai Văn Khang- cựu Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines phải bồi thường 12 tỷ đồng nhưng điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, tài sản chung của vợ chồng Khang chỉ có một căn hộ tại địa chỉ A1, tầng 2, lô 3B, ngõ 62 đường Trường Chinh (phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân) và hiện nay mẹ, vợ và hai con đang sinh sống. Do giá trị tài sản rất nhỏ so với tổng số tiền phải thi hành 12 tỷ đồng nên chấp hành viên đã tiến hành kiểm tra hiện trạng và ra quyết định kê biên, xử lý tài sản.
Cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình bị tuyên bồi thường 500 tỷ đồng nhưng số tiền thi hành thu hồi được rất ít ỏi.
Chi cục Thi hành án dân sự quận Hai Bà Trưng được giao tiến hành thu hồi tài sản của Bùi Thị Bích Loan – nguyên Kế toán trưởng Vinalines – phải bồi thường cho Vinalines 6 tỷ đồng nhưng đã phải ra quyết định chưa có điều kiện thi hành vì bà Loan đang ở nhờ nhà con rể và mắc bệnh hiểm nghèo và phải điều trị hóa chất, tia xạ tại Bệnh viện K.
Trong khi đó, số tiền phải thu hồi của ông Mai Văn Phúc – cựu Tổng giám đốc Vinalines để bồi thường cho Vinalines trên 98 tỷ đồng nhưng đến nay Chi cục Thi hành án dân sự quận Tây Hồ mới đang xác minh nhà đất và tài sản trên đất tại số 72B Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội (?!).
Đối với vụ án xảy ra tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), cơ quan thi hành án dân sự đã từng ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án số tiền hơn 1.000 tỷ đồng vì xác nhận người phải thi hành án không còn điều kiện thi hành án.
Trong đó, cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình bị tuyên bồi thường khoảng 500 tỷ đồng nhưng đến nay mới chỉ thu hồi được số tiền rất ít ỏi. Còn Trần Quang Vũ – nguyên Tổng giám đốc Vinashin còn phải thi hành trên 24 tỷ đồng và lãi chậm thi hành án nhưng tài sản đảm bảo thi hành án rất ít.
Thế Kha
Theo Dantri
Sắp có kết luận vụ lùm xùm đấu giá nhà đất của Bầu Kiên
Theo nguồn tin của PV Dân trí, đoàn kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) sắp hoàn tất kết luận về lùm xùm bán đấu giá nhà đất tại số 5 Hồ Biểu Chánh của vợ chồng "Bầu" Kiên.
Ông Trần Tiến Dũng và bà Nguyễn Thị Thuỷ Khiêm chủ trì cuộc họp (Ảnh: BTP).
Hôm qua (7/6), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng và Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Thị Thủy Khiêm đã đồng chủ trì buổi làm việc giữa hai cơ quan về công tác thi hành án dân sự.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), VKSND các cấp đã tích cực tham gia các cuộc họp liên ngành để đóng góp ý kiến, thống nhất quan điểm, kịp thời giải quyết một số vụ việc phức tạp. Công tác kiểm sát thi hành án cũng được tích cực triển khai, góp phần giúp Tổng cục Thi hành án dân sự kịp thời chấn chỉnh, chỉ đạo khắc phục các sai phạm, rút kinh nghiệm chung trong toàn ngành.
Thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết, đại diện hai cơ quan cũng thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc như việc phối hợp tổ chức kiểm tra liên ngành giữa Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) và Vụ 11 (VKSND Tối cao) đối với công tác thi hành án dân sự chưa được thường xuyên, mới chỉ tập trung vào các vụ việc cụ thể. Sau khi cơ quan thi hành án chuyển các quyết định về thi hành án cho viện kiểm sát, một số trường hợp viện kiểm sát không có ý kiến đúng thời hạn mà sau một thời gian dài mới thực hiện việc kháng nghị, kiến nghị, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án.
Việc phối hợp cưỡng chế trong một số trường hợp chưa kịp thời, VKSND không tham gia cưỡng chế với lý do chưa đồng ý quan điểm giải quyết.
Trong khi đó, Tổng cục Thi hành án dân sự chưa chủ động phối hợp thường xuyên, kịp thời với Vụ 11 (VKSND Tối cao) để chỉ đạo xử lý một số vụ việc thi hành án mà cơ quan thi hành án dân sự và VKSND địa phương còn có quan điểm khác nhau, dẫn đến lúng túng trong quá trình giải quyết. Một số vụ việc còn có ý kiến khác nhau nhưng chưa kịp thời tổ chức họp bàn và thống nhất giải quyết dẫn tới kéo dài thời gian thi hành án.
Để công tác phối hợp ngày càng đi vào thực chất, ông Nguyễn Văn Nông - Vụ trưởng Vụ 11 - VKSND Tối cao, cho rằng cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm sát trực tiếp đối với các chi cục thi hành án dân sự. Ngoài việc kiểm sát các cơ quan thi hành án dân sự cần chú trọng trong công tác kiểm sát các cơ quan khác. Ông Nông ví dụ như VKSND TPHCM kiểm sát hoạt động của một số trung tâm bán đấu giá tài sản, VKSND TP Hà Nội kiểm sát hoạt động văn phòng thừa phát lại...
Ông Hoàng Sỹ Thành - Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, đánh giá thi hành án dân sự là lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm. Chính vì thế lãnh đạo Bộ Tư pháp, VKSND Tối cao cần quan tâm chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị tham mưu để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh công tác phối hợp trong xây dựng, hoàn thiện và ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn về thi hành án các quyết định của tòa án giải quyết phá sản. Đặc biệt, VKSND các cấp cần kiểm sát chặt chẽ hoạt động kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản để hạn chế tối đa các sai phạm đồng thời tăng cường công tác kiểm sát hoạt động xét xử của tòa án để đảm bảo bản án tuyên rõ ràng, khả thi trong thực tế.
Trong việc tổ chức thi hành án, bán đấu giá nhà đất số 5 Hồ Biểu Chánh (TPHCM), cơ quan thi hành án và viện kiểm sát đã vênh nhau quan điểm. Còn bà Đặng Ngọc Lan (vợ "Bầu" Kiên) nói bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng (Ảnh: Nguyễn Quang).
Kết thúc buổi họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng yêu cầu Tổng cục Thi hành án dân sự kịp thời khắc phục các hạn chế trong một số khâu như tổ chức họp liên ngành, cung cấp hồ sơ, tài liệu để hai bên kịp thời có những trao đổi, thống nhất quan điểm xử lý một số vụ việc phức tạp, kéo dài. Đặc biệt, VKSND các cấp cần tăng cường kiểm sát đối tượng có liên quan, đặc biệt trong việc thẩm định, bán đấu giá tài sản. Mỗi ngành cần đảm bảo việc cung cấp, phản hồi, xử lý thông tin báo chí được chuẩn xác, kịp thời, tránh tình trạng thông tin thiếu toàn diện, gây áp lực lớn cho cơ quan thi hành án.
Như Dân trí đã phản ánh, trong vụ việc thi hành án, bán đấu giá tài sản nhà đất rộng 360m2 tại số 5 Hồ Biểu Chánh (TPHCM) của vợ chồng ông Nguyễn Đức Kiên ("Bầu" Kiên)- cựu Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB- cơ quan thi hành án dân sự đã "phản bác" quan điểm của VKSND TPHCM, VKSND Tối cao.
VKSND Tối cao cũng có văn bản yêu cầu VKSND TPHCM xem xét, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, ban hành kháng nghị (nếu còn thời hạn) hoặc kiến nghị yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự huỷ bỏ kết quả bán đấu giá nhà đất số 5 Hồ Biểu Chánh, tổ chức lại việc thi hành án đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả cho VKSND Tối cao được biết.
Tuy nhiên sau đó, Chi cục Thi hành án dân sự quận 10 đã có văn bản "phản bác" VKSND TPHCM. Tuy vậy, cơ quan này thừa nhận trong quá trình tổ chức thi hành Bản án số 570/2014/HSPT của "Bầu" Kiên đã có những thiếu sót nhất định nhưng về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến kết quả tổ chức thi hành dứt điểm bản án.
Theo nguồn tin của PV Dân trí, đoàn kiểm tra của Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) chuẩn bị hoàn tất kết luận về lùm xùm bán đấu giá nhà đất tại số 5 Hồ Biểu Chánh của vợ chồng "Bầu" Kiên.
Thế Kha
Theo Dantri
Hoãn xử đại án tham nhũng Giang Kim Đạt và đồng phạm do thiếu luật sư Theo kế hoạch hôm nay (21.1) TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử Giang Kim Đạt và đồng phạm vì hành vi tham nhũng. Phiên toà xét xử Giang Kim Đạt đã bị hoãn. Tại phiên xử một số luật sư tham gia bào chữa trong vụ án này có đơn xin hoãn vì đang bận tham dự phiên tòa xét xử...