Nhạc cụ của người Ê Đê ở Tây Nguyên
Nhạc cụ dân gian của người dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên với nguyên lý cấu tạo đơn sơ, mộc mạc, mang lại bản sắc rất riêng từ những vật liệu như: tre, nứa, vỏ bầu, sừng trâu…
Những loại nhạc cụ này của người dân tộc Ê Đê, theo lời của ông Y Gỗ Niê thì được diễn giải như một gia đình với nhiều thế hệ.
“Đủ một bộ dàn chiêng là đủ một gia đình. Là theo cái phong tục là từ hồi xưa bố mẹ đủ là một cái gia đình. Đủ cái bộ dàn chiêng là theo là cà na nè, là krông đó, krông là ông. Tha rà na chiêng là bà. Cái nay mà đủ là bố. Cái nan là mẹ… Và cuối cùng là cả nhà. Riêng cái bộ chiêng tất cả là một gia đình”.
Ông Y Gỗ Niê nói rằng nhạc cụ dân gian Ê Đê được ra đời từ trong cuộc sống lao động và sinh hoạt văn hoá tinh thần của cộng đồng. Từ những công cụ đuổi chim, thú giữ rẫy cho tới những công cụ giải trí sau một ngày lao động vất vả. Ông Y Gỗ Niê nói rằng nhạc cụ dân gian gắn với tình cảm của con người.
“Đi đường ngoài rẫy đó, thấy nghe cái này, mình thích, thích hết đó. Ai cũng thích. Thích, ai cũng đi cùng luôn. Thì ai hát ai-ray được, mình hát ai-ray, ví dụ như là đối đáp. Trai và gái đối đáp, sau này thành vợ, thành chồng đó”.
Nhạc cụ dân gian này được truyền dạy cho những đứa trẻ Ê Đê từ tấm bé.
“Con học được bao lâu rồi? – Sâu, lâu rồi – Con học được loại nhạc cụ nào? – Cồng chiêng”.
Ông Y Gỗ Niê cho biết âm nhạc dân gian Ê Đê đã gắn bó với nghi lễ vòng đời người và vòng cây trồng, cùng với các lễ hội truyền thống của cộng đồng. Nó là linh hồn, là sức mạnh tinh thần và bản sắc văn hoá của người Ê Đê mà mỗi gia đình người Ê Đê ở Tây nguyên cần trân trọng gìn giữ.
“Ông bố, ông già, bà già hồi trước, hồi xưa đó là cái này là hồn của nó đó. Nó không được bỏ lại. Hồn của nó mình giữ lại thôi. Mình giữ để sau này mình để ví dụ như tập lại cho con cái, con cháu của mình, để giữ lại cái bản sắc của mình thôi”.
Mong muốn giữ gìn bản sắc từ những nhạc cụ này của ông Y Gỗ Niê đang đối mặt với sự phát triển của các loại
Theo VOA
Thác Đambri huyền thoại: Vẻ đẹp hùng vĩ giữa đại ngàn Tây Nguyên
Thác Dambri nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ, hùng vĩ với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Ngày nay, khu du lịch sinh thái Đambri là một địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thập phương
Từ thị xã Bảo Lộc đi quá 18km, qua những đồi chè, cà phê, cây ăn trái xanh ngát... du khách đến với khu du lịch sinh thái Đambri để được thưởng thức cảnh đẹp hùng vĩ cùng khí hậu trong mát của rừng nguyên sinh nam Tây Nguyên. Đambri là một thác nước đẹp, cao nhất vùng Lâm Đồng. Nguồn nước của dòng thác từ trên cao hơn 90 m đổ xuống, tạo nên một khung cảnh rất hùng vĩ.
Toàn cảnh thác Dambri - Ảnh: Sưu tầm
Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái người dân tộc K'ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước. Vào một ngày nọ, chàng trai mất tích không một dấu vết để lại. Cô gái khóc mãi, chờ mãi, nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn. Người K'ho đặt tên thác là Đambri - nghĩa là "đợi chờ".
Dòng thác gắn với chuyện tình đôi trai gái - Ảnh: Sưu tầm
Dòng thác hùng vĩ - Ảnh: Sưu tầm
Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài km còn nghe thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá, diện tích gần 300ha với đủ loài chim. Nhiều cây cổ thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi... gốc to tầm vài ba vòng tay người ôm cũng có mặt ở đây.
Dòng thác Dambri vào mùa mưa với lượng nước lớn - Ảnh: Sưu tầm
Đường vào trung tâm khu du lịch có một cầu xi măng dài hơn 20m bắc ngang suối, gần đỉnh thác. Đứng trên cầu, khách du lịch có thể thưởng thức cảnh tượng hùng vĩ của dòng nước cuồn cuộn đổ từ đỉnh thác xuống. Khách muốn xuống chân thác có thể đi bằng hai đường: Thang máy hoặc đường bộ. Nhưng hầu hết du khách đều chọn đường bộ men theo sườn núi, đã được bê tông hoá nên đi lại thuận tiện và vừa được thưởng ngoạn phong cảnh.
Theo việt nam plus, mytour
Thú vị loài hươu lai chuột mang lời đồn tăng cường sinh lực ở Việt Nam Người ta sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng để mua con chuột hươu nhỏ xíu về ăn những mong tăng cường sinh lực. Ở Việt Nam, có một loài vật đến từ cổ đại, mà ít người biết đến, đó là loài hươu chuột, còn có tên gọi là cheo cheo, hay hoẵng gà. Loài hươu chuột có pháp danh khoa học...