Nhà xuất bản Giáo dục sắp thoái vốn tại Tập đoàn Tân Mai
CTCP Tập đoàn Tân Mai tiền thân là Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt Nam, được thành lập năm 1958.
Ngày 29/4 tới đây, tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ bán đấu giá để thoái vốn gần 7,22 triệu cổ phần sở hữu tại CTCP Tập đoàn Tân Mai (Tân Mai Group), tương đương 72,1 tỷ đồng theo mệnh giá, chiếm 8,1% vốn điều lệ của Tập đoàn Tân Mai với mức giá khởi điểm 11.500 đồng/cổ phần.
CTCP Tập đoàn Tân Mai tiền thân là Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt Nam, được thành lập năm 1958. Công ty là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động dưới hình thức CTCP từ năm 2006.
Công ty đã trải qua 7 lần tăng vốn điều lệ từ năm 2006 đến năm 2013 để tăng vốn từ 348 tỷ đồng lên 890 tỷ đồng. Công ty hiện quản lý 5 công ty con là các chi nhánh của công ty tại các tỉnh miền trung, tây nguyên, Đồng Nai.
Video đang HOT
Cổ đông nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của công ty gồm: Tổng công ty Giấy Việt Nam (nắm giữ 22,6%), Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (8,1%), và 1 cá nhân nắm giữ 61,7%
Trước năm 2012, sản phẩm chính của công ty là giấy. Năm 1992 sản lượng giấy của công ty là 20.100 tấn giấy/năm, năm 2004 đạt 72.000 tấn giấy/năm, năm 2008 đạt 14.000 tấn giấy/năm. Từ năm 2012 công ty đã ngưng sản xuất giấy để thực hiện công tác di dời nhà máy ra khỏi TP. Biên Hòa, Đồng Nai theo Quyết định của Thủ tướng và UBND tỉnh Đồng Nai, đến nay vẫn chưa tái sản xuất. Hiện tại hoạt động chính của công ty là đầu tư các dự án bất động sản và khai thác lâm nghiệp. Công ty hiện đang quản lý hơn 30,8 nghìn ha đất rừng, trong đó có 21,7 nghìn ha đất có rừng và 9,06 nghìn ha đất chưa có rừng tại địa bàn các tỉnh Đắc Nông, Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Kon Tum. Các sản phẩm trồng rừng của công ty gồm hơn 2,8 nghìn ha rừng tự nhiên, hơn 10 nghìn ha rừng thông, hơn 4,3 nghìn ha rừng keo còn lại là rừng cao su và cây trồng nông nghiệp.
Hiện tại công ty đang quản lý và sử dụng nhiều khu đất có diện tích hơn 151 triệu m2 tại Đắc Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ngài, Kon Tum. Tất cả là đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất. Cuối năm 2015, Tân Mai Group đã dùng quyền sử dụng đất và quyền khai thác mặt bằng khu đất Nhà máy Giấy Tân Mai cũ tại phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, Đồng Nai để góp 30% vốn (tương đương 150 tỷ đồng) thành lập CTCP Bất động sản Tân Mai.
Công ty bắt đầu có lỗ lũy kế từ năm 2012 do ngừng sản xuất giấy. Năm 2017, lợi nhuận khác tăng đột biến do được miễn giảm lãi vay của ngân hàng. Năm 2018 tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi với hầu hết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính đều không đạt so với kế hoạch.
Hải An
SCIC thoái vốn hơn 175 tỷ đồng tại CIENCO5
Thông tin từ Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 20-3 tới, tại HNX, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ bán đấu giá trọn lô để thoái vốn số cổ phần sở hữu tại Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 - CTCP (CIENCO5), gồm 17.560.000 cổ phần (175,6 tỷ đồng theo mệnh giá), tương đương 40% vốn điều lệ với mức giá khởi điểm 19.300 đồng/cổ phần.
CIENCO5 là Tổng công ty nhà nước, được thành lập năm 1995. Năm 2010, công ty chuyển đổi mô hình sang hình thức công ty mẹ - công ty con. Năm 2013, Tổng công ty triển khai cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5. Từ ngày 2-6-2014, Tổng công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
Cổ đông nắm giữ trên 5% vốn điều lệ của CIENCO5, gồm: SCIC (nắm giữ 40%), CTCP Đầu tư Hải Phát (38,68%), CTCP Đầu tư Hải Phát Thủ đô (15,50%), ba cổ đông lớn của Tổng công ty nắm giữ tới 94,18% vốn điều lệ.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty là xây dựng các công trình giao thông. Một số các dự án tiêu biểu của CIENCO5 gồm dự án đường Hồ Chí Minh, dự án nâng cấp quốc lộ 10, dự án đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, dự án đường cao tốc Bắc Nam. Một số công trình cầu gồm cầu Bồng Sơn, cầu Tuyên Sơn, cầu Rạch Miễu, cầu Thạch Hội, cầu Hương An.
Hiện, Tổng công ty quản lý và sử dụng khu đất có diện tích 1.063,5m2 tại TP Đà Nẵng. Đây là khu đất được Nhà nước giao, có thu tiền sử dụng đất.
M.K
Theo nhandan.com.vn
SHB bán công ty tài chính tiêu dùng SHBFC cho đối tác nước ngoài Ngoài lợi ích về kinh nghiệm của đối tác nước ngoài, SHB cũng dự kiến thu được lợi nhuận lớn từ việc thoái vốn cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Ngày 08/04/2020, Hội đồng thành viên Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHBFC) đã ra Nghị quyết trình Hội đồng quản trị SHB...