Nhà xe tranh giành khách kiểu “xã hội đen”
Tuyến vận tải phía Bắc trong thời gian gần đây liên tục xuất hiện hiện tượng cạnh tranh khách theo kiểu “ xã hội đen” như tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Nam Định, Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Hòa Bình… Nguyên nhân của nó là do cung đã vượt cầu, để có khách, các nhà xe tìm đủ mọi cách: thuê “cò”, nấn ná ở cổng bến, bắt khách dọc đường, thậm chí xe nọ còn “đè” xe kia để chạy trước bắt khách.
Bùng nổ các phương tiện vận tải hành khách trong vài năm gần đây đã dẫn đến sự cạnh tranh sống còn giữa các doanh nghiệp vận tải khi cung vượt cầu. Không chỉ vòng vo, đứng “lì” ở cổng bến, đua xe trên quốc lộ để bắt khách gây mất trật tự an toàn giao thông mà nhiều vụ ẩu đả, đánh nhau kiểu “xã hội đen” để tranh giành khách giữa các nhà xe đã diễn ra.
Đỉnh điểm của việc mâu thuẫn trong tranh giành khách vào ngày 16/7 tại tuyến vận tải Hà Nội – Nam Định liên quan đến cái chết của ông Vũ Mạnh Đức.
Nạn tranh giành khách theo kiểu “xã hội đen” đang gây bức xúc cho xã hội. Ảnh: H.H..
Tuyến vận tải phía Bắc trong thời gian gần đây liên tục xuất hiện hiện tượng cạnh tranh khách theo kiểu “xã hội đen” như tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Nam Định, Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Hòa Bình… Nguyên nhân của nó là do cung đã vượt cầu, để có khách, các nhà xe tìm đủ mọi cách: thuê “cò”, nấn ná ở cổng bến, bắt khách dọc đường, thậm chí xe nọ còn “đè” xe kia để chạy trước bắt khách.
Khoảng 18h25″ ngày 16/7, tại quốc lộ 21 thuộc địa bàn huyện Trực Ninh, Nam Định, ông Vũ Mạnh Đức, trú tại huyện Trực Ninh đã bị tai nạn giao thông dẫn đến tử vong. Nguyên nhân của vụ tai nạn hiện đang được Công an huyện Trực Ninh, Nam Định làm rõ.
Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Lưu, Giám đốc Công ty cổ phần Đức Lượng, ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định thì cái chết của ông Đức có thể liên quan đến việc tranh giành khách xảy ra trước đó vài giờ giữa 2 xe khách mang BKS 18B – 00166 do anh Vũ Mạnh Hà, con ông Vũ Mạnh Đức điều khiển chạy tuyến Giáp Bát – Hải Hậu xuất bến tại Bến xe Giáp Bát và xe khách BKS 18N – 8661 của Hợp tác xã vận tải Hòa Bình chạy tuyến Giáp Bát – Trực Ninh do anh Lê Lộc Thọ điều khiển.
Video đang HOT
Ra đường Giải Phóng xe BKS 18N – 8661 gặp xe BKS 18B – 00166 nên cho rằng xe đi trước “đè” giờ nên xe sau bị muộn. Thế là mâu thuẫn đã xảy ra. Anh Hà điện thoại về cho bố là ông Đức nhờ can thiệp. Sau đó vụ tai nạn xảy ra. Liên quan đến vấn đề này, Công an huyện Trực Ninh, Nam Định cho biết có vụ tai nạn như trên xảy ra. Tuy nhiên, Công an huyện đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Tuyến vận tải hành khách Nam Định – Hà Nội được coi là một trong những tuyến “ nóng” về tình trạng tranh giành khách, thậm chí còn dùng “luật rừng” để cạnh tranh. Chuyện đánh nhau, đập vỡ cửa kính xe xảy ra như cơm bữa. Cách đây chưa lâu, Công an huyện Xuân Trường đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Đình Quý, ở xã Xuân Trung, huyện Xuân Trường, chủ nhà xe “Quý béo” vì tội “cố ý gây thương tích” do đánh ông Vũ Thành Đô, Chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải Xuân Trường làm tổn hại 14% sức khỏe. Theo ông Ngô Ngọc Lâm, Trưởng Công an huyện Xuân Trường thì đây là vụ hành hung gây thương tích do mâu thuẫn trong vận tải, khi 2 nhà xe hoạt động trùng giờ nhau, gây nên tranh giành khách.
Như đã trở thành lệ ở bất kỳ tuyến vận tải nào, nếu 2 xe khách cùng song song trên đường thì thế nào cũng có một cuộc đua diễn ra. Chúng tôi từng là nạn nhân của kiểu cạnh tranh này ở tuyến Mỹ Đình – Hòa Bình và Mỹ Đình – Quảng Ninh nên rất lo lắng. Bởi giờ xuất bến giữa các xe quá sát nhau. Xe nào ra ngoài cũng đi chầm chậm bắt thêm khách, thế là đụng vào xe sau. Lái phụ xe chẳng thèm quan tâm đến sự an toàn của hành khách, mà thẳng thừng chửi nhau, đe dọa nhau, rồi mạnh ai nấy vượt, chèn lên trước, đánh võng, lạng lách trên đường cực kỳ nguy hiểm.
Huyện Trực Ninh, Nam Định được biết đến là một trong những địa bàn “nóng” liên quan đến nạn tranh giành khách theo kiểu “xã hội đen”. Theo đồng chí Trần Văn Bình, Trưởng Công an huyện Trực Ninh, tính đến đầu năm 2012, toàn huyện đã có hơn 300 xe ôtô chở khách và chở hàng hoá tương ứng với 20 doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã tham gia kinh doanh vận tải hành khách và 27 công ty, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá.
Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Trực Ninh xuất hiện kiểu cạnh tranh không lành mạnh nhất là trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách diễn ra khá phức tạp như tranh giờ, lượt, giờ vận tải dẫn đến tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, xe đi sau vượt xe đi trước đón khách giữa đường dẫn đến tình trạng đánh nhau, gây cản trở ách tắc giao thông vận tải. Đã từng xảy ra những vụ việc như các lái xe “hung hăng” đập vỡ kính xe, sử dụng tuýp nước đánh trả lẫn nhau…
Thậm chí có những phương tiện còn chèn ép khách, bán khách dọc đường, xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan pháp luật, không chấp hành các quy định của bến xe, chở quá số người quy định, chở hàng hoá trong khoang chở khách không đúng nơi quy định…
Trước tình trạng tranh giành khách theo kiểu “xã hội đen” đang diễn ra trên địa bàn, mới đây, Công an huyện Trực Ninh đã mở hội nghị bao gồm các chủ xe, lái xe đại diện cho các doanh nghiệp vận tải để cùng ký cam kết đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện tốt phong trào 3 tự “Tự quản – tự phòng – tự bảo vệ”. Việc các chủ xe, lái xe có dịp cùng ngồi với nhau, bày tỏ những bức xúc cũng như những khó khăn trong công việc đã trở thành cơ hội để giải quyết nạn tranh giành khách không lành mạnh. Tuy nhiên, không lâu sau khi hội nghị diễn ra, vụ việc đáng tiếc ngày 16/7 liên quan đến 2 xe khách như đã nói ở trên đã xảy ra.
Không chỉ tại tỉnh Nam Định, vừa qua, trên quốc lộ 5 đã xảy ra nạn các xe khách “đầu gấu” ngang nhiên chèn ép và tranh giành khách với các xe khách khác. Để giải quyết vấn đề này, tháng 4/2011, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 2227/VPCP-TH gửi UBND TP Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình trạng tranh giành khách tại quốc lộ 5. Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương nêu trên kiểm tra sự việc, phải có biện pháp xử lý, lập lại trật tự an toàn giao thông trên quốc lộ 5.
Hy vọng rằng, với những biện pháp mạnh như trên, nạn tranh giành khách theo kiểu “xã hội đen” gây nguy hiểm cho hành khách cũng như người tham gia giao thông sẽ sớm bị dẹp bỏ, trả lại trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ
Theo CAND
Tranh giành ẩu đả kinh hoàng trên các tuyến đường
Bắt đầu từ hôm qua 28-4, lượng người đổ về các bến xe nhiều gấp 2-3 lần ngày bình thường vì đợt nghỉ lễ năm nay kéo dài 4 ngày. Người đông, xe đông là cơ hội để những chiếc xe dù hoạt động, thậm chí xe của các công ty vận tải cũng quay vòng thêm lượt để tranh giành khách dù không có "nốt" đăng ký. Tranh giành khách, lâu nay vẫn là nguyên nhân gây nên những cuộc ẩu đả giữa các xe khách. Vào những dịp nghỉ lễ, Tết khi các xe khách hoạt động tối đa thì việc tranh giành khách càng diễn ra khốc liệt hơn.
Tranh giành khốc liệt
Chiều 22-4, chuyến xe của Công ty JSC Nam Định chạy từ huyện Hải Hậu về Hà Nội vào lúc 15h20, thực tế nốt (thời gian đăng ký giờ chạy theo quy định) của chiếc xe này là 7h30 từ Hải Hậu về Hà Nội và từ 11h30 từ Hà Nội về Hải Hậu. Nhưng vì sáng hôm đó, lượng khách từ Hải Hậu về Hà Nội không có nên xe này đã lùi lại đến chiều để vớt khách. Khi đi đến ngã ba Yên Định thuộc huyện Hải Hậu, bất ngờ một chuyến xe khác cũng xuất phát từ Hải Hậu đến Sơn Tây BKS 18N - 3210 chạy phía trước đã dừng lại, "hỏi thăm" lái xe xem xe này chạy mấy giờ. Lái xe của xe JSC biết mình chạy sai nốt nên trả lời là xe tăng cường và đề nghị chủ xe chạy trước còn mình sẽ chạy sau một lát. Vụ việc tưởng chừng được giải quyết, nhưng khi thấy xe JSC chạy sau bắt được nhiều khách hơn, chủ của chiếc xe trên chạy được thêm khoảng 6km thì dừng lại chặn đầu chiếc xe của Công ty JSC, chủ xe và phụ xe đã túm cổ áo đấm thẳng vào mặt lái xe JSC. Chính chiếc xe 18N-3210 này sau khi chạy đến địa phận huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cũng bị một chiếc xe khác chạy cùng giờ đến gây gổ vì đã bắt khách trên địa bàn huyện Giao Thủy.
Đây không phải là lần đầu tiên vụ việc như vậy xảy ra, trước đó, vào đầu tháng 4, cũng chỉ vì tranh giành khách, xe chạy không đúng giờ quy định mà hai phụ xe của tuyến Hải Hậu - Nam Định đã chém nhau khiến một người bị thương phải khâu 5 mũi trên mặt.
Mới đây nhất, chỉ vì lý do tranh giành khách mà chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (SN 1979) trú tại phường 15, quận 10, chủ một hãng xe khách đã bị đâm chết tại chỗ. Do đã có mâu thuẫn từ trước, khi chiếc xe của chị Hạnh đang trên đường, liền bị xe của nhà xe Tuấn - Hương trên tuyến TP.HCM - Đắk Lắk chặn lại đồng thời bán hết khách sang xe khác để tiện bề xử lý. Chị Hạnh nhận được tin báo là phía trước có một chiếc xe đang đi hướng ngược lại và chở khoảng 20 tên đầu gấu để xử lý xe của gia đình chị. Chị Hạnh có ý muốn giảng hòa và không để sự việc rắc rối thêm nên khi nhìn thấy xe của nhà xe Tuấn Hương, chị đã xuống xe đề nghị chủ xe nói chuyện nhưng bất ngờ đã bị một đối tượng đâm thẳng vào người. Dã man hơn chúng còn lăn qua chị nhiều vòng bánh xe rồi bỏ chạy khiến chị chết ngay tại chỗ.
Trước đó, vào tháng 8-2011, lái xe Trương Nhật Hà (30 tuổi, anh ruột Trương Nhật Ý) điều khiển xe khách mang BKS 74K-8906 rời bến xe trung tâm Đà Nẵng đi TP Đông Hà (Quảng Trị) theo đường Tôn Đức Thắng. Tuy nhiên, lúc này xe "dù" mang BKS 74B-000.14 do Lê Sỹ Hòa (40 tuổi, trú tại khu phố 7, phường 5, TP Đông Hà, Quảng Trị) điều khiển dù đang trong thời hạn bị bến xe trung tâm Đà Nẵng đình chỉ phiên chạy 15 ngày vẫn ngang nhiên hoạt động bắt khách dọc đường. Khi phát hiện xe mang BKS 74K-8906 đang chạy phía sau, Hòa chặn trước mũi không cho vượt lên. Khi hai xe chạy đến chốt đèn Ngô Thì Nhậm - Tôn Đức Thắng, phụ xe Trương Nhật Ý (xe 74K-8906) và phụ xe 74B-000.14 là Phan Văn Đồng (21 tuổi, khu phố 4, phường Đông Lễ, TP Đông Hà) cùng nhảy xuống giành 1 hành khách thì xảy ra xô xát. Khi lái xe Trương Nhật Hà vào can ngăn thì bị Lê Văn Sắt (29 tuổi, trú khu phố 1, phường 3, thị xã Quảng Trị) và Nguyễn Văn Đại phía nhà xe 74B-000.14 tấn công. Đại nhặt đá ném trúng mặt Ý và dùng gậy tre đánh Ý vỡ xoang hàm trái, tụ khí và máu nội sọ, hiện đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng, lái xe Hà bị đánh vỡ đầu, đa chấn thương tay, lưng.
Khoanh vùng "lãnh địa" hoạt động
Chuyện xung đột giữa các chủ xe trên các tuyến đường diễn ra thường xuyên và vô cùng căng thẳng, chủ yếu do sự hung hăng của những chủ xe được cho là có máu mặt. Thậm chí, nhiều chủ xe còn xưng hùng xưng bá và khoanh vùng "lãnh địa" của mình nếu một hãng xe nào đó chạy trước mà đón được khách tại những "vùng cấm" thì ngay lập tức sẽ gọi điện yêu cầu phải bỏ khách đó xuống, nếu nhẫn nhịn mà bỏ xuống thì không sao, còn nếu không chắc chắn xe đó sẽ bị chặn lại và phải nộp... "phạt" thường từ 1 đến 2 triệu đồng. Có khi chủ xe và lái xe còn bị đánh đập, hành hung. Chuyện này diễn ra thường xuyên nhưng các chủ xe "yếu thế" không thể làm gì được và đành chấp nhận
Tình trạng tranh giành, "cướp" khách trên các tuyến ô tô khách diễn ra công khai trắng trợn. Những quy định ngầm trong lĩnh vực hoạt động vận tải hành khách đang hình thành, thao túng gây nên những cuộc ẩu đả nghiêm trọng. Trong đó không loại trừ tình trạng sử dụng vũ lực, ứng xử theo kiểu "xã hội đen" trong việc tranh giành khách. Sự cạnh tranh giữa các hãng xe trong cùng 1 tuyến và giữa các xe chạy trên các tuyến khác nhau nhưng cùng trên một trục đường đang diễn ra hết sức khốc liệt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ xe khách trên cả nước. Nguyên nhân, số xe xuất bến trong một ngày quá nhiều, thời gian xuất bến mỗi chuyến ít (ví dụ tuyến Tam Bạc - Lương Yên chỉ 10 phút/chuyến). Trong khi đó, về lộ trình chạy các tuyến trùng nhau hoàn toàn nên những xe không có thương hiệu mạnh hầu như không có khách. Để tồn tại, các xe khách này không có cách nào khác phải kéo dài thời gian lưu lại tại bến, hoặc chạy chậm lòng vòng quanh khu vực bến để vớt thêm khách. Sau khi ra khỏi điểm xếp xe trong bến (trả chỗ đỗ cho xe chạy nốt sau) thì các lái xe thường không chạy thẳng theo đúng giờ quy định mà luôn nổ máy dừng xe tại cửa ra của bến với mục đích "câu giờ", "bắt" khách của những chuyến ra liền sau đó.
Anh Phạm Văn Tú, lái xe của Công ty JSC cho biết: Làm ăn ngày càng khó khăn, nếu không muốn bị lỗ thì chỉ có cách là phải làm nhiều thêm, được người khách nào hay khách đó. Cả chuyến chạy xe có khi chỉ đủ tiền dầu, thậm chí chỉ có khách một chiều nên nhiều khi lái xe phải bỏ nốt chính của mình, chấp nhận chạy sai nốt để kiếm khách. Thế nên tình trạng chủ xe gây hấn với nhau vì chạy không đúng nốt diễn ra thường xuyên nhưng cũng chẳng ai làm gì được. "Ai cũng phải kiếm ăn cả" - đó là lập luận của những người chạy sai nốt. Hơn nữa, khi kiểm tra cơ quan chức năng chỉ xử phạt xe chạy sai tốc độ, sai làn đường, đón trả khách sai quy định, quá số người trên xe... mà không mấy khi kiểm tra xem xe có chạy đúng lịch trình đã có hay không. Còn khi đến bến, xe không vào bến xếp hàng mà chỉ đỗ ở ngoài cửa bến, nếu không muốn về luôn thì gửi xe lại các bãi đỗ chui xung quanh. Thậm chí nhiều chủ xe còn chấp nhập không cần đóng dấu nhật trình, để lao vào cuộc cạnh tranh tiếp theo.
Vẫn còn những kẽ hở
Thực tế các doanh nghiệp xe khách hiện nay đã dùng hình thức khoán đối với lái xe điều đó đã tạo ra áp lực khiến các lái xe phải quay vòng xe nhanh để thu lợi nhuận. Điều đó dẫn đến lái xe phải tung đủ mọi chiêu để cạnh tranh, giành khách. Bên cạnh đó, việc quản lý Nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh xe khách về trật tự an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Các văn bản quản lý Nhà nước hiện nay rất sơ hở. Thực tế, có trường hợp, một số xe khách còn được bảo kê bởi những "thế lực đen" đứng ra xin khi vi phạm...
Qua những vụ việc kể trên, có thể thấy tình trạng tranh giành khách trên các tuyến đường giữa các lái xe hiện nay đang diễn ra hết sức khốc liệt, đã có nhiều vụ ẩu đả kinh hoàng xảy ra, thậm chí có những vụ án, đối tượng đã "thuê" cả đầu gấu để thanh toán lẫn nhau gây phức tạp về ANTT. Lực lượng giữ gìn ANTT và quản lý phương tiện xe khách thì chỉ quản lý việc xe ra vào bến, hoặc xử lý vi phạm nếu có xảy ra tại bến. Song thực tế những cuộc thanh toán, tranh giành khách lại không xảy ra quanh khu vực bến mà xảy ra trên dọc các tuyến xe chạy. Hơn nữa, các vụ va chạm, xô xát lẫn nhau thường do các lái xe và phụ xe trực tiếp chứ không phải do các chủ xe. Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội đã từng đưa ra giải pháp để giải quyết tận gốc tình trạng các lái xe vi phạm Luật Giao thông thì cần phải xử lý cả các doanh nghiệp có lái xe vi phạm. Lãnh đạo Sở Giao thông - Vận tải cho rằng bên cạnh việc xử lý nghiêm đối với lái xe thì cần đánh vào túi tiền doanh nghiệp.
Chúng tôi cho rằng, việc tranh giành khách đang diễn ra ở mức đáng báo động, các cơ quan quản lý cần đề ra những biện pháp xử lý nghiêm khắc, có hình phạt đối với những doanh nghiệp có nhiều đầu xe vi phạm. Thậm chí tạm đình chỉ doanh nghiệp rút giấy phép kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp. Các lực lượng chức năng cũng cần tăng cường kiểm soát với những xe khách chạy trên đường, đặc biệt phải yêu cầu lái xe ghi rõ nhật trình và giờ xuất bến trên thành xe để có thể kiểm soát tốt hơn những xe chạy sai nốt. Nếu xe chạy sai nốt ngoài việc bị phạt tiền cần thiết phải cắt nốt đối với các xe vi phạm. Và một điều quan trọng nữa là bên cạnh việc nâng cao nhận thức cho các lái xe trong việc chấp hành luật lệ giao thông, thì lực lượng làm công tác quản lý cũng cần phải nâng cao trách nhiệm, không tạo ra kẽ hở để các "thế lực đen" lợi dụng "lách" luật, phải xóa sạch tình trạng xưng hùng xưng bá, khoanh vùng "lãnh địa" trên các tuyến. Khi có sự công bằng, cùng với các hình thức xử phạt nghiêm, tất sẽ hạn chế tình trạng tranh giành khách.
Theo ANTD
Tranh khách quyết liệt trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng Lượng khách chỉ có hạn, lượng xe tăng đột biến. Bài toán cung - cầu đã khiến cuộc cạnh tranh giữa các nhà xe tuyến Hải Phòng - Hà Nội ngày một quyết liệt và QL5 đã trở thành một cung đường "nóng". Hải Phòng hiện có 10 doanh nghiệp vận tải khách tuyến Hải Phòng - Hà Nội với tần suất khoảng...