Nhà vườn Quảng Trị phấn khởi khi hoa Tết được mùa
Người trồng hoa vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 ở tỉnh Quảng Trị đang phấn khởi bởi hoa được mùa, giá bán cũng ổn định.
Nhà vườn ở làng hoa An Lạc kiểm tra những chậu hoa cúc vàng trước khi cung ứng ra thị trường Tết.
Những ngày cận Tết này, người trồng hoa, cảnh Tết ở Quảng Trị đã bắt đầu vận chuyển hoa, cảnh từ vườn đến chợ và ven các tuyến đường ở thành phố, thị xã, thị trấn để bán.
Vụ Tết năm nay, ông Hoàng Hữu Khiêm ở làng hoa truyền thống An Lạc, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà trồng 2.000 chậu hoa các loại như: cúc vàng, dạ yến thảo, đồng tiền… mang lại doanh thu khoảng 200 triệu đồng.
Ông Khiêm cho biết: vụ hoa Tết năm nay được mùa do thời tiết thuận lợi, không có lũ lụt lớn, mùa đông nhiệt độ xuống không quá thấp. Do đó, cây hoa sinh trưởng và phát triển tốt, hoa bung nở đúng thời điểm cung ứng ra thị trường dịp Tết, sắc hoa tươi đậm, cây khỏe.
Video đang HOT
An Lạc là làng trồng hoa Tết truyền thống nổi tiếng và có quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Trị với khoảng 3 ha. Làng hoa này đã chuẩn bị 45.000 chậu hoa để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; trong đó, chủ yếu là hoa cúc vàng, dạ yến thảo, cúc mâm xôi, thược dược.
Nhà vườn ở làng hoa An Lạc đã chuẩn bị nhiều loại hoa để cung ứng ra thị trường Tết. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN
Giá hoa vụ Tết năm nay tăng nhẹ khoảng từ 5 – 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Cặp chậu hoa cúc vàng loại lớn có giá bán từ 3,5 – 4 triệu đồng, loại vừa từ 2 – 2,5 triệu đồng/cặp, loại nhỏ 800.000 – 1.500.000 triệu đồng/cặp. Các loại hoa như dạ yến thảo từ 50.000 – 70.000 đồng/chậu, thược dược từ 100.000 – 150.000 đồng/chậu…
Theo đại diện Tổ hợp tác trồng hoa làng An Lạc, dự kiến vụ hoa Tết Nguyên đán 2022, các nhà vườn có tổng doanh thu từ 3,5 – 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá phân bón tăng gấp 2 lần, công chăm sóc hoa và vật tư khác cũng tăng, khiến người trồng hoa phải đầu tư kinh phí khá lớn cho sản xuất.
Ngoài làng hoa An Lạc sản xuất tập trung hoa Tết, các địa phương khác của tỉnh Quảng Trị trồng hoa, cảnh Tết chủ yếu theo quy mô gia đình với loại cây hoa được trồng nhiều nhất là hoa cúc vàng, thược dược và mai vàng.
Lượng hành khách đi lại dịp Tết giảm sâu
Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sản lượng hành khách đi lại qua các bến xe khách liên tỉnh, nhà ga dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 dự báo giảm sâu so với cùng kỳ năm 2021.
Quầy bán vé tại Bến xe miền Tây. Ảnh: Mạnh Linh - Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Theo đó, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh dự báo sản lượng hành khách qua các bến xe liên tỉnh Tết năm nay chỉ đạt được khoảng 50% so với cùng kỳ 2021; đường sắt đạt khoảng 30% và hàng không dự báo cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 80% so với cùng kỳ năm trước. Các bến xe khách liên tỉnh ngày cao điểm Tết dự kiến đạt khoảng 60.000 hành khách, trong khi các năm trước đạt tới 130.000 hành khách.
Theo ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý vận tải đường bộ (Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh) cho biết, hiện nay cấp độ dịch ở TP Hồ Chí Minh là cấp 1 (vùng xanh), tuy nhiên một số tỉnh, thành phố phía Bắc cũng như khu vực miền Tây Nam bộ còn phát sinh dịch bệnh, do đó vận tải hành khách liên tỉnh năm nay dự báo giảm sâu. Trong 57 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, hiện nay có 10 tỉnh, thành phố khác chưa có liên kết với TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một số địa phương vẫn còn những quy định về cách ly người trở về quê.
Trong kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán 2022, Bến xe miền Tây dự báo sản lượng hành khách sẽ giảm mạnh, với kỳ vọng đạt khoảng 60 - 70% so với Tết năm 2021. Trong khi đó, Bến xe miền Đông cũng dự báo công suất chỉ đạt khoảng 60% so với năm trước. Hiện nay, tại các bến xe vẫn khá vắng vẻ, ít người đến mua vé tại các sảnh, lượt xe và lượng hành khách xuất bến cũng khá thấp.
Ông Đỗ Ngọc Hải cho biết, hiện Bến xe miền Đông bán được gần 50% số vé với các tuyến đường dài. Trong khi đó, các bến xe như Ngã Tư Ga, An Sương bán chưa được 20%, tuy nhiên các bến xe này chủ yếu phục vụ các tuyến cự ly ngắn, nên có thể cận Tết hành khách mới mua vé về quê.
Đối với giá vé, trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh có 51 đơn vị vận tải hành khách liên tỉnh, năm nay có 22 đơn vị kê khai tăng giá vé. Trong đó, mức tăng không quá 40% cho các tuyến đi các địa phương khu vực miền Tây Nam bộ và 60% đi các tỉnh, thành phố phía Bắc để bù chạy rỗng.
Trọng tâm dịp Tết năm nay của lĩnh vực vận tải hành khách TP Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung công tác phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo đủ xe cho người dân về quê. "Với dự báo sản lượng như trên, hiện lượng xe khách tại thành phố đang dư thừa và tới thời điểm này, các bến xe chưa có nhu cầu tăng cường xe buýt để vận tải hành khách liên tỉnh.
Dù vậy, Sở Giao thông Vận tải cũng đã chuẩn bị xe buýt, đồng thời yêu cầu các đơn vị vận tải dự phòng xe để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho hành khách", ông Hải cho biết.
Trong năm 2021, vận tải hành khách tại TP Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. So với năm 2020, vận tải hành khách theo tuyến cố định giảm 55% lượt xe và giảm 62% lượt hành khách; sản lượng hành khách đi và đến TP Hồ Chí Minh bằng đường sắt giảm 61%; sản lượng hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất giảm 54%...
Vườn bưởi bonsai cổ thụ ghép với quất, cam, chanh "độc nhất vô nhị", có cây giá cả trăm triệu dịp Tết Với phương pháp ghép quất, chanh, quýt, cam... vào gốc bưởi cổ thụ "độc nhất vô nhị", vườn cây cảnh bonsai của gia đình chị Trương Thị Tâm, xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang (Hưng Yên) đang "cháy hàng" trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đến xã Thắng Lợi, hỏi đến nhà chị Trương Thị Tâm thì không ai là không biết...