Nhà vườn “khóc ròng” vì vỡ đê bao
Những ngày qua, một đoạn đê bao dài hơn 50m tại ấp Tân Đông, xã Tân Phú, huyện Châu Thành ( Bến Tre) bị vỡ khiến nước từ bên ngoài tràn vào gây ngập gần 40ha vườn cây ăn quả của người dân.
Nguyên nhân vỡ đê là do đơn vị thi công công trình đập tạm ngăn nước mặn sông Ba Lai, trong quá trình thu dọn công trường, làm hai bên bờ bị sụt lún. Cách đây hơn tháng đã xảy ra sự cố tương tự, nay lại tái diễn.
Theo thống kê ban đầu, có gần 40ha vườn cây ăn trái gồm: sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh… của người dân bị ngập nước, nguy cơ chết cây. Nông dân Võ Thanh Giang (ngụ ấp Tân Đông, xã Tân Phú) bất lực nhìn 4.000m trồng bưởi da xanh đang cho hoa lợi hàng trăm triệu đồng/ năm, bị nước ngập gốc đã 3 ngày và đang có dấu hiệu vàng lá rồi rụng trái.
“Nước ngập bờ gần một mét nên chắc chắn bộ rễ sẽ bị thối gây chết cây. Chúng tôi nhìn vườn cây đang chết dần mà đứt ruột, nhưng không biết làm gì, vì nước vẫn tràn vào vườn”, ông Giang nói.
Video đang HOT
Theo ông Giang và nhiều hộ dân, trước đây, người dân từng không đồng tình với việc làm đập ngăn mặn vì không có hiệu quả, nước trong đập vẫn mặn vượt mức. Nhưng khi công trình này tháo dỡ, những cọc sắt đóng ven bờ làm sụt lún dẫn đến vỡ đê, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân.
Nhiều vườn cây ăn trái của người dân bị ngập nước.
Ông Phạm Hoàng Khôi, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phú, cho biết sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã khảo sát, thống kê thiệt và vận động người dân tự khắc phục tại chỗ; đồng thời, đã làm báo cáo gửi về UBND huyện.
Ông Trần Văn Tiền, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành cho biết, người dân, chính quyền địa phương rất bức xúc về việc sạt lở bờ bao do đơn vị thi công đập tạm gây ra. Ngành nông nghiệp đã kiến nghị đến chủ đầu tư cần có giải pháp khắc phục sự cố. Song song đó, địa phương đang thống kê thiệt hại để có hướng xử lý. Về lâu về dài, địa phương sẽ lập dự án để nâng cấp đoạn đê này nhằm bảo vệ diện tích trồng cây ăn trái của người dân.
Trước đó, vào cuối tháng 7-2020, trong buổi tiếp xúc cử tri, người dân rất bức xúc về tình hình sạt lở tại vị trí xây dựng đập tạm ngăn mặn hai bên bờ sông Ba Lai thuộc 2 xã Phú Đức và Tân Phú (huyện Châu Thành).
Sau đó, Đoàn công tác HĐND tỉnh Bến Tre cùng các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát thực tế khu vực sạt lở, kiến nghị đơn vị chủ đầu tư tiếp tục hỗ trợ đơn vị thi công trong việc thực hiện khắc phục sự cố sạt lở hai bên bờ sông Ba Lai, hoàn trả lại hiện trạng ban đầu trong thời gian sớm nhất.
Quá trình thi công phải lưu ý các vấn đề kỹ thuật đã được góp ý tại buổi làm việc để đảm bảo an toàn lâu dài của bờ bao để người dân an tâm đi lại và sản xuất. Tuy nhiên, ngay sau đó lại tiếp tục xảy ra sạt lở tại vị trí cũ với mức độ nghiêm trọng hơn, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.
8 thanh niên ra sông câu cá, 4 người chết và mất tích
Chiều 21/8, Công an huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) vẫn đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức tìm kiếm các nạn nhân bị mất tích do tai nạn chìm ghe trên tuyến sông Ba Lai.
Vào khoảng 15h, ngày 20/8, 8 thanh niên dùng ghe gỗ có trọng tải khoảng 3 tấn chạy ra sông Ba Lai (địa phận huyện Ba Tri) để câu cá (chưa xác định được vị trí neo đậu và người điều khiển phương tiện). Do sóng to, gió lớn làm chiếc ghe bị chìm. 4 người đã kịp bơi được vào bờ an toàn, còn 4 người mất tích.
Lực lượng chức năng tìm kiếm các nạn nhân.
Nhận được tin báo, Công an huyện Ba Tri cùng các lực lượng chức năng và người dân tổ chức tìm kiếm.
Đến 21h cùng ngày, thi thể 2 nạn nhân Trà Đăng Thanh Qui (SN 1995) và Nguyễn Hoàng Duy (SN 1988, cùng ngụ xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri) đã được tìm thấy.
Hiện, lực lượng cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích còn lại gồm: Nguyễn Bá Lộc (SN 1987, ngụ xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri) và Trà Đăng Danh (SN 1988, ngụ xã Mỹ Hòa, huyện Ba Tri).
Đồng thời, xác định vị trí xảy ra tai nạn để tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Công trình hoàn thành sớm giúp chống hạn mặn hiệu quả Hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL năm nay vượt cả mức kỷ lục năm 2016, nhưng thiệt hại về nông nghiệp đã được giảm thiểu đáng kể, chỉ bằng khoảng 25% (diện tích lúa bị thiệt hại năm 2020 khoảng 54.700ha trong khi năm 2016 là 215.000ha). "Đó là kết quả tích cực từ việc đẩy mạnh tiến độ, đưa các công...