Nhã với xe đạp cổ
Yêu vẻ đẹp cổ điển, “dân chơi” kỳ công tìm kiếm phụ tùng để thay thế, phục hồi những chiếc xe nhãn hiệu Peugeot, Joang, Mercier gần như nguyên bản. Chiếc xe đạp cũ có tuổi hàng chục năm ngày nào nay trở nên long lanh bởi hơi thở đam mê.
Những chiếc xe đạp hạng sang cách nay gần nửa thế kỷ đang được một nhóm “dân chơi” Hà Nội săn tìm và sưu tầm. Loại xe này một thời là tài sản lớn của các gia đình Hà Nội, trong bối cảnh xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân.
Yêu vẻ đẹp cổ điển, “dân chơi” kỳ công tìm kiếm phụ tùng để thay thế, phục hồi những chiếc xe nhãn hiệu Peugeot, Joang, Mercier gần như nguyên bản. Chiếc xe đạp cũ có tuổi hàng chục năm ngày nào nay trở nên long lanh bởi hơi thở đam mê.
Giá trị của xe không chỉ là những hiện vật cổ được được phục dựng, nó vẫn còn nguyên giá trị sử dụng và hàng ngày lăn bánh đưa chủ nhân đi khắp phố phường trong một phong cách hoài cổ.
Vào các buổi sáng, thỉnh thoảng bắt gặp những người đạp xe thong dong dạo quanh hồ Tây trên chiếc xe đạp cũ kĩ.
Những người này phần lớn nằm trong CLB Xe đạp Hà Nội xưa và nay, yêu vẻ đẹp cổ điển, chuyên tìm kiếm những chiếc xe đạp nhãn hiệu Pháp đình đám một thời.
Những chiếc xe nhãn hiệu Peugeot, Joang, Mercier…được sản xuất cách đây hàng chục năm vẫn sáng bóng không một vết bẩn, có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với những người mê xe đạp cổ.
Những chiếc xe được săn lùng nhiều nhất đều mang nhãn hiệu Peugeot của Pháp, những phụ tùng của xe thường là rất cũ nhưng phải nguyên bản, bởi theo những người chơi xe, phụ tùng lai tạp trông rất lộ và xấu, “dân chơi” không thích chiếc xe đạp yêu quí của mình bị chê theo cách đó.
Yêu xe cổ và yêu luôn cả những hoài niệm đi cùng chiếc xe một thời, chiếc biển số cũ kĩ này thoáng qua tưởng không còn giá trị nhưng với những người chơi xe đạp cổ, đây lại là một chi tiết rất hay mà họ luôn giữ gìn.
Những người chơi xe sáng nào cũng gặp mặt tại hồ Tây, bên cốc trà nóng và nhìn ngắm nói chuyện về những chiếc xe yêu quí.
Nguồn xe thường được săn lùng tại Việt Nam, nhưng cũng có không ít những chiếc xe đạp được sưu tầm từ nước ngoài. Những phụ tùng cũ nhưng vô cùng hiếm cũng được mang ra trao đổi tại đây.
Video đang HOT
Một chiếc vòng để làm sạch may-ơ, thói quen của người dùng thời bao cấp, cũng được chủ nhân chiếc xe Peugeot khôi phục.
Người ham mê xe cổ thường gọi tên những phụ tùng của chiếc xe theo đúng phiên âm tiếng Pháp. Chắn bùn: gác-đờ-bu (garde boue); chắn xích: gác-đờ-xen (garde chaine); Tay lái: ghi-đông (guidon)…
Những người sưu tầm xe Peugeot ở Hà Nội chuộng xe nữ (khung võng) hơn xe nam (khung ngang), vì cho rằng chiếc xe khung võng đa dụng hơn và phụ nữ cũng đi được dễ dàng.
Anh Nguyễn Viết Bảo hiện là Phó Chủ tịch CLB xe đạp Hà Nội xưa và nay sở hữu 4 chiếc xe Peugeot được sưu tầm trong nhiều năm.
Anh Bảo bên chiếc xe đạp Peugeot đời 1972 màu xanh cô-ban cổ cao phanh rút, ghi-đông sừng hươu. Đây là chiếc xe khá nguyên bản và còn rất mới.
Anh có cả một tủ đồ nghề và nhiều phụ tùng để phục vụ thú chơi xe của mình. Chiếc giá chở hàng được sản xuất từ 1965 cùng nhiều phụ tùng nguyên bản khác được cất giữ cẩn thận để thay thế.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Nàng dâu nhặt ve chai gồng gánh nuôi cả gia đình chồng
Đó là công việc hằng ngày của chị Trần Thị Phin (40 tuổi, trú tại đường Nguyễn Thượng Phương, tổ 2, phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy). Hoàn cảnh khó khăn, chị vẫn cố gắng vượt qua để kiếm tiền chăm lo cho cả gia đình 8 người.
Nhặt ve chai để nuôi 8 con người
Để mưu sinh qua ngày, chị Trần Thị Phin lại tất bật từ sáng đến tối trên chiếc xe đạp cũ kỹ với công việc "bán mặt cho đất bán lưng cho trời". Tiếp xúc với đủ thứ phế liệu từ những bãi rác trên vỉa hè hay bất cứ đâu có rác, người phụ nữ này vẫn luôn hy vọng kiếm được chút ít để bán lấy tiền giúp gia đình vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Không thể tưởng tượng được một mình chị lại có thể nuôi được 8 con người chỉ nhờ vào nghề "nhặt ve chai". Khi mẹ và một người chị chồng không may qua đời, gánh nặng lại đè lên vai chị Phin nhiều hơn.
Chồng chị là anh Võ Đức Toán (41 tuổi), do mắc nhiều bệnh tật nên không đủ sức lao động, chỉ ở nhà, với lại "tiền có đâu mà đi khám, cũng chả biết anh mắc bệnh gì mà chữa..." - chị Phin ngậm ngùi chia sẻ. Hai người chị chồng còn lại cũng không có năng lực lao động: một người mắc bệnh xơ gan giai đoạn cuối, do không có tiền đi bệnh viện nên phải xin về nhà, ai bày thuốc gì thì chị Phin đi kiếm thuốc đó về chữa để giảm cơn đau cho chị; người còn lại do bị tai nạn trong lao động nên bị cụt một chân gây nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày.
Chị Võ Thị Mai (44 tuổi - chị gái anh Toán) bị tật nguyền do tai nạn nên không thể lao động được
Gia đình đã xin bệnh viện cho chị Võ Thị Ân (60 tuổi - chị gái anh Toán) về nhà nằm dù mắc bệnh xơ gan giai đoạn cuối
Khó khăn nối tiếp những khó khăn khi mà chị còn phải chăm lo cho 3 đứa con còn nhỏ dại. Cũng vì không có tiền nên đứa con gái đầu (16 tuổi) phải nghỉ học đi rửa bát phụ gia đình, đứa con trai thứ hai đang học lớp 8 và con gái út đến tuổi học mẫu giáo vẫn chỉ ở nhà. Chị Phin vừa nhìn con gái út vừa nói "quá thiếu thốn nên không cho hắn đi học được, ở nhà cứ chạy quanh hàng xóm để chơi vậy thôi ! "
Gia đình chị Phin thuộc diện hộ nghèo, với đồng tiền kiếm được từ nhặt ve chai ít ỏi khoảng 60 - 70 ngàn/ngày, chị phải chăm lo đủ thứ từ việc sinh hoạt gia đình, cho con cái đi học và cả tiền chữa bệnh cho chồng và chị gái.
Không có tiền khám, anh Toán chỉ nằm ở nhà và chẳng biết mình mắc phải bệnh gì
Chị Phin với ánh mắt xa xăm lo cho tương tai sau này của những đứa con
Tất bật với cái nghề "nắng mưa cũng mặc kệ ", quanh năm suốt tháng chị vẫn phải đi đến bất cứ đâu có thể kiếm được tiền dù chỉ vài ngàn đồng. Những ngày sức khỏe không được tốt, chị vẫn phải cố gắng đi tìm từng tấm giấy, vỏ nhựa,...nhưng chỉ xung quanh nhà chứ không đi đâu xa được, vì nếu không đi thì cả gia đình sẽ phải nhịn đói.
Ngoài nhặt ve chai ra, chị Phin còn phụ rửa bát, giặt áo quần, dọn vệ sinh... Làm tất cả, miễn là có tiền thì chị đều cố gắng làm để trang trải cuộc sống bởi giờ đây không ai khác chị là trụ cột, là chỗ dựa của cả gia đình.
Chị Phin đi nhặt ve chai, nhặt rác... tất tần tật những gì có thể để rồi bán kiếm tiền lời về nuôi 8 người trong gia đình khốn khổ
Những ngày trời mưa lạnh, chị đi làm tối mới về, con gái út lại hỏi người dì : "O, răng mẹ chưa về o hè ? Em không thích mẹ đi mô, trời mưa mẹ đi lạnh mẹ, tội mẹ ! ". Dường như những lời quan tâm ngô nghê nhưng thấu hiểu của người con gái nhỏ đã thêm phần an ủi chị,tiếp thêm nghị lực để chị sẽ cố gắng vượt qua tiếp khó khăn phía trước.
Tận tụy, hy sinh , không một lời thở than
Từ khi lấy chồng cho đến nay, chị vẫn luôn làm tròn nghĩa vụ của một nàng dâu hiếu thảo, một người mẹ tảo tần vì con mà không một tiếng thở than. Cả nhà chỉ còn chị là có thể lao động kiếm tiền nhưng với đồng lương ít ỏi từ việc thu nhặt phế liệu thì làm sao có thể trang trải đủ cho mọi chi phí sinh hoạt hằng ngày? Đó là chưa kể đến tiền thuốc thang, chữa bệnh cho chồng và chị gái.
Chắc chẳng bao giờ chị dám nghĩ đến tương lai sẽ có một cuộc sống đầy đủ và ấm no khi mà khuôn mặt nàng dâu thảo cứ hao gầy đi vì phải lam lũ với đủ thứ công việc trên đời. Nhưng không vì thế mà than khổ trách phận, chị hàng ngày cần mẫn đi khắp từng con phố, vỉa hè để kiếm tiền chữa bệnh cho người thân và mong con cái đi học đàng hoàng, tử tế. "Giờ mình không làm thì biết lấy gì để nuôi sống cả nhà đây. Cũng không đổ lỗi cho ai được, thay vì thế mình cứ phải cố gắng kiếm được đồng nào hay đồng đó, miễn cho gia đình có miếng cơm, manh áo qua ngày chứ chẳng dám nghĩ ngày mai sẽ ra sao", đôi mắt rưng rưng chị nói.
Ai bày cây thuốc gì thì chị lại đi kiếm để chữa cho chị gái đang ốm nặng
Chiếc xe đạp cũ và những chuyến xe chở hàng ve chai nhặt được sau một ngày của chị Phin vẫn quay đều. Thân phận nàng dâu ấy đang rất quá khổ, cần được sự thương cảm của nhiều tấm lòng hảo tâm
Thương cô em dâu tận tụy, hy sinh, chị Võ Thị Mai (chị chồng) chia sẻ : "Cả nhà tôi không biết sẽ ra sao nếu không có em Phin. Từ mẹ chồng, 3 chị gái và cả chồng em đều không làm được gì để phụ giúp. Hằng ngày cứ thấy Phin tảo tần, tối mặt tối mày với đống phế liệu để kiếm vài đồng lo cho gia đình mà tôi không cầm được nước mắt. Dù có khổ đến đâu em nó vẫn chịu đựng vượt qua, không một lời than trách và luôn động viên mọi người trong nhà: có thế nào cũng phải sống".
Rồi những chuỗi ngày tới sẽ như thế nào khi mà chị Phin chỉ biết nhặt ve chai để nuôi sống gia đình qua ngày. Tuy vậy, người phụ nữ ý chínày vẫn luôn có thật nhiều nghị lực để vượt qua tất cả với mong muốnduy nhất là có một cuộc sống ấm no. Chắc chắn rằng, trong thâm tâm của mình, chị Phin luôn hy vọng phía trước sẽ là một mảnh trời tươi sáng hơn cho chị và mái ấm nghèo nhỏ bé của mình.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1838: Chị Trần Thị Phin, đường Nguyễn Thượng Phương, tổ 2, phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. ĐT: 0164-898-4234 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Quốc Nhật - Đại Dương
Theo Dantri
Những cỗ máy có 1-0-2 được chế tạo từ xe đạp cũ Những chiếc máy thân thiện với môi trường, giá rẻ được làm từ phụ tùng của những chiếc xe đạp cũ. Những cỗ máy đều có bánh xe và bàn đạp. Chúng được người dân Guatemala gọi là "bicimaquinas", được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: chế biến thức ăn đơn giản hay hỗ trợ... gội đầu. Những thiết bị...