Nhà ‘vỏ ốc’, nhà ‘quan tài’, nhà ‘lồng thép’ ở Hong Kong
Mật độ dân cư được coi là đông đúc nhất thế giới cùng mức thu nhập chênh lệch khiến nhiều người Hong Kong, Trung Quốc phải ở trong những căn nhà chật hẹp.
Lỗ Mạn Mạn là người mẫu tự do ở Hong Kong. Do thu nhập không phải thuộc diện cao, khoảng 4.700 đôla Hong Kong (603 USD) mỗi tháng, cô phải ở trong căn phòng chỉ rộng 9 mét vuông.
Trong không gian mà báo chí Trung Quốc mô tả là “nghẹt thở”, Lỗ Mạn Mạn tận dụng mọi chỗ trống trên tường để treo quần áo, đồ đạc.
Ngăn cách giữa bếp và nhà vệ sinh là cánh cửa nhôm kính. Không gian chỉ đủ cho một người.
Để tiết kiệm tiền thuê nhà tại các khu trung tâm ở Hong Kong, nhiều người thu nhập trung bình và thu nhập thấp đều chọn những căn nhà “vỏ ốc” như Lỗ Mạn Mạn.
Video đang HOT
Lối đi chung giữa các căn phòng “vỏ ốc” đầy những đồ lặt vặt. Thống kê của chính quyền Hong Kong cho thấy khoảng 170.000 người đang sống trong những căn phòng thế này.
Tuy nhiên nhà “vỏ ốc” còn khá hơn những căn phòng “quan tài” với diện tích còn chật hẹp hơn, gần như chỉ đủ cho một người trưởng thành nằm ngủ. Muốn lên phòng, họ phải trèo qua cầu thang gỗ. Căn phòng có tên này bởi thiết kế của nó nhìn giống quan tài.
Người đàn ông 61 tuổi họ Vương đang nằm hút thuốc trong phòng “quan tài”. Giá thuê phòng ở đây là 1.750 đôla Hong Kong mỗi tháng (khoảng 218 USD).
Trong căn phòng chỉ một mét vuông, người thuê gần như chỉ có thể nằm ngủ và để vài vật dụng đơn giản.
Ở trong nhà “quan tài” chủ yếu là người lớn tuổi và người có thu nhập thấp. Diện tích ở cho người Hong Kong ngày càng chật hẹp, nhưng không phải ai cũng có điều kiện mua hay thuê phòng rộng rãi hơn. Không ít người nộp đơn đề nghị chính quyền hỗ trợ cho ở trong các khu tập thể rộng hơn.
Nhiều “lồng thép” khác nhau trong một căn phòng ở Hong Kong, mỗi lồng là một người ở. Người ở trong nhà “lồng thép” gần như chỉ khá hơn người vô gia cư. Một căn phòng chưa tới 20 mét vuông được đặt ít nhất 10 lồng thép. Ảnh: CRI
Văn Việt
Theo QQ, CRI
Người Hồng Kông phản đối Trung Quốc giam giữ 5 người bán sách
Hơn 100 nhà hoạt động nhân quyền đã biểu tình trước văn phòng đại diện của Trung Quốc ở Hồng Kông hôm 17-6 để phản đối hành động giam giữ 5 người bán sách sau khi một trong số họ kể lại chuyện bị ngược đãi.
Lam Wing-kee, một trong 5 người bị bắt giữ, hôm 16-6 trả lời họp báo cho hay ông bị nhà chức trách Trung Quốc bắt giam hơn 8 tháng.
Ông Lam còn cho biết người đồng nghiệp Lee Bo mang quốc tịch Anh của ông cũng bị chính quyền Trung Quốc "bắt cóc" tại Hồng Kông. Tuy nhiên, ông Lee Bo sau đó thông qua mạng xã hội phủ nhận việc bị bắt cóc tại Hồng Kông và đưa sang đại lục.
Cũng trong buổi họp báo trên, ông Lam tiết lộ mình bị bịt mắt, còng tay và liên tục bị thẩm vấn trong một căn phòng nhỏ nơi ông bị biệt giam và không được gọi điện cho người thân lẫn luật sư.
"Lam Wing-kee thật dũng cảm. Tôi nghĩ sau khi phát biểu, ông ta sẽ chẳng thể nào trở về đại lục hoặc cũng có thể cảnh sát sẽ đến bắt anh ta" - ông Kwok, một người trong đoàn biểu tình phản đối việc Trung Quốc "bắt cóc xuyên biên giới" khẳng định.
Đoàn người biểu tình trước văn phòng đại diện của Trung Quốc ở Hồng Kông hôm 17-6. Ảnh: Reuters
Trước đó, vào năm ngoái, ông Lam cùng 4 đồng nghiệp khác đột nhiên "mất tích" tại Hồng Kông rồi sau đó lại bất ngờ xuất hiện tại toà án Trung Quốc vào năm nay. Họ bị bắt giam vì chuyên xuất bản và bán sách viết những lời đồn đoán về các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Tập Cận Bình.
Các quan chức văn phòng đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông vẫn chưa đưa ra bất cứ lời bình nào về vụ việc. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định họ tôn trọng quyền tự do của người dân Hồng Kông và việc bắt giữ ông Lam là hoàn toàn hợp pháp.
"Lam Wing-kee là công dân Trung Quốc. Ông ấy đã vi phạm luật pháp Trung Quốc khi còn ở Trung Quốc. Các nhà chức trách Trung Quốc liên quan đến vụ việc tất nhiên có quyền xử lý theo luật pháp" - bà Hoa Xuân Oánh tuyên bố.
Tuy nhiên, ông John Tsang, người đứng đầu cơ quan tài chính Hồng Kông, phản đối việc nhà chức trách bên ngoài thực thi pháp luật tại đặc khu hành chính này.
"Đây là điều không thể chấp nhận được" - ông John Tsang tuyên bố, nhưng không nói rõ chính quyền địa phương sẽ có bước đi gì tiếp theo bất chấp sự chỉ trích của người biểu tinh rằng họ không điều tra đến nơi đến chốn vụ việc.
Trong số 5 người nói trên, hiện chỉ còn một người mang quốc tịch Thuỵ Điển vẫn còn bị giam giữ ở Trung Quốc.
Cao Lực (Theo Reuters, Straitstimes)
Theo_Người lao động
Người Hồng Kông phản đối đài TVB dùng chữ giản thể của đại lục Hàng ngàn người dân Hồng Kông phản đối đài truyền hình TVB dùng chữ Hán giản thể của Trung Quốc đại lục, xem đó là một phần của chiến dịch "đại lục hóa" mà Bắc Kinh muốn thúc đẩy ở đặc khu này. Chương trình tin tức của đài TVB bị phản đối ở Hồng Kông vì dùng chữ giản thể phổ biến...