Nhà vô địch World Cup 2014 đi buôn nước dừa nhưng “não cá vàng”, phải cầu cứu tuyển thủ Thái Lan
Hậu vệ Theerathon Bunmathan đã rất ngạc nhiên khi được cựu tiền đạo Lukas Podolski gọi điện hỏi thăm vì một chuyện hết sức bất ngờ.
Theerathon Bunmathan kể rằng, ngày 24/5 vừa qua, anh được Podolski liên lạc qua mạng xã hội để nhờ tìm hộ một thương hiệu nước dừa. Số là Podolski chỉ nhớ mang máng từng uống ở Nhật Bản nhưng không thể nhớ tên thương hiệu. May thay anh vẫn nhớ ở vỏ hộp có tiếng Thái nên bốc điện thoại gọi ngay cho đồng đội cũ Bunmathan.
Sau khi Bunmathan tìm được sản phẩm, Podolski chia sẻ thêm rằng anh muốn mang thương hiệu nước dừa này sang kinh doanh ở Đức vì rất ấn tượng với thức nước này.
Theerathon Bunmathan (phải) từng sát cánh cùng Lukas Podolski tại Vissel Kobe vào năm 2018. Ảnh: Sanook.
Lukas Podolski sinh năm 1985, từng cùng đội tuyển Đức vô địch World Cup 2014. Thời còn sung sức, Podolski là kèo trái xuất sắc ở châu Âu, anh từng thi đấu cho CLB Bayern Munchen nổi tiếng của Đức hay Arsenal ở Anh.
Năm 2017, Podolski rời châu Âu sang Nhật Bản thi đấu cho Vissel Kobe. Một năm sau, Theerathon Bunmathan gia nhập và cả hai trở thành đồng đội của nhau. Cũng trong năm 2018, Vissel Kobe còn chào đón sự gia nhập của Andres Iniesta, siêu sao bóng đá từng giành vô số danh hiệu trong màu áo Barcelona và đội tuyển Tây Ban Nha.
Theerathon Bunmathan tiết lộ thêm rằng, chính Andres Iniesta đã yêu cầu Vissel Kobe chuẩn bị nước dừa cho các cầu thủ vì thức uống này tốt cho cơ thể. CLB của Nhật Bản ghi nhận và sau đó nhận tài trợ từ một thương hiệu của Thái Lan.
Hậu vệ 30 tuổi còn từng là đồng đội của siêu sao Andres Iniesta. Đây được xem là cơ may hiếm có với các cầu thủ Đông Nam Á. Hiện tại, anh đã chuyển sang chơi bóng cho Yokohama F.Marinos. Ảnh: Sanook.
Bunmathan là cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên vô địch J.League 1. Ảnh: YFM.
Ở đội, chỉ có Iniesta, Podolski và Theerathon Bunmathan là thường xuyên sử dụng nước dừa trong khi các cầu thủ Nhật Bản không thích thức uống này.
Năm 2019, Theerathon Bunmathan chuyển sang chơi cho Yokohama F.Marinos và giành chức vô địch J.League 1. Năm nay, anh được đội bóng Nhật Bản mua đứt từ Muangthong United với thời hạn 3 năm. Trong khi đó, Lukas Podolski cũng rời Nhật Bản, sang Thổ Nhĩ Kỳ thi đấu và chỉ còn Iniesta tiếp tục thi đấu cho Vissel Kobe.
Theerathon Bunmathan là tuyển thủ quốc gia Thái Lan. Anh sinh năm 1990 và thi đấu ở vị trí hậu vệ trái. Cầu thủ này không xa lạ với người hâm mộ Việt Nam khi thường xuyên có những đối đầu với các học trò của HLV Park Hang-seo thời gian gần đây. Trong cuộc chạm trán gần nhất, Bunmathan để lại dấu ấn khi sút hỏng quả phạt đền khiến đội tuyển Thái Lan chỉ có được trận hoà 0-0 trên SVĐ Mỹ Đình tại vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á.
Màn trình diễn của Theerathon Bunmathan tại J.League 1 mùa giải 2019.
David Villa: Hành trình từ cầu thủ lên nhà quản lý
David Villa vừa trải qua trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp cầu thủ. Chặng đường phía trước của Villa vẫn liên quan chặt chẽ với bóng đá, nhưng không phải trên cương vị HLV hay bình luận viên. Villa sẽ cùng lúc giữ mấy ghế ông chủ.
Ông chủ đội bóng
Ngày 1/1/2020 vừa qua đánh dấu mốc đầu tiên của năm mới. Song nó cũng đánh dấu mốc cuối cùng trong sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp của David Villa. Chân sút 38 tuổi người Tây Ban Nha treo giày ngay sau trận chung kết Cúp Nhật hoàng giữa Vissel Kobe và Kashima Antlers.
Villa đã treo giày trong vinh quang. Đội bóng Vissel Kobe với sự góp mặt của Villa cùng 2 tên tuổi lẫy lừng của bóng đá thế giới là Andres Iniesta và Lukas Podolski đã đánh bại Kashima Antlers 2-0 để đăng quang chức vô địch Cúp Nhật hoàng.
Trận đấu kể trên là cánh cửa khép lại đời quần đùi áo số của Villa. Đồng thời, nó cũng là cánh cửa mở ra chương mới trong sự nghiệp của anh. Villa từ nay chuyên tâm với vai trò quản lý. Anh sẽ là đồng chủ sở hữu của một đội bóng.
Villa chuyển từ cầu thủ sang làm ông chủ đội bóng
Đội bóng của Villa có tên Queensboro FC. Đội bóng này nằm ở quận Queens của New York. Villa chung vốn với doanh nhân người Mỹ, Jonathan Krane đầu tư gây dựng đội bóng hoàn toàn mới này. Theo lịch trình đã được cấp phép, Queensboro FC sẽ bắt đầu góp mặt vào giải hạng Nhì của Mỹ từ năm 2021.
Việc Villa lập ra một đội bóng ở Mỹ, mà cụ thể là tại New York có logic hoàn toàn dễ hiểu. Trước khi khoác áo CLB cuối cùng trong sự nghiệp là Vissel Kobe bên Nhật Bản, Villa đã có tới 4 năm đầu quân cho CLB New York City ở giải MLS của Mỹ.
Villa chia sẻ: "Tôi đã sống và thi đấu tại New York 4 năm và tôi biết rõ Queens đặc biệt như thế nào. Tôi yêu văn hóa ở đó, yêu các món ăn ở đó, yêu con người ở đó cùng niềm đam mê của họ trong cuộc sống và tất nhiên, cả đam mê bóng đá của họ. Với tôi, khó có nơi nào khác trên thế giới đặc biệt như thế. Quả là giấc mơ có thật khi được chung tay gây dựng nên đội bóng ở Queens. Với tôi, không có nơi nào khác tuyệt vời hơn Queens để lập ra một đội bóng".
Như vậy từ giờ trở đi, Villa sẽ xuất hiện trước công chúng với vai trò hoàn toàn mới. Không còn hình ảnh một tiền đạo là nỗi đe dọa thường trực với khung thành đối phương như trước nữa. Thay vào đó là hình ảnh một ông chủ đội bóng lịch lãm, nhiệt huyết.
Villa đã có chuỗi học viện bóng đá DV7 khắp thế giới
Ông chủ học viện
Người hâm mộ sắp làm quen dần với hình ảnh ông chủ đội bóng Villa. Chứ thực ra Villa không hề bỡ ngỡ với kinh nghiệm làm chủ. Trước khi lấn sân làm ông chủ đội bóng, anh đã rèn bản lĩnh quản lý trên cương vị ông chủ học viện bóng đá.
Villa có riêng một chuỗi học viện bóng đá với nhiều cơ sở khác nhau trên thế giới. Chuỗi học viện bóng đá của Villa có tên DV7, được ghép từ 2 chữ cái viết tắt tên họ của anh và số áo anh thường mặc thời còn xỏ giày thi đấu. Đến nay, DV7 đã có cơ sở tại Tây Ban Nha, Puerto Rico, Hong Kong, Dominica, Hàn Quốc và Mỹ. Chuỗi học viện DV7 sẽ còn tiếp tục mở rộng trong tương lai.
Villa trong một buổi thị phạm trong học viện của mình
Mở ra chuỗi học viện bóng đá DV7, Villa chủ trương đào tạo các tài năng bóng đá trên khắp thế giới một cách toàn diện. Một mặt, các lứa học viên được đào tạo kỹ năng chơi bóng theo triết lý đào tạo của bóng đá Tây Ban Nha là chủ đạo. Những năm qua, Tây Ban Nha đã tạo được uy tín đáng nể về khả năng ươm mầm tài năng bóng đá. Villa vững tin rằng triết lý đào tạo bóng đá kiểu Tây Ban Nha rất tối ưu. Mặt khác, các lứa học viên trong học viện DV7 được trang bị và hoàn thiện những kỹ năng sống bài bản cũng như được giáo dục các phép ứng xử tốt đẹp. Villa luôn đòi hỏi rất khắt khe: học viên của DV7 phải vừa thành công, vừa thành nhân.
Với việc lập ra đội bóng Queensboro FC, Villa coi như tự mình giải quyết một phần đầu ra cho DV7. Với Villa, sẽ còn gì lý tưởng hơn kịch bản các tài năng sau khi được ươm mầm trong học viện bóng đá của anh sẽ khoác áo chính đội bóng của anh?
Ngôi sao không lẻ loi
Villa không phải trường hợp duy nhất chuyển từ vai trò cầu thủ nổi tiếng sang làm ông chủ đội bóng ở Mỹ. Cựu tiền vệ David Beckham và cựu tiền đạo Didier Drogba trước đó đã có những bước đi táo bạo như thế. Beckham là đầu tàu lập ra đội bóng Inter Miami. Còn Drogba từ hồi vẫn còn xỏ giày thi đấu đã làm chủ của đội bóng Phoenix Rising.
Đỉnh cao Villa
Villa là ngôi sao đầu tiên trong lịch sử chinh phục thành công mốc 50 bàn thắng cho ĐT Tây Ban Nha. Đến giờ anh vẫn cùng lúc sở hữu 2 kỷ lục: tuyển thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất cho ĐT Tây Ban Nha (59 bàn) và tuyển thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất cho ĐT Tây Ban Nha trên đấu trường World Cup (9 bàn). Các fan rất kỳ vọng Villa sẽ tiếp tục viết kỳ tích trên cương vị ông chủ của Queensboro FC.
Theo Bongdaplus.vn
Podolski về quê nhà Ba Lan vừa chơi bóng, vừa kinh doanh cả kem và bánh kebab Tiền đạo Lukas Podolski đang có kế hoạch chuyển sang Ba Lan chơi bóng sau khi chia tay CLB Vissel Kobe vào tháng Giêng. Cùng với đó, cầu thủ 34 tuổi này còn định kinh doanh cả kem lẫn bánh mỳ. Podolski từng ghi 49 bàn trong 130 lần khoác áo ĐT Đức nhưng anh lại là cầu thủ mang trong mình dòng...