Nhà vệ sinh có thể lây lan bệnh Legionnaires
Căn bệnh Legionnaires có khả năng lây lan khi bạn xả bồn cầu, phát tán những “chùm” nước ô nhiễm vô hình vào không khí.
Theo báo cáo được công bố vào tháng 6/2020, trên tạp chí Bệnh Truyền nhiễm Mới nổi, mô tả trường hợp của hai bệnh nhân ở Pháp có khả năng mắc bệnh Legionnaires do hít phải các hạt khí vốn là nước ô nhiễm trong quá trình xả bồn cầu. Trước đó, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng các luồng nước từ nhà vệ sinh có thể lây lan bệnh Legionnaires, nhưng đây là lần đầu tiên có một phân tích di truyền liên kết sự nhiễm bệnh với nước vệ sinh bị ô nhiễm.
“Nước từ bồn vệ sinh có thể là nguồn lây bệnh”, tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Jeanne Couturier, nhà y sinh học tại Bệnh viện Saint-Antoine ở Paris cho biết. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Legionnaires là một bệnh nhiễm trùng phổi hoặc viêm phổi nghiêm trọng do vi khuẩn Legionella gây ra. Vi khuẩn sống trong môi trường nước và gây hại cho sức khỏe khi chúng phát triển và lan rộng trong các hệ thống nước, như tháp giải nhiệt, bồn nước nóng, vòi hoa sen, vòi rửa chén và vòi phun nước.
Chúng ta có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải những giọt nước trong không khí (trong hơi hoặc sương) có chứa vi khuẩn. Bệnh thường không lây từ người sang người. Theo CDC, nhiều người tiếp xúc với vi khuẩn Legionella sẽ không bị bệnh, nhưng những người có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu hoặc bệnh phổi mãn tính. Hai bệnh nhân trong báo cáo mới đều có hệ thống miễn dịch yếu. Người thứ nhất là một thanh niên 18 tuổi được ghép tủy xương và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Người thứ hai là một người đàn ông 51 tuổi nhập viện để điều trị ung thư hạch Hodgkin, một loại ung thư hệ thống miễn dịch.
Các bệnh nhân đã mắc bệnh Legionnaires khi ở trong bệnh viện hoặc ngay sau khi được xuất viện, và do đó, căn bệnh của họ được xác định là có khả năng đến từ hệ thống y tế. Cả hai bệnh nhân đã hồi phục sau khi được điều trị bằng kháng sinh. Một cuộc điều tra về nguồn gốc nhiễm trùng đã tìm thấy vi khuẩn Legionella trong nước bồn cầu phòng bệnh, nhưng không có trong vòi hoa sen hay bồn rửa trong phòng. Phân tích di truyền cho thấy, các chủng vi khuẩn trong nước bồn cầu đều giống hoặc liên quan chặt chẽ với các chủng gây bệnh cho bệnh nhân. Không có nguồn lây nhiễm tiềm năng nào khác được xác định.
Để xem liệu đây có phải là một vấn đề phổ biến hay không, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu từ 29 nhà vệ sinh ở 5 tòa nhà bệnh viện khác nhau, nhưng không có kết quả dương tính nào với Legionella, cho thấy cách thức và đường lây nhiễm này hiếm khi xảy ra. Nhà vệ sinh bị ô nhiễm đã được khử trùng hàng ngày bằng thuốc tẩy và biện pháp chứng tỏ hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của Legionella. Sẽ không có thêm mẫu nào từ nhà vệ sinh cho kết quả thử nghiệm dương tính trong năm rưỡi tới.
Một cách khác để ngăn chặn sự lây nhiễm tiềm năng của Legionella thông qua các sol khí được tạo ra khi xả nước là đóng nắp bồn cầu trước khi xả. TS Jeanne Couturier cho biết: “Có vẻ việc giáo dục bệnh nhân đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước, đặc biệt là bệnh nhân bị ức chế miễn dịch hoặc bệnh nhân có nhiều bệnh kèm theo, những người có nguy cơ dễ mắc bệnh Legionnaires sẽ rất quan trọng”.
Các phát hiện cũng gợi ý cho các đội điều tra trường hợp mắc bệnh Legionnaires trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe rằng nên coi việc xả nước trong nhà vệ sinh là một phương thức lây truyền và kiểm tra nhiễm khuẩn ở các mẫu nước bồn cầu nếu các nguồn nhiễm Legionella phổ biến khác như vòi hoa sen và vòi rửa tay sạch.
Video đang HOT
Để xác nhận rằng việc xả bồn cầu có thể truyền bệnh Legionnaires, các nhà khoa học sẽ cần tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm trong môi trường phòng thí nghiệm có kiểm soát.
5 điều cấm kỵ không được làm ngay sau khi 'yêu'
Để bảo vệ sức khỏe, có một số điều cấm kỵ không nên làm sau khi 'yêu'.
Ảnh minh họa
Trong những khoảnh khắc đầu tiên ngay sau khi quan hệ tình dục, rất có thể bạn đang say sưa trong cơn thác hoóc môn khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và thư giãn.
Nhưng ngay cả khi cảm thấy mệt mỏi, có một số điều bạn nên và không nên làm ngay sau khi "yêu", để giúp cơ thể khỏe mạnh nhất có thể.
Trang Insider đã tham khảo lời khuyên của 3 bác sĩ về những điều cấm kỵ nên tránh làm ngay sau khi "yêu".
1. Đừng quên vào nhà vệ sinh
Tiểu tiện ngay sau "chuyện ấy" có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Có thể không được gợi cảm cho lắm khi làm điều này, nhưng làm trống bàng quang sau chuyện ấy thực sự khá quan trọng, đặc biệt là đối với nữ giới.
Tiến sĩ Allison Hill và tiến sĩ Yvonne Bohn, từ Bệnh viện sản phụ khoa Los Angeles Obstetricians and Gynecologists ở Los Angeles (Mỹ), cho biết điều này rất quan trọng, vì hoạt động "phòng the" có thể đẩy vi khuẩn lên niệu đạo, có thể dẫn đến nhiễm trùng bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, theo Insider.
Cần phải làm trống bàng quang sau khi "yêu", bởi vì hoạt động này giúp vi khuẩn chuyển từ sau ra trước, từ khu vực hậu môn đến niệu đạo. Nước tiểu giúp rửa trôi vi khuẩn, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, tiến sĩ Carolyn DeLucia, bác sĩ sản phụ khoa, kiêm cố vấn cho trang web sức khỏe Remedy Review, giải thích.
2. Chớ sử dụng nước hoa hoặc nước thơm cho "vùng cấm"
Các sản phẩm như xà phòng thơm, gel, sữa rửa, kem dưỡng và các sản phẩm chuyên dùng khác có thể gây kích ứng da bên trong và bên ngoài. Chính vì vậy, nên tránh sử dung, đặc biệt sau khi "yêu", nhất là đối với chị em.
Như tiến sĩ Hill và tiến sĩ Bohn đã nói, không nên sử dụng xà phòng hoặc các sản phẩm có chứa hương liệu, hóa chất, vì chúng có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể, lý tưởng nhất là rửa bằng nước ấm. Sử dụng các vật liệu lạ như gel, kem và chất bôi trơn có thể phá vỡ hệ vi sinh vật mỏng manh ở "vùng cấm", khiến vi khuẩn hoặc nấm men xấu phát triển quá mức, theo Insider.
Giữ thói quen vệ sinh sau "yêu" đơn giản và nhẹ nhàng nhất có thể là cách tốt nhất đảm bảo không gây kích ứng "cô bé" bằng mùi hương hoặc hóa chất độc hại.
3. Không bao giờ nên thụt rửa
Cả ba chuyên gia đều khuyên không nên thụt rửa vì sẽ làm thay đổi hệ sinh vật bình thường của "vùng cấm" và sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng nấm men và viêm âm đạo do vi khuẩn.
Tiến sĩ DeLucia cho biết việc thụt rửa "quét sạch" hệ vi khuẩn tự nhiên, khiến "vùng cấm" dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nấm men có thể vô tình xâm nhập, theo Insider.
4. Không nên mặc đồ bó sát hoặc đồ lót ngay sau khi "yêu"
Không nên mặc đồ bó sát ngay sau khi "yêu", theo tiến sĩ DeLucia.
Vì trong điều kiện có nhiều dịch tiết cơ thể như vậy và ma sát làm lây lan vi khuẩn xung quanh, nên tốt nhất là hãy để khô và thông thoáng.
Bác sĩ DeLucia cho biết, tốt nhất là không nên mặc gì hoặc mặc quần áo hơi rộng một chút sau khi "yêu" để cơ thể có thể tự làm sạch một chút, theo Insider.
5. Tránh ngay lập tức cầm điện thoại hoặc điều khiển TV
Những khoảnh khắc sau khi "yêu" là cách tuyệt vời để gắn kết với đối tác.
Thân mật với bạn tình làm tăng sự gắn bó mật thiết. Một trong những hoóc môn tiết ra sau khi "yêu", là oxytocin - hoóc môn "gắn bó", bác sĩ DeLucia nói.
Khi mới thân mật lần đầu, sẽ tiết ra rất nhiều dopamine và oxytocin. Điều đó tạo ra mối liên kết giữa hệ thần kinh xử lý các dấu hiệu trên khuôn mặt, giọng nói với sự tưởng thưởng, bác sĩ Larry Young, giáo sư tâm thần học tại Đại học Emory ở Atlanta (Mỹ).
Lướt mạng xã hội hoặc xem TV lấy mất cơ hội để bạn tận hưởng những cảm giác hạnh phúc sau "yêu", vì vậy hãy thưởng thức khi có thể, theo Insider.
Khăn giấy loại bỏ virus tốt hơn máy sấy? Virus vẫn có thể tồn tại trên da người sau khi rửa tay, vì vậy việc làm khô tay sau khi rửa là bước cần thiết để loại bỏ virus hoàn toàn. Việc lau tay bằng khăn giấy sẽ loại bỏ các mầm bệnh hiệu quả hơn dùng máy sấy tay - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Nghiên cứu được các nhà khoa học...